Dịch cân kinh (đơn giản)

Đăng lúc: 11-02-2021 9:49 Chiều - Đã xem: 482 lượt xem In bài viết

Giới thiệu

Năm 917(sau Tây lịch) Đạt Ma sư tổ từ Ấn độ sang Trung hoa thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung sơn-Hà nam xây dựng chùa Thiếu Lâm Tự. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng cũ của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột, do vậy các đệ tử của ông vừa học lý thuyết Phật Pháp vừa phải luyện võ nghệ để tự vệ (môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay).

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém không thể luyện võ được. Tổ Sư bèn truyền một phương pháp luyện tập được gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành mạnh mẽ. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả vì tiêu trừ được các bệnh tật. Ngày nay người ta nghiên cứu phương pháp này, chữa được rất nhiều bệnh.

Nguyên nhân bệnh đều do sự kết tụ của khí huyết làm trở ngại và tắc kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm nên các chất keo, dịch, gan, các chất khô, không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải ra được những chất không cần thiết trong cơ thể ra ngoài.

Theo Dịch Cân Kinh tay vẩy đúng phép, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiết được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Khi chức năng của máu tăng, khí huyết thăng bằng là khỏi bệnh.

Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt, ngủ ngon, làm tăng sức khỏe nói chung và chữa được nhiều chứng bệnh như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, bệnh tim các loại, bán thân bất toại, bệnh hen, thận, suyễn, lao phổi, trúng gió méo mồm, lệch mắt …

   Đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bệnh tật là do khí huyết (Âm, Dương) mất thăng bằng mà sinh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này, nên đối với đa số các loại bệnh, nhất là bệnh mãn tính, đều có thể chữa được cả.

Sở dĩ có bệnh gan là do khí huyết tạng gan không tốt gây nên, khí bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết, do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tỳ vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là hiệu quả tốt.

Về bệnh mắt: luyện Dịch Cân Kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí được cả chứng đục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói: mắt nhở huyết mà nhìn được, khi khí huyết không dẫn đến các bộ phận của mắt, sẽ sinh ra các bệnh về mắt. 

Yêu cầu khi tập luyện Dịch Cân Kinh

  • Phải có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng, không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.
  • Phải lạc quan không lo sợ đang mang bệnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.
  • Bắt đầu luyện cũng không nên làm tổn thương các ngón chân (sau buổi tập vuốt ve các ngón chân, mỗi ngón 9 lần). Nôn nóng muốn khỏi bệnh mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dần mới đúng cách, mới kết quả tốt. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý, để ‘trên nặng dưới nhẹ’ là sai hỏng.
  • Khi vẩy tay đến 600 lần trở lên thường có trung tiện (đánh rắm), hắt hơi, và hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng bừng… chỉ là hiện tượng bình thường đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống, hợp với vũ trụ là ‘Thiên khinh Địa trọng’ (trên nhẹ dưới nặng).

Những phản ứng khi luyện tập Dịch Cân Kinh

Khi luyện tập, cơ thể sẽ có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bệnh, không nên lo nghĩ.

 Liệt kê 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng khác không kể hết được:

1) Đau buốt. 2) Tê dại. 3) Lạnh. 4) Nóng. 5)Đầy hơi. 6) Sưng. 7) Ngứa. 8) Ứa nước miếng. 9) Ra mồ hôi. 10) Cảm giác như kiến bò. 11) Giật gân, giật thịt. 12) Đầu khớp xương có tiếng kêu lục cục. 13) Cảm giác máu chảy dồn dập. 14) Lông tóc dựng đứng. 15) Âm nang to lên. 16) Lưng đau. 17) Máy mắt, mi giật. 18) Đầu nặng. 19) Hơi thở nhiều, thở dốc. 20) Nấc. 21) Trung tiện. 22) Gót chân nhức như mưng mủ. 23) Cầu trắng dưới lưỡi. 24) Đau mỏi toàn thân. 25) Da cứng, da dày rụng đi (chai chân). 26) Sắc mặt biến đi. 27) Huyết áp biến đổi. 28) Đại tiện ra máu. 29) Tiểu tiện nhiều. 30) Nôn, mửa, ho. 31) Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra. 32) Trên đỉnh đầu mọc mụn. 33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân. 34) Chảy máu cam.

Các phản ứng trên đây là do trược khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các khí ứ đọng gọi là bệnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách, làm tăng sức  đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi. Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục luyện tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là khỏi một căn bệnh, cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

Phần thực hành

   Bạn có thể thực hành môn thể dục trợ luân này bất cứ lúc nào trong ngày, khi bụng trống.

  1. Đứng thẳng ưỡn ngực ra, hai chân dang ra song song ngang với tầm vai của mình. Co mười đầu ngón chân lại, bám vào mặt đất. Hơi thở bình thường.
  2. Gồng cứng (lên gân) bắp chuối và bắp vế chân. Hậu môn nhíu lại và thót lên. Suốt buổi tập 2 chân như trồng cây chuối xuống đất. Từ thắt lưng trở xuống luôn cứng, không suy chuyển suốt buổi tập. Phần thân trên để lỏng – (Thiên khinh Địa trọng). Tóm lại đó là tư thế đứng tấn của người luyện võ.
  3. Đầu như dây treo để cổ được thẳng, mắt ngó về phía trước, nhìn về 1 điểm cao hơn mình 1 chút để cổ không trùng xuống. (Cũng có thể nhắm mắt)
  4. Miệng: hai môi chạm nhẹ vào nhau, không mím môi, cũng không hở môi. Hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau. Đầu chót lưỡi để lên nứu răng trên.
  5. Bàn tay: các ngón để sát vào nhau. Khi đánh tay, chủ yếu là đánh ra phía sau, lòng bàn tay sẽ hướng lên trên. Hết đà tay sẽ tự bật về phía trước theo quán tính.

   Nếu muốn mau có kết quả thì tập mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều). Còn nếu có ý chí hơn thì tập 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, chiều). Tập ở ngoài sân hoặc trong nhà đều được, miễn là nơi thoáng khí và yên tĩnh. Không nên tập sau khi ăn no. Khi thấy mệt thì nghỉ ngay, không nên tập quá sức.

   Lúc mới tập nên khởi sự khoảng 200 lần. Sau tăng dần lên đến 800 – 1800 lần

Một số điều cần chú ý khi luyện tập

  1. Số lần vẩy tay không dưới 800 lần. Từ 800 lần lên dần 1800 lần (khoảng 30 phút) mới tới ngưỡng cửa điều trị. Người bệnh nặng có thể ngồi mà vẩy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm mười đầu ngón chân.
  2. Số buổi tập: Sáng thanh tâm tập mạnh. Trưa trước khi ăn tập vừa. Tối trước khi đi ngủ tập vừa. có thể tập nhiều tùy theo bệnh trạng. (có một số bệnh nhân tăng số vẩy tay tới 5-6 nghìn lần trong mỗi buổi tập). Nếu sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẩy tay khi luyện tập là thích hợp.
  3. Tốc độ vẩy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẩy 1800 lần hết 30 phút. (1 lần vẩy-1 giây). Vẩy lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút, khi đã thuần thì vẩy hẹp vòng. Bệnh nhẹ thì nên vẩy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bệnh nặng nên vẩy hẹp vòng và chậm, bớt dùng sức. Vẩy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh mau mệt, mà chậm quá thì không đạt tới mục đích. Vì luyện tập là cần có máu lưu thông.
  4. Khi vẩy tay dùng sức nhiều hay ít (nặng hay nhẹ): Vẩy tay là môn thể dục chữa bệnh, đặc điểm của nó là dùng ý, không dùng sức. Nhưng vẩy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi. Vẩy tay không chỉ có chuyển động cánh tay, mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai. Bệnh phong thấp thì nên dùng sức nặng một chút. Bệnh huyết áp thì dùng sức ở mức nhẹ và vẩy tay chậm. 
  5. Khi vẩy tay về phía sau dùng sức 7 phần, khi thả tay về phia trước thuộc về quán tính còn chừng 3 phần.
  6. Đếm số lần vẩy tay: đếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tĩnh, có tác dụng tốt cho não được thăng bằng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân âm được bồi dưỡng.
  7. Hoàn cảnh luyện tập (nơi chốn): không có khác biệt, ở đâu cũng được, dĩ nhiên ở nơi nào bình tĩnh có không khí trong lành, yên tĩnh vẫn tốt hơn.
  8. Trước và sau khi tập: trước khi tập đứng bình tĩnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tĩnh để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập nên lấy tay vê 10 đầu ngón tay, và 10 đầu ngón chân.

Nói tóm lại, phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự chuyển biến trong cơ thể: nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng là tốt nhất. Đông Y cho rằng, động tác nhẹ là bổ ích (ích lợi cho cơ thể), động tác mạnh là loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (tức bệnh tật).

ST