Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Đăng lúc: 18-02-2020 8:47 Sáng - Đã xem: 134 lượt xem In bài viết

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 204/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

Về chế độ tiền lương đối với cán bộ,

công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2003/QH11 ngày 04 tháng 11 năm 2003 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004 và Nghị quyết số 19/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 về nhiệm vụ năm 2004 của Quốc hội khoá XI;

Căn cứ Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chế độ tiền lương gồm: mức lương tối thiểu chung; các bảng lương; các chế độ phụ cấp lương; chế độ nâng bậc lương; chế độ trả lương; nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (lực lượng vũ trang gồm quân đội nhân dân và công an nhân dân).

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nói trên, sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm:

  1. Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11).
  2. Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  3. Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP).
  4. Công chức dự bị quy định tại Điều 2 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP).
  5. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP).
  6. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
  7. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP) và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).
  8. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
  9. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương

  1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo

a) Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

b) Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.

c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

d) Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.

đ) Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.

  1. Nguyên tắc trả lương

Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.

  1. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương

a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.

c) Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.

d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.

Chương II

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, CÁC BẢNG LƯƠNG VÀ CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯƠNG

Điều 4. Mức lương tối thiểu chung

Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về mức lương tối thiểu.

Điều 5. Các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

  1. Các bảng lương:

a) Quy định 7 bảng lương sau:

Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.

Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).

Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.

Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

b) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, tuỳ theo từng đối tượng được xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân (bảng 6) với mức lương cao nhất bằng mức lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng (trừ sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân được điều động, biệt phái) và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân (bảng 7).

c) Công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và tổ chức cơ yếu áp dụng thang lương, bảng lương quy định trong các công ty nhà nước.

2.Bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

3. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Điều 6. Các chế độ phụ cấp lương

  1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:

áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11, đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

a) Mức phụ cấp như sau:

a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.

c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

     2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.

  1. Phụ cấp khu vực:

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.

  1. Phụ cấp đặc biệt:

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.

  1. Phụ cấp thu hút:

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.

  1. Phụ cấp lưu động:

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.

  1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

  1. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc:

a) Phụ cấp thâm niên nghề:

Áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành hải quan, cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề:

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

c) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề:

Áp dụng đối với các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra và một số chức danh tư pháp.

Phụ cấp gồm 5 mức: 10%; 15%; 20%, 25% và 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề quy định tại điểm này thì không hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.

d) Phụ cấp trách nhiệm công việc:

d1) Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

d2) Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

đ) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:

Áp dụng đối với các đối tượng không thuộc diện xếp lương theo bảng 6 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu.

Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Chương III

CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG, CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG, QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP

Điều 7. Chế độ nâng bậc lương

  1. Thực hiện nâng bậc lương thường xuyên trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh.

Thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xem xét nâng bậc lương thường xuyên quy định như sau:

a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương.

b) Đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xét nâng bậc lương như sau:

b1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương.

b2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương.

c) Các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.

2. Thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn như sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 5% tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị (trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này).

b) Cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và chưa đủ điều kiện thời gian giữ bậc để được nâng bậc lương thường xuyên tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu, thì được nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3. Việc thăng, giáng cấp bậc quân hàm và nâng lương, nâng phụ cấp quân hàm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lực lượng vũ trang.

Điều 8. Chế độ trả lương

  1. Chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; nguồn trả lương và theo quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau khi trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế trả lương để thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị. Quy chế trả lương phải được gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.

Việc trả lương trong lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

  1. Chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ trực 12giờ/24giờ hoặc 24giờ/24giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.

  1. Chế độ trả lương trong những ngày nghỉ làm việc được hưởng lương; chế độ tạm ứng tiền lương trong thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
  2. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
  3. Công chức dự bị và những người trong thời gian tập sự hoặc thử việc trong các cơ quan nhà nước (kể cả tập sự công chức cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được hưởng mức lương theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP, Điều 21 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, Điều 18 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ trả lương theo quy định tại Nghị định này.
  4. Chế độ trả lương áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động như sau:

a) Cán bộ chuyên trách cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, hàng tháng được hưởng 90% mức lương chức danh hiện đảm nhiệm quy định tại Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

b) Công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, hàng tháng được hưởng 90% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Điều 9. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương

  1. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  2. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.
  3. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu.
  4. Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.
  5. Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà vẫn còn thiếu.

Điều 10. Quản lý tiền lương và thu nhập

  1. Các cơ quan, đơn vị thực hiện việc xếp l­ương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các cơ quan hành chính đ­ược khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp của Nhà n­ước thực hiện chế độ hạch toán và tự chủ tài chính, thì căn cứ vào kết quả tiết kiệm kinh phí hành chính và mức tăng trưởng các nguồn thu được quyền quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương so với mức l­ương tối thiểu chung và tăng thêm mức trích lập các quỹ khen th­ưởng, quỹ phúc lợi để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

  1. Thực hiện phân cấp trách nhiệm để ng­ười đứng đầu cơ quan nhà nước và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà n­ước quyết định việc xếp lư­ơng, nâng bậc lư­ơng thư­ờng xuyên, nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
  2. Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, chuyên viên cao cấp và tương đư­ơng, thực hiện phân cấp việc quyết định xếp lư­ơng, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Việc quyết định xếp l­ương, nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn, thực hiện theo phân cấp hiện hành.

b) Đối với ngạch chuyên viên cao cấp và t­ương đư­ơng (loại A3):

b1) Việc quyết định xếp l­ương vào loại A3 khi được phê chuẩn kết quả bầu cử, khi được bổ nhiệm vào ngạch (hoặc chức danh), nâng ngạch, chuyển ngạch, thực hiện theo phân cấp hiện hành.

b2) Việc quyết định nâng bậc l­ương th­ường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trư­ởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trư­ởng, Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trư­ởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó ra quyết định thực hiện và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.

b3) Việc quyết định nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn (khi lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ h­ưu) trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trư­ởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trư­ởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trư­ởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó ra quyết định thực hiện sau khi có thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện

  1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan:

a) Hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và các trường hợp có thay đổi về phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Nghị định này.

b) Hướng dẫn xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp đối với những người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này.

c) Hướng dẫn xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đối tượng giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, bảo đảm lương mới (gồm lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo) không thấp hơn so với lương cũ.

d) Hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

đ) Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 và tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

e) Hướng dẫn thực hiện các chế độ phụ cấp lương quy định tại Điều 6 Nghị định này.

g) Hướng dẫn chế độ nâng bậc lương quy định tại Điều 7 Nghị định này và phân cấp thẩm quyền quyết định xếp lương, nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định này.

h) Kiểm tra kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới và việc thực hiện chế độ tiền lương của các Bộ, ngành, địa phương.

  2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Hướng dẫn thực hiện việc tính toán, cân đối nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương quy định tại Điều 9 Nghị định này.

b) Kiểm tra kết quả thực hiện chế độ tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị tự cân đối được nguồn trả lương; đồng thời thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung quỹ lương đối với các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn thiếu nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, bảo đảm tổng quỹ tiền lương tăng thêm không vượt quá dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

c) Hướng dẫn thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính và tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi chế độ quản lý, phân phối và sử dụng các khoản thu, các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát và xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định này; đồng thời rà soát trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chế độ phụ cấp, trợ cấp khác (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp bằng tiền) và chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

c) Triển khai thực hiện cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc phạm vi quản lý.

4. Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát và xây dựng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định này; đồng thời rà soát trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chế độ phụ cấp, trợ cấp khác (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp bằng tiền).

5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính rà soát và xây dựng các chế độ phụ cấp đặc thù đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn thực hiện Nghị định này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

6. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

7. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, tính toán xây dựng quỹ tiền lương theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và báo cáo về liên Bộ Nội vụ – Tài chính để kiểm tra và thẩm định.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chế độ tiền lương quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.

  1. Đối với các chế độ phụ cấp ưu đãi và bồi dưỡng theo nghề hoặc theo công việc hiện đang áp dụng, các Bộ, ngành ở Trung ương có trách nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho phù hợp với quy định tại điểm b và điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định này và được truy lĩnh theo mức phụ cấp mới kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
  2. Nghị định này thay thế Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

Bãi bỏ các quy định về tiền lương và phụ cấp trái với quy định tại Nghị định này.

  1. Quy định về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung) và nâng bậc lương trước thời hạn đối với ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương loại A3 tại điểm b (b2 và b3) khoản 3 Điều 10 Nghị định này thay thế quy định về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương đối với ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp tại khoản 7 Điều 41 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP và khoản 8 Điều 46 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.
  2. Chế độ tiền lương đối với cán bộ Xã đội quy định tại Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được tính lại theo quy định tại Nghị định này và được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.
  3. Cách tính hưởng các chế độ phụ cấp quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, được tính lại theo quy định tại Nghị định này.
  4. Huỷ bỏ hiệu lực thi hành các quy định tại các văn bản sau:

a) Điều 2, Điều 3, các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương.

b) Các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 4 và Điều 6 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

  1. Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nếu thấy phù hợp thì được vận dụng các quy định tại Nghị định này.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

 

Bảng 1

BẢNG LƯƠNG CHUYÊN GIA CAO CẤP

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12 /2004 của Chính phủ)

Đơn vị tính: 1.000đồng

 

Bậc 1

Bậc 2

Hệ số lương

8.80

9.40

Mức lương thực hiện 01/10/2004

2,552.0

2,726.0

Ghi chú:

áp dụng đối với các đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hoá – nghệ thuật.

 

Bảng 2

BẢNG LƯƠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

1

Công chức loại A3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nhóm 1 (A3.1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

6.20

6.56

6.92

7.28

7.64

8.00

 

 

 

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,798.0

1,902.4

2,006.8

2,111.2

2,215.6

2,320.0

 

 

 

 

 

 

b

Nhóm 2 (A3.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

5.75

6.11

6.47

6.83

7.19

7.55

 

 

 

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,667.5

1,771.9

1,876.3

1,980.7

2,085.1

2,189.5

 

 

 

 

 

 

2

Công chức loại A2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nhóm 1 (A2.1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

 

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,276.0

1,374.6

1,473.2

1,571.8

1,670.4

1,769.0

1,867.6

1,966.2

 

 

 

 

b

Nhóm 2 (A2.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

 

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,160.0

1,258.6

1,357.2

1,455.8

1,554.4

1,653.0

1,751.6

1,850.2

 

 

 

 

3

Công chức loại A1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

678.6

774.3

870.0

965.7

1,061.4

1,157.1

1,252.8

1,348.5

1,444.2

 

 

 

4

Công chức loại A0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

2.10

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

609.0

698.9

788.8

878.7

968.6

1,058.5

1,148.4

1,238.3

1,328.2

1,418.1

 

 

5

Công chức loại B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

3.26

3.46

3.66

3.86

4.06

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

539.4

597.4

655.4

713.4

771.4

829.4

887.4

945.4

1,003.4

1,061.4

1,119.4

1,177.4

6

Công chức loại C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nhóm 1 (C1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.65

1.83

2.01

2.19

2.37

2.55

2.73

2.91

3.09

3.27

3.45

3.63

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

478.5

530.7

582.9

635.1

687.3

739.5

791.7

843.9

896.1

948.3

1,000.5

1,052.7

b

Nhóm 2 (C2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.50

1.68

1.86

2.04

2.22

2.40

2.58

2.76

2.94

3.12

3.30

3.48

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

435.0

487.2

539.4

591.6

643.8

696.0

748.2

800.4

852.6

904.8

957.0

1,009.2

c

Nhóm 3 (C3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.35

1.53

1.71

1.89

2.07

2.25

2.43

2.61

2.79

2.97

3.15

3.33

 

Mức lương thực hiện cc01/10/2004

391.5

443.7

495.9

548.1

600.3

652.5

704.7

756.9

809.1

861.3

913.5

965.7

Ghi chú:

  1. Trong các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc.
  2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
  3. Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
  4. Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:

– Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.

– Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

– Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

  1. Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, công chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 2, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch công chức đó.

 

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BẢNG 2

1- Công chức loại A3:

– Nhóm 1 (A3.1):

Số TT

Ngạch công chức

1

Chuyên viên cao cấp        

2

Thanh tra viên cao cấp

3

Kiểm soát viên cao cấp thuế

4

Kiểm toán viên cao cấp

5

Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng

6

Kiểm tra viên cao cấp hải quan

7

Thẩm kế viên cao cấp

8

Kiểm soát viên cao cấp thị trường

– Nhóm 2 (A3.2):

Số TT

Ngạch công chức

1

Kế toán viên cao cấp

2

Kiểm dịch viên cao cấp động – thực vật

2- Công chức loại A2:

– Nhóm 1 (A2.1):

Số TT

Ngạch công chức

1

Chuyên viên chính

2

Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3

Thanh tra viên chính

4

Kiểm soát viên chính thuế

5

Kiểm toán viên chính

6

Kiểm soát viên chính ngân hàng

7

Kiểm tra viên chính hải quan

8

Thẩm kế viên chính

9

Kiểm soát viên chính thị trường

– Nhóm 2 (A2.2):

Số TT

Ngạch công chức

1

Kế toán viên chính

2

Kiểm dịch viên chính động – thực vật

3

Kiểm soát viên chính đê điều (*)

3- Công chức loại A1:

Số TT

Ngạch công chức

1

Chuyên viên

2

Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

3

Công chứng viên

4

Thanh tra viên

5

Kế toán viên

6

Kiểm soát viên thuế

7

Kiểm toán viên

8

Kiểm soát viên ngân hàng

9

Kiểm tra viên hải quan

10

Kiểm dịch viên động- thực vật

11

Kiểm lâm viên chính

12

Kiểm soát viên đê điều (*)

13

Thẩm kế viên

14

Kiểm soát viên thị trường

4- Công chức loại Ao: áp dụng đối với các ngạch công chức yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng), các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch và hướng dẫn xếp lương cho phù hợp (công chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi nâng ngạch lên công chức loại A2 nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).

5- Công chức loại B:

Số TT

Ngạch công chức

1

Cán sự

2

Kế toán viên trung cấp

3

Kiểm thu viên thuế

4

Thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng) (*)

5

Kiểm tra viên trung cấp hải quan

6

Kỹ thuật viên kiểm dịch động – thực vật

7

Kiểm lâm viên

8

Kiểm soát viên trung cấp đê điều (*)

9

Kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản

10

Kiểm soát viên trung cấp thị trường

6- Công chức loại C:

Nhóm 1 (C1):

STT

Ngạch công chức

1

Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng

2

Kiểm ngân viên

3

Nhân viên hải quan

4

Kiểm lâm viên sơ cấp

5

Thủ kho bảo quản nhóm I

6

Thủ kho bảo quản nhóm II

7

Bảo vệ, tuần tra canh gác

– Nhóm 2 (C2):

Số TT

Ngạch công chức

1

Thủ quỹ cơ quan, đơn vị

2

Nhân viên thuế

– Nhóm 3 (C3): Ngạch kế toán viên sơ cấp

Ghi chú: Các ngạch đánh dấu (*) là có thay đổi về phân loại công chức.

 

Bảng 3

BẢNG LƯƠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

1

Viên chức loại A3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nhóm 1 (A3.1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

6.20

6.56

6.92

7.28

7.64

8.00

 

 

 

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,798.0

1,902.4

2,006.8

2,111.2

2,215.6

2,320.0

 

 

 

 

 

 

b

Nhóm 2 (A3.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

5.75

6.11

6.47

6.83

7.19

7.55

 

 

 

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,667.5

1,771.9

1,876.3

1,980.7

2,085.1

2,189.5

 

 

 

 

 

 

2

Viên chức loại A2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nhóm 1 (A2.1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

 

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,276.0

1,374.6

1,473.2

1,571.8

1,670.4

1,769.0

1,867.6

1,966.2

 

 

 

 

b

Nhóm 2 (A2.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

 

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,160.0

1,258.6

1,357.2

1,455.8

1,554.4

1,653.0

1,751.6

1,850.2

 

 

 

 

3

Viên chức loại A1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

 

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

678.6

774.3

870.0

965.7

1,061.4

1,157.1

1,252.8

1,348.5

1,444.2

 

 

 

4

Viên chức loại A0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

2.10

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

609.0

698.9

788.8

878.7

968.6

1,058.5

1,148.4

1,238.3

1,328.2

1,418.1

 

 

5

Viên chức loại B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

3.26

3.46

3.66

3.86

4.06

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

539.4

597.4

655.4

713.4

771.4

829.4

887.4

945.4

1,003.4

1,061.4

1,119.4

1,177.4

6

Viên chức loại C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nhóm 1 (C1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.65

1.83

2.01

2.19

2.37

2.55

2.73

2.91

3.09

3.27

3.45

3.63

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

478.5

530.7

582.9

635.1

687.3

739.5

791.7

843.9

896.1

948.3

1,000.5

1,052.7

b

Nhóm 2: Nhân viên nhà xác (C2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

2.00

2.18

2.36

2.54

2.72

2.90

3.08

3.26

3.44

3.62

3.80

3.98

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

580.0

632.2

684.4

736.6

788.8

841.0

893.2

945.4

997.6

1,049.8

1,102.0

1,154.2

c

Nhóm 3: Y công (C3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.50

1.68

1.86

2.04

2.22

2.40

2.58

2.76

2.94

3.12

3.30

3.48

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

435.0

487.2

539.4

591.6

643.8

696.0

748.2

800.4

852.6

904.8

957.0

1,009.2

Ghi chú:

  1. Trong các đơn vị sự nghiệp có sử dụng các chức danh cán bộ, viên chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 2 thì xếp lương đối với cán bộ, viên chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 2. Việc trả lương thực hiện theo quy định của đơn vị sự nghiệp mà cán bộ, viên chức đó đang làm việc.
  2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
  3. Hệ số lương của các ngạch viên chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
  4. Cán bộ, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:

– Đối với cán bộ, viên chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.

– Đối với cán bộ, viên chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

– Đối với cán bộ, viên chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

  1. Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, viên chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 3, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch viên chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch viên chức đó.

 

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BẢNG 3

1- Viên chức loại A3:

– Nhóm 1 (A3.1):

Số TT

Ngạch viên chức

1

Kiến trúc sư cao cấp

2

Nghiên cứu viên cao cấp

3

Kỹ sư cao cấp

4

Định chuẩn viên cao cấp

5

Giám định viên cao cấp

6

Dự báo viên cao cấp

7

Giáo sư- Giảng viên cao cấp

8

Bác sĩ cao cấp

9

Dược sĩ cao cấp

10

Biên tập – Biên kịch – Biên dịch viên cao cấp

11

Phóng viên- Bình luận viên cao cấp

12

Đạo diễn cao cấp

13

Diễn viên hạng I

14

Họa sĩ cao cấp

15

Huấn luyện viên cao cấp

– Nhóm 2 (A3.2):

STT

Ngạch viên chức

1

Lưu trữ viên cao cấp

2

Chẩn đoán viên cao cấp bệnh động vật

3

Dự báo viên cao cấp bảo vệ thực vật

4

Giám định viên cao cấp thuốc bảo vệ thực vật -thú y

5

Kiểm nghiệm viên cao cấp giống cây trồng

6

Phát thanh viên cao cấp

7

Quay phim viên cao cấp (*)

8

Bảo tàng viên cao cấp

9

Thư viện viên cao cấp

10

Phương pháp viên cao cấp (*)

11

Âm thanh viên cao cấp (*)

12

Thư mục viên cao cấp (*)

2- Viên chức loại A2:

Nhóm 1 (A2.1):

STT

Ngạch viên chức

1

Kiến trúc sư chính

2

Nghiên cứu viên chính

3

Kỹ sư chính

4

Định chuẩn viên chính

5

Giám định viên chính

6

Dự báo viên chính

7

Phó giáo sư- Giảng viên chính

8

Bác sĩ chính

9

Dược sĩ chính

10

Biên tập- Biên kịch- Biên dịch viên chính

11

Phóng viên- Bình luận viên chính

12

Đạo diễn chính

13

Hoạ sĩ chính

14

Huấn luyện viên chính

– Nhóm 2 (A2.2):

Số TT

Ngạch viên chức

1

Lưu trữ viên chính

2

Chẩn đoán viên chính bệnh động vật

3

Dự báo viên chính bảo vệ thực vật

4

Giám định viên chính thuốc bảo vệ thực vật- thú y

5

Kiểm nghiệm viên chính giống cây trồng

6

Giáo viên trung học cao cấp

7

Phát thanh viên chính

8

Quay phim viên chính (*)

9

Dựng phim viên cao cấp

10

Diễn viên hạng II

11

Bảo tàng viên chính

12

Thư viện viên chính

13

Phương pháp viên chính (*)

14

Âm thanh viên chính (*)

15

Thư mục viên chính (*)

3- Viên chức loại A1:

Số TT

Ngạch viên chức

1

Lưu trữ viên

2

Chẩn đoán viên bệnh động vật

3

Dự báo viên bảo vệ thực vật

4

Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật-thú y

5

Kiểm nghiệm viên giống cây trồng

6

Kiến trúc sư

7

Nghiên cứu viên

8

Kỹ sư

9

Định chuẩn viên

10

Giám định viên

11

Dự báo viên

12

Quan trắc viên chính

13

Giảng viên

14

Giáo viên trung học (1)

15

Bác sĩ (2)

16

Y tá cao cấp

17

Nữ hộ sinh cao cấp

18

Kỹ thuật viên cao cấp y

19

Dược sĩ

20

Biên tập- Biên kịch- Biên dịch viên

1

Phóng viên- Bình luận viên

22

Quay phim viên (*)

23

Dựng phim viên chính

24

Đạo diễn

25

Họa sĩ

26

Bảo tàng viên

2

Thư viện viên

28

Phương pháp viên (*)

29

Hướng dẫn viên chính

30

Tuyên truyền viên chính

31

Huấn luyện viên

32

Âm thanh viên (*)

33

Thư mục viên (*)

4- Viên chức loại Ao:

Số TT

Ngạch viên chức

1

Giáo viên trung học cơ sở (cấp 2) (*)

2

Phát thanh viên (*)

Các ngạch viên chức sự nghiệp khác yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng), các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch và hướng dẫn xếp lương cho phù hợp (viên chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi nâng ngạch lên viên chức loại A2 nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).

5- Viên chức loại B:

Số TT

Ngạch viên chức

1

Lưu trữ viên trung cấp

2

Kỹ thuật viên lưu trữ

3

Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật

4

Kỹ thuật viên dự báo bảo vệ thực vật

5

Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật – thú y

6

Kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng

7

Kỹ thuật viên

8

Quan trắc viên

9

Giáo viên tiểu học

10

Giáo viên mầm non (3)

11

Y sĩ

12

Y tá chính

13

Nữ hộ sinh chính

14

Kỹ thuật viên chính y

15

Dược sĩ trung cấp

16

Kỹ thuật viên chính dược

17

Dựng phim viên

18

Diễn viên hạng III

19

Hoạ sỹ trung cấp

20

Kỹ thuật viên bảo tồn, bảo tàng

21

Thư viện viên trung cấp

22

Hướng dẫn viên (ngành văn hoá – thông tin)

23

Tuyên truyền viên

24

Hướng dẫn viên (ngành thể dục thể thao)

6- Viên chức loại C:

– Nhóm 1 (C1):

Số TT

Ngạch viên chức

1

Quan trắc viên sơ cấp

2

Y tá

3

Nữ hộ sinh

4

Kỹ thuật viên y

5

Hộ lý

6

Dược tá

7

Kỹ thuật viên dược

– Nhóm 2 (C2): Ngạch nhân viên nhà xác

– Nhóm 3 (C3): Ngạch Y công

Ghi chú:

Các ngạch đánh dấu (*) là có thay đổi về phân loại viên chức.

(1) Giáo viên trung học cơ sở xếp lương theo ngạch viên chức loại A0.

(2) Đối với ngạch bác sĩ: Trường hợp học nội trú khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào ngạch bác sĩ thì trong thời gian thử việc được hưởng lương thử việc tính trên cơ sở mức lương bậc 2 của ngạch bác sĩ; hết thời gian thử việc được bổ nhiệm vào ngạch bác sĩ thì được xếp lương vào bậc 2 của ngạch bác sĩ, thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày được bổ nhiệm vào ngạch bác sĩ.

Lương y xếp lương như y, bác sĩ có cùng yêu cầu trình độ đào tạo.

(3) Giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn thì xếp lương theo ngạch viên chức loại C nhóm 1.

 

 

Bảng 4

BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN THỪA HÀNH, PHỤC VỤ TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Nhóm ngạch nhân viên

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

1

Lái xe cơ quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ thuật viên đánh máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

2.05

2.23

2.41

2.59

2.77

2.95

3.13

3.31

3.49

3.67

3.85

4.03

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

594.5

646.7

698.9

751.1

803.3

855.5

907.7

959.9

1,012.1

1,064.3

1,116.5

1,168.7

2

Nhân viên kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.65

1.83

2.01

2.19

2.37

2.55

2.73

2.91

3.09

3.27

3.45

3.63

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

478.5

530.7

582.9

635.1

687.3

739.5

791.7

843.9

896.1

948.3

1,000.5

1,052.7

3

Nhân viên đánh máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân viên bảo vệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.50

1.68

1.86

2.04

2.22

2.40

2.58

2.76

2.94

3.12

3.30

3.48

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

435.0

487.2

539.4

591.6

643.8

696.0

748.2

800.4

852.6

904.8

957.0

1,009.2

4

Nhân viên văn thư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.35

1.53

1.71

1.89

2.07

2.25

2.43

2.61

2.79

2.97

3.15

3.33

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

391.5

443.7

495.9

548.1

600.3

652.5

704.7

756.9

809.1

861.3

913.5

965.7

5

Nhân viên phục vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.00

1.18

1.36

1.54

1.72

1.90

2.08

2.26

2.44

2.62

2.80

2.98

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

290.0

342.2

394.4

446.6

498.8

551.0

603.2

655.4

707.6

759.8

812.0

864.2

Ghi chú:

  1. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
  2. Hệ số lương của các ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại bảng lương này đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
  3. Công chức cấp xã đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định thì được hưởng hệ số lương bằng 1,18.
  4. Theo phân loại công chức, viên chức:

– Nhân viên thừa hành, phục vụ thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước là công chức ngạch nhân viên và tương đương.

– Nhân viên thừa hành, phục vụ thuộc biên chế của các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là viên chức ngạch nhân viên.

  1. Nhân viên theo các ngạch quy định tại bảng lương này có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch, thì được xem xét để cử đi thi nâng ngạch trên liền kề hoặc thi nâng ngạch lên các ngạch công chức, viên chức loại A0 và loại A1 mà không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch và không quy định theo hệ số lương hiện hưởng.

 

 

Bảng 5

BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

 

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Chức danh lãnh đạo

Bậc 1

Bậc 2

1

Bí thư đảng uỷ

 

 

 

Hệ số lương

2.35

2.85

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

681.5

826.5

2

Phó Bí thư đảng uỷ

 

 

 

Chủ tịch Hội đồng nhân dân

 

 

 

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

 

 

 

Hệ số lương

2.15

2.65

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

623.5

768.5

3

Thường trực đảng uỷ

 

 

 

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam

 

 

 

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

 

 

 

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

 

 

 

Hệ số lương

1.95

2.45

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

565.5

710.5

4

Trưởng các đoàn thể

 

 

 

Uỷ viên Uỷ ban nhân dân

 

 

 

Hệ số lương

1.75

2.25

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

507.5

652.5

Ghi chú:

  1. Các đoàn thể ở cấp xã bao gồm: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.
  2. Những người tốt nghiệp từ trung cấp trở lên được bầu giữ chức danh cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, nếu xếp lương theo đúng chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm mà thấp hơn so với mức lương bậc 1 của công chức có cùng trình độ đào tạo, thì vẫn thực hiện xếp lương theo chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm và được hưởng hệ số chênh lệch giữa hệ số lương bậc 1 của công chức có cùng trình độ đào tạo so với hệ số lương chức vụ. Khi được xếp lên bậc 2 của chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm (từ nhiệm kỳ thứ 2 trở lên) thì giảm tương ứng hệ số chênh lệch. Khi thôi giữ chức danh chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, nếu được tuyển dụng vào làm công chức trong cơ quan nhà nước (từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn) và viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì thời gian giữ chức danh chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được tính để xếp bậc lương chuyên môn theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.
  3. Công chức ở xã, phường, thị trấn được bầu giữ chức danh chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
  4. Chế độ tiền lương đối với cán bộ Xã đội quy định tại Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ được tính lại mức lương mới để hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 theo mức lương mới của cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định này (Riêng hệ số lương 1,46 của xã đội phó quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 1,86).

Bảng 6

BẢNG LƯƠNG CẤP BẬC QUÂN HÀM SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN; SĨ QUAN, HẠ SĨ QUAN CÔNG AN NHÂN DÂN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

  1. Bảng lương cấp bậc quân hàm

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Cấp bậc quân hàm

Hệ số lương

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1

Đại tướng

10.40

3,016.0

2

Thượng tướng

9.80

2,842.0

3

Trung tướng

9.20

2,668.0

4

Thiếu tướng

8.60

2,494.0

5

Đại tá

8.00

2,320.0

6

Thượng tá

7.30

2,117.0

7

Trung tá

6.60

1,914.0

8

Thiếu tá

6.00

1,740.0

9

Đại uý

5.40

1,566.0

10

Thượng uý

5.00

1,450.0

11

Trung uý

4.60

1,334.0

12

Thiếu uý

4.20

1,218.0

13

Thượng sĩ

3.80

1,102.0

14

Trung sĩ

3.50

1,015.0

15

Hạ sĩ

3.20

928.0

  1. Bảng nâng lương quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Cấp bậc quân hàm

Nâng lương lần 1

Nâng lương lần 2

1

Đại tá

 

 

 

Hệ số lương

8.40

8.60

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

2,436.0

2,494.0

2

Thượng tá

 

 

 

Hệ số lương

7.70

8.10

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

2,233.0

2,349.0

3

Trung tá

 

 

 

Hệ số lương

7.00

7.40

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

2,030.0

2,146.0

4

Thiếu tá

 

 

 

Hệ số lương

6.40

6.80

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,856.0

1,972.0

5

Đại uý

 

 

 

Hệ số lương

5.80

6.20

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,682.0

1,798.0

6

Thượng uý

 

 

 

Hệ số lương

5.35

5.70

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,551.5

1,653.0

Ghi chú: Cấp bậc quân hàm từ Thiếu tướng trở lên không thực hiện nâng lương lần 1 và lần 2

 

 

Bảng 7

BẢNG LƯƠNG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT THUỘC CÔNG AN NHÂN DÂN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Chức danh

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

1

Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nhóm 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

3.85

4.20

4.55

4.90

5.25

5.60

5.95

6.30

6.65

7.00

7.35

7.70

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,116.5

1,218.0

1,319.5

1,421.0

1,522.5

1,624.0

1,725.5

1,827.0

1,928.5

2,030.0

2,131.5

2,233.0

b

Nhóm 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

3.65

4.00

4.35

4.70

5.05

5.40

5.75

6.10

6.45

6.80

7.15

7.50

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,058.5

1,160.0

1,261.5

1,363.0

1,464.5

1,566.0

1,667.5

1,769.0

1,870.5

1,972.0

2,073.5

2,175.0

2

Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nhóm 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

3.50

3.80

4.10

4.40

4.70

5.00

5.30

5.60

5.90

6.20

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1,015.0

1,102.0

1,189.0

1,276.0

1,363.0

1,450.0

1,537.0

1,624.0

1,711.0

1,798.0

 

 

b

Nhóm 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

3.20

3.50

3.80

4.10

4.40

4.70

5.00

5.30

5.60

5.90

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

928.0

1,015.0

1,102.0

1,189.0

1,276.0

1,363.0

1,450.0

1,537.0

1,624.0

1,711.0

 

 

3

Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nhóm 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

3.20

3.45

3.70

3.95

4.20

4.45

4.70

4.95

5.20

5.45

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

928.0

1,000.5

1,073.0

1,145.5

1,218.0

1,290.5

1,363.0

1,435.5

1,508.0

1,580.5

 

 

b

Nhóm 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

2.95

3.20

3.45

3.70

3.95

4.20

4.45

4.70

4.95

5.20

 

 

 

Mức lương thực hiện 01/10/2004

855.5

928.0

1,000.5

1,073.0

1,145.5

1,218.0

1,290.5

1,363.0

1,435.5

1,508.0

 

 

 

 

BẢNG PHỤ CẤP QUÂN HÀM HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ NGHĨA VỤ THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Cấp bậc quân hàm

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Thượng sĩ

0.70

203.0

2

Trung sĩ

0.60

174.0

3

Hạ sĩ

0.50

145.0

4

Binh nhất

0.45

130.5

5

Binh nhì

0.40

116.0

 

BẢNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO (BẦU CỬ, BỔ NHIỆM) TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC; CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)

  1. PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIỮ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO (BẦU CỬ, BỔ NHIỆM) CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC: Xếp lương theo các ngạch công chức hành chính hoặc các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành.

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

1.30

377.0

2

Vụ trưởng và tương đương, Chánh văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ

1.00

290.0

3

Phó vụ trưởng và tương đương, Phó chánh văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ

0.80

232.0

4

Trưởng phòng thuộc Vụ và các tổ chức tương đương

0.60

174.0

5

Phó trưởng phòng thuộc Vụ và các tổ chức tương đương

0.40

116.0

  1. Cơ quan thuộc Chính phủ

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1.30

377.0

2

Phó thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1.10

319.0

3

Trưởng ban (hoặc Vụ trưởng) và tương đương cơ quan thuộc Chính phủ

0.90

261.0

4

Phó trưởng ban (hoặc Phó Vụ trưởng) và tương đương cơ quan thuộc Chính phủ

0.70

203.0

5

Trưởng phòng thuộc Ban (hoặc thuộc Vụ) trong cơ quan thuộc Chính phủ

0.50

145.0

6

Phó Trưởng phòng thuộc Ban (hoặc thuộc Vụ) trong cơ quan thuộc Chính phủ

0.40

116.0

Ghi chú: Viện Khoa học thuộc Chính phủ áp dụng phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định đối với các chức danh lãnh đạo thuộc ngành nghiên cứu khoa học.

  1. Tổng cục và các tổ chức tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Tổng cục thuộc Bộ)

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Tổng cục trưởng thuộc Bộ

1.25

362.5

2

Phó tổng cục trưởng thuộc Bộ

1.05

304.5

3

Trưởng ban (hoặc Vụ trưởng) và tương đương thuộc Tổng cục thuộc Bộ

0.90

261.0

4

Phó trưởng ban (hoặc Phó Vụ trưởng) và tương đương thuộc Tổng cục thuộc Bộ

0.70

203.0

5

Trưởng phòng thuộc Ban (hoặc thuộc Vụ) trong Tổng cục thuộc Bộ

0.50

145.0

6

Phó trưởng phòng thuộc Ban (hoặc thuộc Vụ) trong Tổng cục thuộc Bộ

0.40

116.0

  1. Cục và các tổ chức tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Cục thuộc Bộ)

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hạng I

Hạng II

Hạng III

 

 

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Cục trưởng thuộc Bộ

1.25

362.5

1.10

319.0

1.00

290.0

2

Phó cục trưởng thuộc Bộ

1.05

304.5

0.90

261.0

0.80

232.0

3

Trưởng ban (hoặc Trưởng phòng) và tương đương thuộc Cục thuộc Bộ

0.90

261.0

0.60

174.0

0.60

174.0

4

Phó trưởng ban (hoặc Phó trưởng phòng) và tương đương thuộc Cục thuộc Bộ

0.70

203.0

0.40

116.0

0.40

116.0

5

Trưởng phòng thuộc Ban trong Cục thuộc Bộ (nếu có)

0.50

145.0

0.30

87.0

 

6

Phó trưởng phòng thuộc Ban trong Cục thuộc Bộ (nếu có)

0.40

116.0

0.20

58.0

Ghi chú: Hạng I: áp dụng đối với Cục xếp loại 1 (cũ).

Hạng II: áp dụng đối với Cục xếp loại 2 (cũ).

Hạng III: áp dụng đối với Cục tương đương cấp Vụ thuộc Bộ.

– Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ và các tổ chức tương đương: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính.

  1. Cục và các tổ chức tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Cục thuộc Tổng cục thuộc Bộ (gọi chung là Cục thuộc Tổng cục)

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Cục trưởng thuộc Tổng cục

0.90

261.0

2

Phó cục trưởng thuộc Tổng cục

0.70

203.0

3

Trưởng ban (hoặc Trưởng phòng) thuộc Cục thuộc Tổng cục

0.50

145.0

4

Phó trưởng ban (hoặc Phó trưởng phòng) thuộc Cục thuộc Tổng cục

0.30

87.0

Ghi chú: Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục và các tổ chức tương đương: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính.

  1. Ban quản lý khu công nghiệp.

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hạng I

Hạng II

 

 

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Trưởng ban

1.10

319.0

1.00

290.0

2

Phó trưởng ban

0.90

261.0

0.80

232.0

3

Trưởng phòng và tương đương

0.60

174.0

0.60

174.0

4

Phó trưởng phòng và tương đương

0.40

116.0

0.40

116.0

  1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Chức danh lãnh đạo

Đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại

 

 

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

 

 

1.25

362.5

2

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

1.20

348.0

1.05

304.5

3

Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân, Giám đốc Sở và tương đương

1.00

290.0

0.90

261.0

4

Phó chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân, Phó Giám đốc Sở và tương đương

0.80

232.0

0.70

203.0

5

Trưởng phòng Sở và tương đương

0.60

174.0

0.50

145.0

6

Phó trưởng phòng Sở và tương đương

0.40

116.0

0.30

87.0

Ghi chú:

1) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xếp mức lương chức vụ bằng mức lương chức vụ của Bộ trưởng: bậc 1 có hệ số lương bằng 9,7; bậc 2 có hệ số lương bằng 10,3.

2) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các chi nhánh của Văn phòng: Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính.

  1. Chi cục và các tổ chức tương đương thuộc Sở (gọi chung là chi cục thuộc Sở)

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Sở thuộc đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Sở thuộc đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

 Chi cục trưởng thuộc Sở

0.80

232.0

0.70

203.0

2

 Phó chi cục trưởng thuộc Sở

0.60

174.0

0.50

145.0

3

 Trưởng phòng chi cục và tương đương

0.40

116.0

0.30

87.0

4

 Phó trưởng phòng chi cục và tương đương

0.25

72.5

0.20

58.0

  1. Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II

Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội, quận thuộc TP Hồ Chí Minh

Huyện, thị xã và các quận còn lại

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

0.90

261.0

0.80

232.0

0.70

203.0

2

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

0.70

203.0

0.65

188.5

0.60

174.0

3

Chánh văn phòng, Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

0.50

145.0

0.40

116.0

0.30

87.0

4

Phó chánh văn phòng, Phó trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

0.30

87.0

0.25

72.5

0.20

58.0

Ghi chú: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của liên Bộ Nội vụ – Tài chính

  1. Cơ quan thi hành án

10.1. Cơ quan thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

!

Đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

 Thủ trưởng cơ quan thi hành án

0.90

261.0

0.80

232.0

2

 Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án

0.70

203.0

0.60

174.0

10.2. Cơ quan thi hành án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

 Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II

Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội và quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

Huyện, thị xã và các quận còn lại

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

 Thủ trưởng cơ quan thi hành án

0.50

145.0

0.45

130.5

0.40

116.0

2

 Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án

0.40

116.0

0.35

101.5

0.30

87.0

  1. Thanh tra

11.1. Thanh tra thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổng cục, cục

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Bộ, cơ quan ngang Bộ

Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và Cục hạng I thuộc Bộ

Cục hạng II, hạng III thuộc Bộ và Cục thuộc Tổng cục

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

 Chánh thanh tra

1.00

290.0

0.90

261.0

 Bằng phụ cấp của Trưởng ban (hoặc trưởng phòng) thuộc Cục

2

 Phó chánh thanh tra

0.80

232.0

0.70

203.0

 Bằng phụ cấp của Phó trưởng ban (hoặc phó trưởng phòng) thuộc Cục

3

 Trưởng phòng

0.60

174.0

0.50

145.0

 

4

 Phó trưởng phòng

0.40

116.0

0.40

116.0

11.2. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

 Chánh thanh tra

1.00

290.0

0.90

261.0

2

 Phó chánh thanh tra

0.80

232.0

0.70

203.0

3

 Trưởng phòng và tương đương

0.60

174.0

0.50

145.0

4

 Phó trưởng phòng và tương đương

0.40

116.0

0.30

87.0

11.3. Thanh tra Sở, ngành thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra Sở)

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Sở thuộc đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Sở thuộc đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

 Chánh thanh tra

0.60

174.0

0.50

145.0

2

 Phó chánh thanh tra

0.40

116.0

0.30

87.0

11.4. Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II

Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội và quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

Huyện, thị xã và các quận còn lại

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

 Chánh thanh tra

0.50

145.0

0.40

116.0

0.30

87.0

2

 Phó chánh thanh tra

0.40

116.0

0.30

87.0

0.20

58.0

  1. Cục thuộc Tổng cục Hải quan

Đơn vị tính: 1.000đồng

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Tài chính quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Bộ Nội vụ

Các chức danh lãnh đạo từ Cục trưởng trở xuống thuộc Tổng cục Hải quan

Từ 0,15 đến 1,0

Từ 43,5 đến 290,0

  1. Cục thuộc Tổng cục Thuế và kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trở xuống thuộc Kho bạc Nhà nước

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Tài chính quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Bộ Nội vụ

Các chức danh lãnh đạo từ Cục trưởng trở xuống thuộc Tổng cục Thuế và Giám đốc kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trở xuống thuộc Kho bạc Nhà nước

Từ 0,15 đến 1,0

Từ 43,5 đến 290,0

  1. Chi cục thuộc Cục Dự trữ quốc gia

Đơn vị tính: 1.000đồng

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Tài chính quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Bộ Nội vụ

Các chức danh lãnh đạo từ Chi cục trưởng trở xuống thuộc Cục dự trữ quốc gia

Từ 0,15 đến 1,0

Từ 43,5 đến 290,0

  1. Cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản

Đơn vị tính: 1.000đồng

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Thuỷ sản quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

Các chức danh lãnh đạo trong các cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản

Từ 0,15 đến 0,7

Từ 43,5 đến 203,0

  1. Kiểm lâm

Đơn vị tính: 1.000đồng

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

Các chức danh lãnh đạo thuộc ngành Kiểm lâm tở địa phương

Từ 0,15 đến 0,8

Từ 43,5 đến 232,0

  1. Khí tượng thuỷ văn

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

1

Các chức danh lãnh đạo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia

Từ 0,2 đến 1,25

Từ 58,0 đến 362,5

2

Các chức danh lãnh đạo trong các tổ chức thuộc Đài khí tượng thủy văn

Từ 0,2 đến 1,0

Từ 58,0 đến 290,0

3

Các chức danh lãnh đạo trong các tổ chức thuộc Trạm khí tượng thuỷ văn

Từ 0,15 đến 0,6

Từ 43,5 đến 174,0

  1. Nghiên cứu khoa học

18.1. Viện nghiên cứu khoa học thuộc Chính phủ (Viện Khoa học Quốc gia):

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Chức danh lãnh đạo

 Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

 Chủ tịch Viện

1.40

406.0

2

 Phó Chủ tịch Viện

1.15

333.5

3

 Trưởng ban và tương đương

1.00

290.0

4

 Phó trưởng ban và tương đương

0.80

232.0

5

 Trưởng phòng và tương đương

0.60

174.0

6

 Phó trưởng phòng và tương đương

0.40

116.0

18.2. Các viện nghiên cứu khoa học còn lại:

Đơn vị tính: 1.000đồng

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

Các chức danh lãnh đạotrong các Viện nghiên cứu khoa học

Từ 0,2 đến 1,0

  1. Giáo dục và đào tạo

19.1. Đại học Quốc gia

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Chức danh lãnh đạo

 Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

 Giám đốc

1.30

377.0

2

 Phó Giám đốc

1.10

319.0

3

 Trưởng ban và tương đương

0.90

261.0

4

 Phó trưởng ban và tương đương

0.70

203.0

5

 Trưởng phòng và tương đương

0.50

145.0

6

 Phó trưởng phòng và tương đương

0.40

116.0

19.2. Các trường khác

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Cơ sở đào tạo

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

1

Đại học vùng và trường Đại học trọng điểm

Các chức danh lãnh đạo thuộc Đại học vùng và trường Đại học trọng điểm

Từ 0,15 đến 1,1

Từ 43,5 đến 319,0

2

Trường Đại học còn lại

Các chức danh lãnh đạo trong các trường Đại học còn lại

Từ 0,15 đến 1,0

Từ 43,5 đến 290,0

3

Trường Cao đẳng

Các chức danh lãnh đạo trong các trường Cao đẳng

Từ 0,15 đến 0,9

Từ 43,5 đến 261,0

4

Trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Các chức danh lãnh đạo trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạynghề

Từ 0,15 đến 0,8

Từ 43,5 đến 232,0

5

 Trường phổ thông

Các chức danh lãnh đạo trong các trường phổ thông

Từ 0,15 đến 0,7

Từ 43,5 đến 203,0

7

 Trường mầm non

Các chức danh lãnh đạo trong các trường mầm non

Từ 0,15 đến 0,5

Từ 43,5 đến 145,0

  1. Y tế

20.1. Hệ điều trị

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Cơ sở khám chữa bệnh

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Y tế quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

1

Viện

Các chức danh lãnh đạo trong bệnh viện

Từ 0,15 đến 1,1

Từ 43,5 đến 319,0

2

Trung tâm y tế

Các chức danh lãnh đạo trong Trung tâm y tế

Từ 0,15 đến 0,7

Từ 43,5 đến 203,0

3

Trạm chuyên khoa, đội y tế lưu động

Các chức danh lãnh đạo trạm chuyên khoa, đội lưu động y tế, trạm y tế

Từ 0,15 đến 0,5

Từ 43,5 đến 145,0

20.2. Hệ dự phòng

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Các Viện và Trung tâm

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Y tế quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

1

Viện

Các chức danh lãnh đạo trong các Viện

Từ 0,15 đến 1,0

Từ 43,5 đến 290,0

2

Trung tâm

Các chức danh lãnh đạo trong các Trung tâm

Từ 0,15 đến 0,7

Từ 43,5 đến 203,0

3

Đội Y tế dự phòng

Các chức danh lãnh đạo trong các Đội

Từ 0,15 đến 0,5

Từ 43,5 đến 145,0

  1. Văn hoá – Thông tin

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Các tổ chức ngành văn hoá

Chức danh lãnh đạo

 Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Văn hoá – Thông tin quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

1

Thư viện

Các chức danh lãnh đạo trong thư viện

Từ 0,15 đến 1,0

2

 Bảo tàng

Các chức danh lãnh đạo trong bảo tàng

Từ 0,15 đến 1,0

3

Nhà hát

Các chức danh lãnh đạo trong nhà hát

Từ 0,15 đến 0,8

4

Trung tâm văn hoá- thông tin

Các chức danh lãnh đạo trong trung tâm văn hóa – thông tin

Từ 0,15 đến 0,7

5

Đoàn nghệ thuật

Các chức danh lãnh đạo trong đoàn nghệ thuật

Từ 0,15 đến 0,6

  1. Báo, đài thuộc Bộ, ngành, địa phương

Đơn vị tính: 1.000đồng

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Bộ Văn hoá -Thông tin quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

Các chức danh lãnh đạo của các báo, đài thuộc Bộ, ngành, địa phương

Từ 0,15 đến 1,0

Từ 43,5 đến 290,0

  1. Thể dục thể thao

Đơn vị tính: 1.000đồng

Các trung tâm

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Uỷ ban Thể dục Thể thao quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của Liên Bộ Nội vụ – Tài chính

Trung tâm thể thao và các câu lạc bộ thể dục thể thao

Các chức danh lãnh đạo trong các Trung tâm thể thao và câu lạc bộ thể dục thể thao

Từ 0,15 đến 0,90

Từ 43,5 đến 290,0

  1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước được cử sang giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách Hội và các tổ chức phi Chính phủ

24.1. Hội và tổ chức phi Chính phủ ở Trung ương:

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Chức danh lãnh đạo

Hạng I

Hạng II

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Chủ tịch

1.30

377,0

1.10

319.0

2

Phó Chủ tịch

1.10

319,0

0.90

261.0

3

Trưởng ban và tương đương

0.90

261,0

0.60

174.0

4

Phó trưởng ban và tương đương

0.70

203,0

0.40

116.0

5

Trưởng phòng (thuộc ban) và tương đương

0.50

145,0

 

6

Phó trưởng phòng

0.40

116,0

Ghi chú:

  1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước được cử sang giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách Hội và các tổ chức phi Chính phủ thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức chuyên môn đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Trường hợp Chủ tịch Hội và các tổ chức phi Chính phủ ở Trung ương đã được xếp lương theo chức danh Bộ trưởng và tương đương trở lên thì không hưởng phụ cấp chức vụ.
  2. Trường hợp theo Điều lệ hoạt động của tổ chức mà có các chức danh lãnh đạo khác chưa nêu ở bảng trên, thì Hội hoặc tổ chức phi Chính phủ thoả thuận với Bộ Nội vụ để áp dụng mức phụ cấp chức vụ cho phù hợp.
  3. Các chức danh lãnh đạo trong các tổ chức trực thuộc Hội và trực thuộc các tổ chức phi Chính phủ ở Trung ương (gọi là Ban, phòng và tương đương) được hưởng phụ cấp chức vụ khi được Bộ Nội vụ thoả thuận thành lập.

24.2. Hội và các tổ chức phi Chính phủ ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT

Chức danh lãnh đạo

Hạng I

Hạng II

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Chủ tịch

1.00

290,0

0.90

261,0

2

Phó Chủ tịch

0.80

232,0

0.70

203,0

3

Trưởng ban và tương đương

0.60

174,0

0.50

145,.0

4

Phó trưởng ban và tương đương

0.40

116,0

0.30

87,0

Ghi chú:

  1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước được cử sang giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách Hội và các tổ chức phi Chính phủ thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức chuyên môn đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
  2. Các chức danh lãnh đạo trong các tổ chức trực thuộc Hội và trực thuộc các tổ chức phi Chính phủ ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Ban, phòng và tương đương) được hưởng phụ cấp chức vụ khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập.
  3. Trường hợp theo Điều lệ hoạt động của tổ chức mà có các chức danh lãnh đạo khác chưa nêu ở bảng trên, thì Hội hoặc tổ chức phi Chính phủ thoả thuận với Sở Nội vụ để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mức phụ cấp chức vụ cho phù hợp.
  4. PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN

Đơn vị tính: 1.000đồng

Số TT

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

Bộ trưởng

Tuỳ bố trí nhân sự để xếp lương và phụ cấp cho phù hợp. Trường hợp xếp lương theo cấp hàm sĩ quan thì hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bằng 1,50.

2

Tổng tham mưu trưởng

1.40

406.0

3

Tư lệnh quân khu

1.20

348.0

4

Tư lệnh quân đoàn

1.10

319.0

5

Phó tư lệnh quân đoàn

1.00

290.0

6

Sư đoàn trưởng

0.90

261.0

7

Lữ đoàn trưởng

0.80

232.0

8

Trung đoàn trưởng

0.70

203.0

9

Phó trung đoàn trưởng

0.60

174.0

10

Tiểu đoàn trưởng

0.50

145.0

11

Phó tiểu đoàn trưởng

0.40

116.0

12

Đại đội trưởng

0.30

87.0

13

Phó đại đội trưởng

0.25

72.5

14

Trung đội trưởng

0.20

58.0

Ghi chú: Các chức danh lãnh đạo khác thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân được xác định theo nguyên tắc tương đương, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định cụ thể sau khi có thoả thuận của liên Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính.

Download văn bản: Download