Nhớ người em gái Trường Sơn

Đăng lúc: 12-01-2018 7:20 Sáng - Đã xem: 71 lượt xem In bài viết

                   Trường Sơn ngày ấy nhớ không em

                   Mỹ ném napan[i] đốt cháy rừng

                   Tầu bay[ii] lại mọc quanh miệng hố

                   Em hái mang về thay măng chua.

 

                   Bữa ấy Trường Sơn rừng trắng mưa

                   Ào ào nước đổ ngập lối về

                   Mình kẹt dưới mưa chờ lũ rút

                   Bên kia đồng đội cứ ngóng lo.

 

                   Bom nổ Ta luy[iii] sạt cả bè

                   Cây rừng ngã đổ chặn lối xe

                   Đồng đội cùng mình quên mệt nhọc

                   Quyết tâm mở lối sớm thông đường.

 

                   Bướm trắng vờn em dọc lối mòn

                   Thời gian xanh lại những vệt bom

                   Cây khô bỗng ló chồi non mọc

                   Sức trẻ chúng mình như nhành Lan.

 

                   Bây giờ chắc em chẳng nhớ anh

                   Em còn vui mải việc gia đình

                   Còn anh vẫn nhớ Trường Sơn ấy

                   Nhớ lối mòn xưa in dấu chân.

 

                                               Hà Đỗ Tú. DĐ: 0169.452.8950.

                                               Hội viên Hội VHNTTS.

                                               CTV Bản tin cựu TNXPVN.

[i] Bom napan là loại bom cháy, có nhồi chất cháy napan. Bom có nhiều cỡ: cỡ nhỏ là các loại bom có khối lượng 6 hoặc 10 pound (1 pound =0.45359237 kg) , cỡ vừa có khối lượng từ 100 đến 200 pound, cỡ lớn có khối lượng 500 đến 750 pound. Bom napan dễ bốc cháy, khi cháy có khói màu đen, lửa màu vàng, có mùi khét. Nhiệt độ cháy từ 800 – 1000 độ. Độ dính bám vật thể lớn, rơi xuống nước vẫn cháy. Với các bom 250 pound, phạm vi gây cháy từ 20 – 30 m. Bom napan sử dụng tính chất của napan để gây bỏng nặng, bỏng sâu cho người. Napan là chất cháy gây bỏng đặc biệt nguy hiểm, có thể vô hiệu hóa và giết chết nạn nhân rất nhanh chóng. Đối với những người sống sót nhưng bị bỏng độ 3, phần da và mạch (vascular dermis) bị thương tổn không có các cơ quan tiếp nhận cảm giác đau. Tuy nhiên, các nạn nhân bị bỏng độ 2 do bị các giọt napan bắn phải sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn

[ii] Rau tàu bay hay còn gọi kim thất (danh pháp hai phần: Crassocephalum crepidioides) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Benth.) S.Moore mô tả khoa học đầu tiên năm 1912. Cây thân thảo hàng năm mọc hoang dại ở những nơi thoáng, len lỏi trong các cánh rừng hoặc bìa rừng, ven suối ở các vùng núi rừng nhiệt đới.

[iii] Ta luy là từ phiên âm của từ “talus” của tiếng Pháp (tiếng Pháp chữ u đọc là “uy”, âm “s” cuối cùng là âm câm) nghĩa là “đất dốc, sườn dốc, cắt vát”.