Họ là những anh hùng, nhưng họ cũng là những người con gái

Đăng lúc: 17-05-2019 10:24 Sáng - Đã xem: 216 lượt xem In bài viết

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (1959 – 2019); 10 năm thành lập Hội Nữ chiến sỹ Trường Sơn, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn tổ chức triển lãm “Kiêu hãnh Trường Sơn” để tôn vinh những đóng góp, hi sinh trên tuyến đường Trường Sơn, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ sau với các thế hệ đi trước, chia sẻ với những nỗi đau phía sau cuộc chiến để thêm yêu hòa bình và gìn giữ độc lập dân tộc[i].

Đến dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; ; Đại tá Vũ Phúc Hậu, Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Binh đoàn 12; Thiếu tướng Võ Sở, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam; Tiến sĩ Lê Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội Nữ chiến sỹ Trường Sơn Việt Nam; Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và các thế hệ cán bộ lãnh đạo Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam… Hàng trăm các cựu nữ chiến sỹ Trường Sơn từ nhiều tỉnh thành cũng về tham dự lễ khai mạc.

Triển lãm gồm 3 chủ đề: Dấu ấn một huyền thoại; Những bông hồng thép; Phía sau cuộc chiến, tái hiện một con đường thời gian về Trường Sơn với sự bền bỉ. của ý chí, sức mạnh của trái tim, khát vọng của tuổi trẻ và cả những hồn nhiên của đời thường…

Đáng chú ý, triển lãm như những thước phim chậm rãi tua lại để đến đúng khoảnh rừng đó, con suối nọ, trên chiếc xe kia, tại những hố bom này, trong những đêm mùa khô thiếu nước đến hanh hao, hay những ngày ngụp lặn trong mùa mưa cả tháng quần áo không khô… để hiểu hơn về lực lượng đặc biệt: Những cô gái trên tuyến đường Trường Sơn. Con đường Trường Sơn đã để lại những cái tên trở thành huyền thoại như mười cô gái TNXP Ngã ba Đồng Lộc; Tiếu đoàn nữ chiến sĩ Trưng Trắc của tỉnh Hà Tây; Đội nữ chiến sĩ lái xe mang tên người nữ anh hùng quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Hạnh; Tiểu đoàn Vận tải 232 thuộc Cục hậu cần Quân khu V. Và các anh hùng: Hồ Kan Lịch[ii], La Thị Tám[iii], Nguyễn Thị Huấn[iv], Hồ Thị Thu Hiền[v], Đinh Thị Thu Hiệp[vi]

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã từng thán phục: “Trên chiến trường Trường Sơn, trên tuyến đường mang tên Bác Hồ vĩ đại có đội ngũ nữ chiến sĩ Trường Sơn “huyền thoại của huyền thoại” – có mặt ở mọi nơi, mọi thời điếm, mọi công tác, mọi binh chủng. Công tác, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mang trên mình khí phách Bà Trưng, Bà Triệu.”

Họ là những anh hùng. Nhưng họ cũng là những người con gái[vii].

Dựa trên lời kể cùng chân dung của 60 cựu nữ chiến sĩ, thanh niên xung phong, cuộc sống nơi chiến trường Trường Sơn được hiện lên đậm màu lính nhưng cũng đậm chất nữ tính với những câu chuyện dung dị, đời thường chứa đụng nỗi niềm của những người con gái nơi chiến trường. Cái thời mà mái tóc dài, đen mượt là một trong những chuẩn mực vẻ đẹp. của người con gái, vậy mà “vào chiến trường hay bị sốt rét nên tóc rụng hàng ngày, có chị rụng trọc cả đầu”. Người khóc, người hoảng sợ nên không dám chải đầu vì tùng mảng tóc cứ rời ra Đâu chỉ có vậy, ghẻ lở, sốt rét, bệnh phụ khoa cũng là “đặc sản” trên đất Trường Sơn và cũng chỉ có phụ nữ mới hiểu cái vất vả khi đến tháng mà điều kiện thì không đáp ứng: “Ở chiến trường con gái đến tháng kho vô cùng. Cả ngày hành quân, toi nghỉ chân nếu cạnh suối thì không nói làm gì chứ ở lưng chừng đèo thì đành phải thay và quẩn lại cho vào ba lô, đợi ngày hôm sau hành quân qua suối thì git”. Vào chiến trường, bom đạn, cái chết các chị không sợ nhưng lại “sợ vắt, sợ xấu, sợ ma khi đi hành quân trong bóng đêm” hay “phát khóc khỉ gặp trăn” trong lúc đi hái rau rừng. Họ đã trải qua những xúc cảm cùng cực nhiều hơn cả một đời người có thế có: yêu thương, căm thù, ám ảnh, mất mát, sợ hãi, kiên cường… Thực sự, không nơi nào mà quyết tâm được thể hiện rõ như thái độ của những con người sống và chiến đấu dọc con đường Hồ Chí Minh.

Khi chiến tranh đã lùi xa những “cô gái” bước ra từ cuộc chiến tiếp tục đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nhưng vẫn không quên nghĩa cử cao đẹp, tri ân tới các đồng đội đã ngã xuống. Cho đến hôm nay, trong họ vẫn mãi tỏa sáng một niềm Kiêu hãnh Trường Sơn.

Trong lễ khai mạc, Ban tổ chức đã trao 60 phần quà cho các nữ chiến sỹ Trường Sơn có hoàn cảnh khó khăn, tặng bằng khen, quà cho các nhà tài trợ. Triển lãm kéo dài từ ngày 16/5/2019 đến ngày 15/7/2019 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Trước khi khai mặc triển lãm, Ban Tổ chức đã tổ chức họp báo, giới thiệu 10 gương mặt tiên biểu:

  1. Tiến sĩ Lê Thị Phương Thảo (1948) – nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam, Trường ban Liên lạc toàn quốc Nữ chiến sĩ Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh. Bà Thảo nhập ngũ ngày 22/6/1965 thuộc đội C458 sau là C5 Đội 25 anh hùng. Công việc trong thời gian quân ngũ là phá đá mở đường và san lấp hố bom cho đường 20 Quyết Thắng (thuộc cụm trọng điểm ATP Trường Sơn). Tháng 6/1968, bà được chọn cử vào đoàn đại biểu ra Thù đô báo cáo thành tích và nhận Cờ thi đua cùa TW Đảng cho những thành tích xuất sắc của Đội 25 TNXP. Sau đó, bà được cử đi học Đại học khóa I tại trường Tuyên Giáo TW (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Sau khi tốt nghiệp bà được phân về nghiên cứu, giảng dạy tại trường Nguyễn Ải Quốc II nay là Học viện chính trị Hồ Chí Minh. Trong thời gian công tác và giữ chức Phó giám đốc Học viện. Bà là một người luôn hăng hái với công việc ở Hội TS và cũng là một người đồng chí luôn hết lòng với dồng đội.

2. Thạc sĩ Ngô Thị Tuyết (1953), Phó trường ban thường trực Ban Liên lạc toàn quốc Nữ chiến sĩ Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh. Bà Tuyết nhập ngũ tháng 5/1971 thuộc E572 (thuộc Đoàn 559); đây là trung đoàn giao liên vận tài cơ giới nhận nhiệm vụ lễ tân đón tiếp phục vụ các đoàn khách ra vào tuyến. Tháng 5/1975, bà chuyển ngành về công tác tại huyện Hoài Đức, làm Trưởng ban Tuyên giáo… Bị nhiễm chất độc màu da cam nhưng bà vẫn tham gia nhiệt tình trong Ban liên lạc Hội TS, Hội nữ CSTS, tổ chức những hoạt động thăm hỏi nghĩa tình tới những đồng đội.

3. Đồng Thi Mai (1954), Phó Trưởng ban Liên lạc toàn quốc Nữ chiến sĩ Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh. Nhập ngũ tháng 6/1971, tiểu đoàn nữ Trưng Trắc, công tác tại Sư đoàn 472, Ban Thông tin Đoàn 559. Bà Mai được phân làm trưởng trạm thu phát với công việc hằng ngày: Chuyển, phát thư từ, công văn mật, tạp chí, sách báo về các đầu mối. Năm 1973, Sư đoàn 472 chuyển từ sư đoàn khu vực thành sư đoàn công binh để chuẩn bị cho tổng tiến công giải phóng miền Nam. Từ đây bà trở thành lính công binh, phá núi, mờ đường. Kết thúc chiến tranh, bà nhận công tác khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa Sơn Tây và làm việc tại đây cho đến khi về hưu. Tham gia nhiệt tình trong Ban liên lạc Hội TS, Hội nữ CSTS tổ chức những hoạt động thăm hỏi nghĩa tình tới những đồng đội.

4. Nguyễn Thị Thu Yến (1955), Phó Trưởng ban Liên lạc toàn quốc Nữ chiến sĩ Trường Son – Đường Hồ Chí Minh. Nhập ngũ 8/1974, D16, Thông tin bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Công việc hằng ngày chuyển công văn, thư báo cho các đon vị trên toàn tuyến từ Bắc và Nam và ngược lại. Tháng 1/1977 bà chuyển sang công tác ờ Bộ Công An, nghi hưu 2003. Bà tham gia nhiệt tinh trong Ban Liên lạc Hội TS, Hội nữ CSTS tổ chức những hoạt động thăm hỏi nghĩa tình tới những đồng đội.

5. Thầy thuốc ưu tủ – Bác sĩ Trần Thị Thục Oanh, Bà là bác sĩ quân y, tham gia chiến dịch Điện Biên Phù (1954) và chiến trường Tây Nguyên (B3), rồi Quân y viện 108 (nay đã nghi hưu).

6. Nguyến Thị Diệp (1950), TNXP chống Mỹ cứu nước ở miền Bắc. Bà đã sửa tuổi trong hộ khấu đế được nhập ngũ 7/1965, làm cán bộ Kỹ thuật của Đại đội 427 (thường gọi là Đại đội 816 – Khu Hai Bà Trưng – Hà Nội). Nhiệm vụ chủ yếu là lên kế hoạch thi công mở đường, đo đạc, căng dây giao cho các tiểu đội thi công theo bàn vẽ kỹ thuật, san lấp hố bom, chặt cây lót đường, làm kè cho những đoàn xe qua. Tháng 5/1969 ra quân, theo học trường Sư phạm Tiểu học Hà Nội và được phân về giảng dạy tại Trường tiểu học Kim Liên giữ chức vụ hiệu trưởng.

7. Ngô Ngọc Thanh (1954). Bà nhập ngũ tháng 6/1971 thuộc Trung đội vô tuyến điện của C1- D226 -F472, Đoàn 559. Công việc hàng ngày là ngồi quay máy phát điện để cấp nguồn cho đài 15W hoạt động. Sau 3 năm ờ chiến trường, bà dược ra Bắc học tập, tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân với tấm bằng loại ưu và về công tác ở Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Từ vị trí nhân viên nay là Chù tịch Hội đồng Quản trị. Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, một trong 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

8. Nguyễn Thị Bích Liên (1949), là chiến sĩ Đoàn Văn công “Tiếng hát át tiếng bom ” phục vụ văn công ở chiến trường. Hiện bà là Trưởng đoàn văn nghệ Lá đỏ của Hội Cựu TNXP Hà Nội, thường xuyên đi phục vụ các hoạt động truyển thống.

9. Nguyễn Thị Bình (1956) – Phó Chủ tịch Hội nữ chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam (phụ trách các tỉnh Phía Nam), Phó chủ nhiệm CLB nữ gia đỉnh Doanh nhân Trường Sơn Việt Nam. Bà Bình nhập ngũ 8/1973 thuộc F473, Đoàn 559 phụ trách liên lạc tiểu đoàn trên đường hành quân vào chiến trường và tiếp khách Bộ Tư lệnh F473. Sau khi ra quân bà về công tác tại Công ty Du lịch Hà Nam Ninh, sau đó chuyển vào công tác tại Sở Khoa học Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi về hưu. Bà tham gia nhiệt tình trong Ban liên lạc Hội Trường Sơn, Hội nữ Chiến sỹ Trường Sơn, tổ chức những hoạt động thăm hỏi nghĩa tình tới những đồng đội.

10. Trần Thị Chung (1955), Phó Chù tịch Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân Trường Sơn. Bà nhập ngũ 5/1972, vào Binh trạm 44, Sư đoàn 471, Đoàn 559, làm tiểu đội trường nuôi quân cùa Binh trạm. Sau khi ra quân về công tác tại Đại học Luật Hà Nội, rồi làm Chù tịch Hội chữ Thập đỏ quận cầu Giấy. Năm 2010 bà về hưu và làm doanh nghiệp, là Bí thư chi Bộ công ty. Bà đóng góp tài chính cho các hoạt động tri ân của Hội Nữ chiến sỹ Trường Sơn.

Một số hình ảnh trong triển lãm

ĐST


[i]  Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đẵ hy sinh; hơn 30.000 người bị thương trên đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ cứu nước.

[ii] Hồ Kan Lịch (sinh năm 1943) là một trong những nữ anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên trên dải Trường Sơn. Bà là người dân tộc Pa Kô, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế

[iii] La Thị Tám (sinh tháng 10 năm 1949 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một nữ anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nguyên mẫu nữ nhân vật trong bài hát “Người con gái sông La” của nhạc sĩ Doãn Nho. 

[iv] Nguyễn Thị Huấn, nguyên Chính trị viên Đại đội 2, tiểu đoàn nữ Thanh niên xung phong 232, Cục Hậu cần, Quân khu V được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân theo Quyết định số 738/QĐ-CTN ngày 28/5/2010

[v] Hồ Thị Thu Hiền sinh ngày 21/11/1947 ở Hưng Phú, Hưng Nguyên. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn từ tháng 5/1969 đến tháng 10/1972 với cương vị là Đại đội trưởng Đại đội 202 đội 241, đồng chí Hồ Thị Thu Hiền đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, đảm bảo mạch máu giao thông trên các tuyến đường… Ngày 5 tháng 12 năm 2007, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 1846/2007/ QĐ/CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đồng chí Hồ Thị Thu Hiền

[vi] Bà quê ở ở xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. năm 1972, bà vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

[vii]  Có 18.000 nữ chiến sỹ, nữ TNXP, nữ dân công hỏa tuyến… tham gia trên tuyến đường Trường Sơn