Tắm âm dương giúp đẹp da, phòng bệnh tật và chống lão hóa

Đăng lúc: 25-05-2018 1:19 Chiều - Đã xem: 68 lượt xem In bài viết

Tắm âm – dương hiểu đơn giản là cách tắm nước nóng nước lạnh thay phiên nhau. Đây là phương pháp mà hầu hết người Nhật đều biết, rất phổ biến giúp kích thích làm cho cơ thể luôn trẻ trung, chống lão hóa và gia tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Nên tắm khi nào?

Nếu tắm thì rất nên tắm vào buổi sáng vì sáng thuộc mộc, thủy sinh mộc nên tắm buổi sáng rất dễ chịu, rất tốt cho sức khỏe và không cảm thấy lạnh. Và bạn nhớ là không nên tắm quá nhiều lần và đừng bao giờ tắm quá muộn. Khi mặt trời lặn, âm khí nhiều thì bạn không nên tắm nữa. Có nhiều người bị bệnh cảm, sổ mũi liên tục hay đau nhức xương khớp không khỏi chỉ vì đơn giản là hay tắm đêm khuya.

Tắm âm dương có thể áp dụng quanh năm cho dù mùa đông hay mùa hè.

Bồn tắm âm dương (Ảnh: KnewOne)

Phương pháp tắm

Khi tắm thì bạn không nên dội ngay từ đầu đến chân (dù là mùa hè nóng nực), tốt nhất là tắm từ chân lên đầu hoặc gội đầu xong lau khô đầu rồi tắm tay, chân rồi toàn thân. Đại loại là phải có một nơi khô ráo để tỏa nhiệt hoặc điều hòa nhiệt cho cơ thể.

Để tắm, bạn chuẩn bị 2 nguồn nước ấm và lạnh để khi thì tắm với nước ấm, sau đó với nước lạnh, luân phiên nhau. Bắt đầu bạn tắm với nước lạnh chừng 3 phút, sau đó là nước nóng (cũng chừng 3 phút), nhưng chú ý khi kết thúc là nước lạnh.

 

Nếu dùng vòi nước bông sen trong phòng tắm, bạn tăng độ nước nóng lên chừng 50°C (cao hay thấp hơn tùy ý và tùy sức chịu đựng của cơ thể nhưng không quá nóng); đứng dầm nước nóng chừng 2-3 phút; sau đó giảm nước nóng và tăng nước lạnh lên từ từ và lạnh đến mức nào mà cơ thể có thể chịu được cũng từ 2-3 phút. Sau khi quen có thể tăng độ lạnh của nước.

Tắm âm dương giúp thân thể tăng thêm nhiều sức sống và khả năng chịu đựng thời tiết, hệ miễn dịch sẽ tăng cường sức mạnh vì đây cũng là một cách để “tôi luyện” cơ thể, chủ động thích ứng với sự thay đổi của thời tiết bên ngoài.

Cơ chế tác dụng của nó như sau:

Tắm âm-dương dựa trên cơ sở học thuyết âm dương của Đông y: âm dương cùng tồn tại, chuyển hoá qua lại, tương hỗ lẫn nhau.

Khi cơ thể dầm nước nóng là dương, nhưng dương sinh ra âm làm giãn nở các mạch máu trong cơ thể, máu được dương hóa nên thu hút lôi kéo những chất dơ do tế bào bài tiết ra, vốn âm hơn, còn đọng lại trong xương, gân, các tạng phủ (như urê, uric, axit lactic…) vào các mao mạch và sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, môi trường quanh các tế bào trở nên trong sạch, khiến chúng hoạt động hiệu quả hơn.

Rồi ngay sau đó khi tăng dần độ lạnh là âm, nhưng âm lại sinh ra dương: vậy là các mạch máu teo nhỏ lại, nước lạnh sẽ kích thích trung khu thần kinh và toàn bộ cơ thể phản ứng lại bằng cách tiêu thụ các chất dinh dưỡng và đốt cháy nó để tăng sức nóng chống lại cái lạnh…

Do cơ chế ưu tiên của cơ thể, chất dinh dưỡng trong những mô kém quan trọng nhất sẽ được huy động trước, chúng thường chứa nhiều tế bào già yếu vốn là các tế bào đến lúc phải đào thải. Do vậy, phần tắm lạnh có tác dụng đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào nhưng lại chống lão hoá cho toàn cơ thể.

Tắm âm-dương kích thích làm cho cơ thể luôn trẻ trung, chống lão hóa và gia tăng sức sống một cách mãnh liệt một cách tự nhiên… và dĩ nhiên là chống bệnh tật rất hữu hiệu.

Cách tắm ấm, lạnh luân phiên giúp bạn thích nghi với thời tiết lại làm da săn chắc tự nhiên

Giữa mùa hè tắm như vậy, khi ra đường phố thấy khoan khoái dễ chịu dù nắng như thiêu, không đổ mồ hôi. Về mùa rét thì người ấm lên dễ chịu như đang dưới suối nước nóng.

Điều thú vị là nhờ tắm như vậy, da dẻ trở nên trơn mượt do tác dụng co bóp, thư dãn của da. Ngoài ra, cơ thể ta khi tắm nước lạnh nghiêng về toan tính, khi tắm nước ấm thì nghiêng về kiềm tính. Nhờ tắm như vậy nên lấy lại được thế cân bằng. Do đó, có tác dụng giữ gìn được mức cân đối thích hợp.

Hàng ngày tắm như vậy, người khoan khoái, gia tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Hoàng Kỳ 

Theo dkn.tv