Thử thách trên Đường 20 Quyết Thắng

Đăng lúc: 07-10-2017 3:31 Chiều - Đã xem: 131 lượt xem In bài viết

 

Sau những ngày gian khổ ác liệt, hy sinh những vô cùng vẻ vang ở các trọng điểm của Thanh Hóa như cầu Tào, cầu Hàm Rồng, ga Thị xã, Núi Nhồi, Đò Lèn, Đội TNXP 81 hầu hết quê ở Thái Bình, Hà Tây được lệnh lên đường vào Trường Sơn.

Tuổi trẻ đã qua thử thách, rèn luyện trong lửa đạn, biết rằng phía trước là ác liệt, hy sinh, nhưng vào gần chiến trường ai nấy đều háo hức lập công.

Ảnh: Đồng Sỹ Tiến

Sau gần một tháng hành quân, Đội 81 vào đến Đường 20 Quyết Thắng, được Binh trạm 14 nhận quân và chỉ huy. Đường 20 Quyết Thắng có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ tuyến vận tải chiến lược của ta. Đơn vị 81 được giao phụ trách một khu vực trọng điểm ác liệt nhất từ ngầm Bùng đường 15 đến K12 đường 20. Đây chính là khu “Tam giác lửa” được mệnh danh là “cửa tử”. Hai bên đều hiểu tính chất quyết định ở khu trọng điểm này. Riêng khu vực K12 đường 20 đã là một hình ảnh thu nhỏ, một bản anh hùng ca của tuyến đường Trường Sơn. Nơi đây, một bên là núi cao thẳng đứng, một bên là dòng suối Trạ Ang nước chảy xiết ra động Phong Nha. Một vị trí xung yếu như vậy nên không quân Mỹ đã huy động sức mạnh tối đa đánh phá. Ở tuyến đường Trường Sơn có bị đánh phá bằng vũ khí, phương tiện, bom đạn gì, thì ở K12 có.

 Chúng tôi nhận xong địa bàn và nhiệm vụ cụ thể cũng là lúc đang mùa mưa năm 1968, mùa của những chiến công và cũng là mùa ác liệt, thử thách và hy sinh của toàn tuyến vận tải chiến lược. Ở bất cứ nơi nào, TNXP chúng tôi cũng có mặt trước, trong và sau mỗi trận đánh.

Nhận nhiệm vụ xong, ổn định tạm thời nơi ăn chốn ở cho đơn vị, nửa đêm ngày 29 tháng 8 năm 1968, tôi nhận được lệnh khẩn của Sở Chỉ huy lên gặp Binh trạm trưởng Hoàng Trá để nhận nhiệm vụ. Tôi khẩn trương về Sở Chỉ huy. Sau khi thăm hỏi tình hình sức khỏe, tổ chức và lực lượng của đơn vị, Chính ủy và Binh trạm trưởng cho biết suốt mấy ngày địch tập trung đánh phá hết sức ác liệt, các trọng điểm ở đầu đường 20, trong đó điểm then chốt K12 đã tắc hoàn toàn. Binh trạm giao nhiệm vụ cho Đội 81 phải bằng mọi giá thông đường vào 8 giờ tối ngày hôm sau. Chính ủy và Binh trạm trưởng bày tỏ lòng tin tưởng vào đơn vị và hẹn gặp lại tôi tại đỉnh Trạ Ang khi thông đường, giải phóng hàng trăm xe chờ ở hai đầu trọng điểm.

Ngay sáng hôm sau, tôi vượt trọng điểm sang phía Nam chỉ huy C932. Tới nơi không còn nhìn thấy dấu vết của rừng đại ngàn Trường Sơn ở trọng điểm này. Cả một cánh rừng có núi cao, sông sâu không còn một cành cây, ngọn cỏ nguyên vẹn, hầu như không lúc nào ngớt tiếng máy bay và bom đạn. Nhưng cũng chính ở nơi đây tôi mới hiểu hết thế nào là lòng dũng cảm, sự ác liệt và hy sinh cùng sức mạnh phi thường của các đơn vị TNXP.

Toàn đơn vị đã có mặt ở các vị trí được phân công mặc cho bom đạn quân thù gầm rít. Thông xe đúng giờ G là mệnh lệnh của trái tim lúc đó. Tôi và Ban chỉ huy xúc động đến trào nước mắt vì quyết tâm của đơn vị vượt mọi hy sinh gian khổ, mang hết sức mạnh và truyền thống của đơn vị vào trận thử thách đầu tiên trên con đường 20 anh hùng. Cả đơn vị giành giật với kẻ thù từng phút, từng mét đường.

Và máu đã đổ. Nhiều chiến sỹ của C932, TNXP, Tiểu đoàn công binh 335, Đại đội pháo cao xạ 16 đã ngã xuống trọng điểm này. Đồng chí Phạm Thị Nga cùng 3 chiến sĩ công binh hy sinh tại chỗ. Lập tức các đồng chí Dương Thị Bạn, Phạm Văn Lập, Đào Thị Chắn lần lượt thay nhau chiếm lĩnh các cao điểm quan sát máy bay, đánh dấu bom nổ chậm, cảnh giới cho lực lượng ở mặt đường đánh mìn, phá đá san lấp hố bom…Các dồng chí Phí Thị Quyết, Trần Thị Sửu, Hà Thị Nguyệt thoăn thoắt như những con sóc Trường sơn, mỗi người hai tay hai quả mìn định hướng, bất chấp bom đạn, tìm đường ngắn nhất băng mình tới trọng điểm địch đang đánh phá đặt mìn vào các tảng đa lớn theo ý muốn và làm cho máy bay trinh sát OV10 không phát hiện có lực lượng của ta đang sửa đường.

Ảnh: Đồng Sỹ Tiến

Sau gần một tháng hành quân, Đội 81 vào đến Đường 20 Quyết Thắng, được Binh trạm 14 nhận quân và chỉ huy. Đường 20 Quyết Thắng có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ tuyến vận tải chiến lược của ta. Đơn vị 81 được giao phụ trách một khu vực trọng điểm ác liệt nhất từ ngầm Bùng đường 15 đến K12 đường 20. Đây chính là khu “Tam giác lửa” được mệnh danh là “cửa tử”. Hai bên đều hiểu tính chất quyết định ở khu trọng điểm này. Riêng khu vực K12 đường 20 đã là một hình ảnh thu nhỏ, một bản anh hùng ca của tuyến đường Trường Sơn. Nơi đây, một bên là núi cao thẳng đứng, một bên là dòng suối Trạ Ang nước chảy xiết ra động Phong Nha. Một vị trí xung yếu như vậy nên không quân Mỹ đã huy động sức mạnh tối đa đánh phá. Ở tuyến đường Trường Sơn có bị đánh phá bằng vũ khí, phương tiện, bom đạn gì, thì ở K12 có.

 Chúng tôi nhận xong địa bàn và nhiệm vụ cụ thể cũng là lúc đang mùa mưa năm 1968, mùa của những chiến công và cũng là mùa ác liệt, thử thách và hy sinh của toàn tuyến vận tải chiến lược. Ở bất cứ nơi nào, TNXP chúng tôi cũng có mặt trước, trong và sau mỗi trận đánh.

Nhận nhiệm vụ xong, ổn định tạm thời nơi ăn chốn ở cho đơn vị, nửa đêm ngày 29 tháng 8 năm 1968, tôi nhận được lệnh khẩn của Sở Chỉ huy lên gặp Binh trạm trưởng Hoàng Trá để nhận nhiệm vụ. Tôi khẩn trương về Sở Chỉ huy. Sau khi thăm hỏi tình hình sức khỏe, tổ chức và lực lượng của đơn vị, Chính ủy và Binh trạm trưởng cho biết suốt mấy ngày địch tập trung đánh phá hết sức ác liệt, các trọng điểm ở đầu đường 20, trong đó điểm then chốt K12 đã tắc hoàn toàn. Binh trạm giao nhiệm vụ cho Đội 81 phải bằng mọi giá thông đường vào 8 giờ tối ngày hôm sau. Chính ủy và Binh trạm trưởng bày tỏ lòng tin tưởng vào đơn vị và hẹn gặp lại tôi tại đỉnh Trạ Ang khi thông đường, giải phóng hàng trăm xe chờ ở hai đầu trọng điểm.

Ngay sáng hôm sau, tôi vượt trọng điểm sang phía Nam chỉ huy C932. Tới nơi không còn nhìn thấy dấu vết của rừng đại ngàn Trường Sơn ở trọng điểm này. Cả một cánh rừng có núi cao, sông sâu không còn một cành cây, ngọn cỏ nguyên vẹn, hầu như không lúc nào ngớt tiếng máy bay và bom đạn. Nhưng cũng chính ở nơi đây tôi mới hiểu hết thế nào là lòng dũng cảm, sự ác liệt và hy sinh cùng sức mạnh phi thường của các đơn vị TNXP.

Toàn đơn vị đã có mặt ở các vị trí được phân công mặc cho bom đạn quân thù gầm rít. Thông xe đúng giờ G là mệnh lệnh của trái tim lúc đó. Tôi và Ban chỉ huy xúc động đến trào nước mắt vì quyết tâm của đơn vị vượt mọi hy sinh gian khổ, mang hết sức mạnh và truyền thống của đơn vị vào trận thử thách đầu tiên trên con đường 20 anh hùng. Cả đơn vị giành giật với kẻ thù từng phút, từng mét đường.

Và máu đã đổ. Nhiều chiến sỹ của C932, TNXP, Tiểu đoàn công binh 335, Đại đội pháo cao xạ 16 đã ngã xuống trọng điểm này. Đồng chí Phạm Thị Nga cùng 3 chiến sĩ công binh hy sinh tại chỗ. Lập tức các đồng chí Dương Thị Bạn, Phạm Văn Lập, Đào Thị Chắn lần lượt thay nhau chiếm lĩnh các cao điểm quan sát máy bay, đánh dấu bom nổ chậm, cảnh giới cho lực lượng ở mặt đường đánh mìn, phá đá san lấp hố bom…Các dồng chí Phí Thị Quyết, Trần Thị Sửu, Hà Thị Nguyệt thoăn thoắt như những con sóc Trường sơn, mỗi người hai tay hai quả mìn định hướng, bất chấp bom đạn, tìm đường ngắn nhất băng mình tới trọng điểm địch đang đánh phá đặt mìn vào các tảng đa lớn theo ý muốn và làm cho máy bay trinh sát OV10 không phát hiện có lực lượng của ta đang sửa đường.

Một cuộc chiến không cân sức. Đến 3 giờ chiều máy bay địch lại đánh phá lần nữa, hòng ngăn chặn triệt để các đoàn xe, đoàn quân tiến lên phía trước và gây khó khăn cho sự khắc phục của ta. Nguy hiểm hơn, lần này chúng thả cả bom bi nổ chậm. Chúng toi hiểu rằng máy bay Mỹ đã trực tiếp tìm diệt và ngăn chặn lực lượng TNXP của chúng ta. Đang bí vì chúng tôi chưa quen xử lý loại bom bi độc ác này, bất chợt đồng chí Trương Kinh hô to: “Tất cả tập trung nhặt bom bi vứt xuống vực” Đồng chí Kinh lao ra, cả đơn vị lao ra, nhặt bom bi vứt xuống vực. Xong việc các chiến sĩ bảo nhau “Bom bi rốc két không bàng tiếng hét Trương Kinh”.

Suốt một ngày chiến đấu vô cùng ác liệt, hàng chục chiến sĩ đã hy sinh, người này ngã xuống, người khác xông lên và người chiến thắng cuối cùng là chúng tôi. Đúng 8 giờ tối hai cánh quân từ hai phía đã gặp nhau trên đỉnh Trạ Ang, dồn dập những cái bắt tay, những nụ cười và nước mắt. Binh trạm trưởng Hoàng Trá ôm trầm lấy tôi rưng rưng xúc động và giao cho tôi rưng rưng xúc động và giao cho tôi hạ lệnh bắn súng thông đường! Sau hai loạt đạn của đồng chí Tỉnh – chiến sĩ liên lạc – đoàn xe phía Bắc rùng rùng chuyển bánh, những chiến sĩ TNXP  xuống mặt đường hướng dẫn xe. Tiếng chào hỏi, cảm ơn, tiếng còi xe, tiếng gọi nhau, lời tạm biệt vang trên trọng điểm K12, vang đến rừng cây vách núi của rừng Trường Sơn.

Suốt đêm đơn vị vừa có lưkcc lượng ở mặt đường vừa có lực lượng giải quyết hậu quả và tổn thất của một ngày chiến đấu. Ngay sau đó tôi về Đội điều trị 52 thăm các chiến sĩ bị thương, Thủ trưởng binh trạm tặng một bọc thuốc lá sợi, tôi chia đều cho cả đơn vị, làm ấm thêm nghĩa tình đồng chí.

Tôi nhìn anh em lòng nhập tràn bao suy nghĩ: Thử thách đầu tiên; thắng lợi mở màn, hy sinh mất mát. Và rồi đêm nay, ngày mai cái gì sẽ đến.

Hậu phương thì xa, chiến trường thì kề cận và những cuộc chiến đấu mới đang chờ…

Hoàng Công Ánh,
Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Thái Bình, nguyên Đội phó Đội 81 TNXP