Giãn tĩnh mạch gây ra đau, mệt mỏi, nhói đau và nặng ở chân. Các tĩnh mạch phồng lên cũng ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và khiến người bệnh mất tự tin. Hãy tham khảo một số cách chữa giãn tĩnh mạch tại nhà.
- Dấm táo
Nhờ đặc tính chống viêm, giấm táo giúp chữa giãn tĩnh mạch. Bôi giấm táo lên da và xoa bóp nhẹ nhàng khu vực này. Thực hiện điều này mỗi ngày trước khi đi ngủ.
- Tỏi, nước cam và dầu ô liu
Nghiền 6 tép tỏi và trộn nước ép 3 quả cam, 2 muỗng dầu ô liu. Bôi hỗn hợp trên tĩnh mạch trong khoảng 15 phút theo chuyển động tròn và để yên 15 phút. Lặp lại điều này hàng ngày.
- Rau mùi tây
Rau mùi tây cũng điều trị giãn tĩnh mạch rất hiệu quả. Thái một ít mùi tây và cho vào một cốc nước. Đun sôi từ 5-7 phút và để nguội. Thêm một ít tinh dầu vào và bôi lên khu vực bị ảnh hưởng. Thực hiện hai lần một ngày đến khi khỏi.
- Nước cây phỉ (witch hazel)
Nước cây phỉ giúp điều trị các tĩnh mạch bị sưng. Lấy bông ngâm trong nước cây phỉ và đắp lên da trong 10-15 phút. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Là cải bắp
Lá cải bắp cũng có thể làm giảm sưng tĩnh mạch. Cắt lá bắp cải cho vào máy xay sinh tố. Thêm một ít nước để xay thành bột nhão. Bôi lên khu vực bị sưng. Che vùng đó bằng vải cotton và để chúng trong 2 giờ. Rửa sạch bằng nước.
- Gừng
Gừng giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện giãn tĩnh mạch. Cắt gừng tươi thành từng miếng. Thêm chúng vào một ly nước sôi, để trong 10 phút. Lọc nước và thêm mật ong để uống 2-3 lần/ngày.
- Dầu ô liu và vitamin E
Dầu ô liu và vitamin E giúp giúp làn da mềm mại và đàn hồi. Trộn tỷ lệ bằng nhau của dầu ô liu và vitamin E. Hơ ấm trên lửa nhỏ rồi bôi trên da và massage trong một vài phút.
- Nha đam, cà rốt và giấm táo
Lấy 3 lá nha đam, một củ cà rốt và 1/2 chén giấm táo xay nhuyễn trộn đều, bôi lên các khu vực tĩnh mạch. Để yên trong 30 phút và rửa sạch. Ảnh: BS.
Theo phunugiadinh.vn