Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH

Đăng lúc: 09-11-2017 9:06 Sáng - Đã xem: 134 lượt xem In bài viết

BỘ LAO ĐỘNG –

THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 24/2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2009

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2008/QĐ-TTG ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp

 mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

 

 

Căn cứ Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp;

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc lập hồ sơ, thủ tục xác nhận đối tượng để thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp như sau:

Điều 1. Đối tượng

  1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng được hưởng chính sách theo Điều 1 Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg) là người tham gia lực lượng thanh niên xung phong tập trung trong kháng chiến chống Pháp (gọi tắt là thanh niên xung phong) bao gồm cả thanh niên xung phong tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh đến hết năm 1958.

  1. Đối tượng không áp dụng
  2. a) Thanh niên xung phong phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân hoặc đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù.
  3. b) Thanh niên xung phong không hoàn thành nhiệm vụ.
  4. c) Thanh niên xung phong thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc đã được Nhà nước mua bảo hiểm y tế thì không thuộc diện áp dụng chế độ bảo hiểm y tế quy định tại Thông tư này.
  5. d) Thanh niên xung phong thuộc đối tượng được hưởng mai táng phí theo quy định hiện hành thì không thuộc diện áp dụng trợ cấp mai táng quy định tại Thông tư này.
  6. e) Thanh niên xung phong đã xuất cảnh bất hợp pháp hoặc định cư ở nước ngoài bất hợp pháp.

Điều 2. Chế độ

  1. Chế độ bảo hiểm y tế
  2. a) Thanh niên xung phong được Nhà nước mua bảo hiểm y tế như đối với thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
  3. b) Quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định hiện hành.
  4. Trợ cấp mai táng
  5. a) Thanh niên xung phong chết, người hoặc tổ chức lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do Luật Bảo hiểm xã hội quy định.
  6. b) Trường hợp đối tượng chế từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu chưa được hưởng chế độ mai táng phí thì người hoặc tổ chức lo mai táng cho đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm y tế

  1. Hồ sơ gồm:
  2. a) Bản khai cá nhân (Mẫu số 01) có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) nơi đối tượng đang thường trú kèm theo giấy tờ sau:

Một trong những giấy tờ (bản sao có công chứng) xác nhận là thanh niên xung phong: thẻ đội viên; giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong; giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong; lý lịch cán bộ, đảng viên có ghi là thanh niên xung phong.

Trường hợp thanh niên xung phong không có giấy tờ nêu trên thì phải có giấy chứng nhận (bản chính) là thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong khánh chiến chống Pháp do Tỉnh, Thành đoàn nơi đối tượng thường trú cấp, dựa trên xác nhận của Hội (hoặc Ban Liên lạc) Cựu thanh niên xung phong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) theo (Mẫu số 02).

  1. b) Danh sách niêm yết công khai.
  2. c) Biên bản xác nhận và đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm y tế đối với thanh niên xung phong (Mẫu số 03).
  3. d) Danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế.
  4. Trách nhiệm lập hồ sơ:
  5. a) Thanh niên xung phong lập bản khai cá nhân.
  6. b) Ủy ban nhân dân cấp xã:

– Tiếp nhận Bản khai cá nhân của thanh niên xung phong và các giấy tờ có liên quan.

– Niêm yết công khai danh sách đối tượng đề nghị giải quyết chế độ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Sau 15 ngày, nếu không có khiếu kiện, thắc mắc của nhân dân thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập Biên bản xác nhận (Mẫu số 3), kèm theo danh sách, hồ sơ và xác nhận vào bản khai đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, chuyển đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), sau đây gọi tắt là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

  1. c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Kiểm tra đối tượng thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

– Lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Phát thẻ bảo hiểm y tế theo danh sách đã được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định.

  1. d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Kiểm tra hồ sơ thanh niên xung phong.

– Lập danh sách người được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

– Đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế, chuyển Phòng Lao động – Thương binh và xã hội cấp theo danh sách.

Điều 4. Hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí

  1. Hồ sơ
  2. a) Thanh niên xung phong đang hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg chết:

– Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

– Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết (Mẫu số 04-A).

  1. b) Thanh niên xung phong chết từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg đến ngày Thông tư có hiệu lực thi hành và thanh niên xung phong không hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg (Mẫu số 04–B).

– Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

– Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết, kèm một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

  1. Trách nhiệm lập hồ sơ
  2. a) Thân nhân lập bản khai thanh niên xung phong từ trần kèm theo giấy khai tử.
  3. b) Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử và một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư này về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
  4. c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm theo các giấy tờ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  5. d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Ghép hồ sơ thanh niên xung phong đang quản lý cấp thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết mai táng phí.

– Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp mai táng (Mẫu số 05)

Điều 5. Tổ chức thực hiện

  1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Tiến hành mua bảo hiểm y tế. Tổ chức chi trả trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức lo mai táng.

– Chủ trì phối hợp với Tỉnh, Thành đoàn: Hội (hoặc Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong tổ chức tuyên truyền rộng rãi nội dung Thông tư này.

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, địa phương phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn giải quyết./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Bùi Hồng Lĩnh

 

Download văn bản: Download