Sống tốt phải nhớ 3 không

Đăng lúc: 19-06-2020 8:14 Sáng - Đã xem: 172 lượt xem In bài viết

DẬY SỚM 3 KHÔNG ĐƯỢC:

1. Không được bật người dậy:

Buổi sáng khi vừa mới thức dậy, cơ thể sau một đêm nghỉ ngơi vẫn còn trong trạng thái hỗn độn. Khi ngủ, tim sẽ đập chậm hơn, tốc độ truyền máu cũng chậm hơn.

Nếu lúc này, vội vàng bật dậy, máu đột nhiên trào ngược, dễ gây xuất huyết não, bệnh tim mạch.

Thầy thuốc xưa nhắc nhở rằng: “Bình minh tỉnh dậy, phải tỉnh tim trước rồi mới tỉnh mắt, hai tay xoa nóng, chườm lên mắt nhiều lần, mắt trái, mắt phải, mỗi bên đảo 9 lần, bịt mắt một lúc, rồi mở to“.

Trước khi ngồi dậy, nằm thẳng trên giường, hai tay xoa vào nhau cho nóng, rồi dùng lòng bàn tay bịt mắt lại. Lặp lại vài lần, rồi chuyển động nhãn cầu, mở mắt và ngồi dậy.

Làm như vậy có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ thần kinh mặt, tránh bị kích thích bởi gió lạnh.

2. Không được nhịn đại tiện, tiểu tiện:

Sáng sớm là lúc đại tràng hoạt động mãnh liệt nhất. Lúc này, đại tràng vừa kết thúc công tác hấp thụ dinh dưỡng, chuẩn bị đào thải chất thải và cặn bã.

Những người ăn uống điều độ, có sức khỏe thường sẽ muốn đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Đại tiện, tiểu tiện quy luật là tiêu chí đánh giá các cơ quan trong cơ thể người có hoạt động bình thường hay không?

Đại tiện, tiểu tiện đúng giờ sau khi thức dậy giúp giảm gánh nặng cho đại tràng và gan, giúp giảm áp lực cho bàng quang.

Do vậy, một khi muốn đi vệ sinh, tuyệt đối không được nhịn, nên nhanh chóng đào thải.

Sau khi ngủ dậy, có thể uống cốc nước, giúp giữ ẩm đường ruột, hỗ trợ cơ thể thải độc.

3. Không được coi thường bữa sáng:

Buổi sáng sớm là lúc thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ nhất trong ngày.

Nếu không ăn bữa sáng, dạ dày vận hành trong trạng thái trống rỗng sẽ dễ gây tổn thương lục phủ ngũ tạng.

Nhất là sau khi “thải độc” buổi sáng, càng phải nhanh chóng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Do vậy, thời gian ăn sáng không nên trì hoãn, phân lượng không nhiều, không ít, dùng bữa không được vội vàng.

Chịu khó dậy sớm 30 phút, thưởng thức bữa sáng một cách khoan khoái. Chỉ khi có đầy đủ dinh dưỡng, mới giúp bạn có đủ năng lượng để làm việc và học tập cả ngày.

CƠM XONG 3 KHÔNG VỘI:

1. Không vội nằm xuống:

Ăn no vội nằm là chỉ vừa ăn no xong liền vội vàng nằm xuống nghỉ ngơi. Thức ăn trong bụng chưa kịp tiêu hóa, tích tụ dễ sinh bệnh tật.

Thế nên mới có câu nói: “Sau ăn đi trăm bước, sống đến 100 tuổi“. Nên đi bộ, vận động nhẹ nhàng sau ăn sẽ rất tốt cho tiêu hóa.

Vừa thúc đẩy tiêu hóa, vừa giúp khí huyết lưu thông, có lợi cho sức khỏe.

2. Không vội vận động mạnh:

Khi vừa mới ăn no xong, trong dạ dày vẫn còn một lượng lớn thức ăn chưa tiêu hóa. Nếu vội vàng vận động mạnh, dễ khiến bị sa dạ dày. Do vậy, không nên vội vàng vận động mạnh ngay sau khi ăn.

Sau ăn nên nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng, mới nên đi lại nhẹ nhàng, vận động sao cho cơ thể hơi ấm lên là đủ.

3. Không vội ăn hoa quả:

Ngũ cốc là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng, hoa quả là thực phẩm hỗ trợ, gia cầm và gia súc là thực phẩm bồi bổ, rau củ là thực phẩm bổ sung.

Ngũ cốc, rau quả và các loại thịt là nguồn chuyên cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản nhất cho cơ thể người. Ăn chút hoa quả sau bữa cơm có tác dụng bổ sung vitamin và chất xơ.

Nhưng nếu ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày vốn đang no chướng. Vậy nên, đợi thức ăn tiêu hóa một lúc rồi bổ sung thêm hoa quả phù hợp là tốt nhất.

TRƯỚC NGỦ 3 KHÔNG NÊN:

1. Không ăn đêm:

Một số người thích ăn đêm, đặc biệt là những thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ nướng…

Những thức ăn này sẽ mang lại gánh nặng to lớn cho tỳ tạng.

Tỳ tạng có liên quan mật thiết với chức năng tiêu hóa trong cơ thể. Nước bọt là do tỳ tạng sản sinh và kiểm soát.

Tỳ tạng khỏe mạnh giúp kiểm soát nước bọt không bị tràn ra miệng. Nhưng nếu tỳ tạng phải chịu gánh nặng lớn, mất chức năng kiểm soát sẽ gây ra hiện tượng “chảy nước miếng” khi ngủ.

2. Không nên quá kiệt sức:

Đêm tối là lúc dương khí quy tụ, âm khí trỗi dậy.

Nếu quá kiệt sức trước khi ngủ, sẽ khiến dương khí suy kiệt, hao tổn khí huyết. Khí hư thiếu máu khiến giấc ngủ bất an, mê man, không được sâu giấc.
Do vậy, trước khi ngủ không nên quá kiệt sức, cho cơ thể một khoảng thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để có một giấc ngủ sâu.

3. Không nên suy tư, lo lắng:

Quá sức trước khi ngủ khiến cơ thể bất an. Lo lắng, suy tư trước khi ngủ khiến tâm không thể tĩnh.

Muốn bảo đảm chất lượng giấc ngủ, không những phải để cơ thể được nghỉ ngơi, mà còn để tinh thần được thư thái, yên tĩnh trước khi đi ngủ.

Nguồn: baithuocdangianhay