Một số bài thuốc dân gian dựa trên sự đồng dạng “ăn gì bổ nấy”

Đăng lúc: 10-03-2021 1:35 Chiều - Đã xem: 128 lượt xem In bài viết

1.Ăn tim bổ tim

– Tim yếu, hay mê hoặc động kinh: Lấy tim lợn bổ đôi, cho 1 gram bột Chu sa[1] hấp cách thủy ăn. Tuần ăn 1 -2 lần. Đây là bài thuốc Đông y đã được sử dụng từ lâu đời.

– Tim lợn hỗ trợ chữa chứng tim hồi hộp, chứng đau đầu, chóng mặt nhờ kết hợp với các vị thuốc Bắc.

2. Ăn phổi, bổ phổi (Phổi khô, phổi nóng, ho khan)

– Dùng 200 gr phổi lợn, bóp sạch cho mắm muối vừa ăn, ninh kỹ. Sau đó cho 1 nắm lá Xương sông, đun 5 phút mang ra ăn cái, uống nước.

Tôi đã mách cho nhiều người dùng bài thuốc này chữa ho khan dai dẳng, người gầy, khô nóng (phế âm hư), đều thu được kết quả tốt.

Theo y học cổ truyền, phổi lợn (trư phế) có vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm; thường dùng trị viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày, …

3.Ăn bàng quang, bổ bàng quang (chữa đái dầm)

– Trẻ con bị đái dầm: lấy bàng quang lợn, bỏ sạch nước đái đi, cho 10 gr bột Mẫu lệ[2] (đã nung) vào khâu lại, luộc chín, thái cho trẻ nhỏ ăn.

Nhiều trẻ nhỏ ăn theo bài thuốc này mà cha, mẹ đỡ khổ vì chăn, chiếu phải hứng chịu mùi nước đái khai nồng.

4.Ăn đuôi lợn bổ xương sống lưng (“bổ quanh đâu đấy”)

Đuôi lợn hầm với đậu đen ăn, chữa thoái hóa đốt sống lưng.

Công Thức: 50 g đậu đen, 1 cái đuôi lợn băm nhỏ, nước 2 lít, ninh nhừ còn nửa lít, cho mắm muối vừa đủ, ăn. Tuần ăn 2-3 lần như vậy.

Nhiều người dùng bài thuốc đơn giản này mà khỏi thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp, sau một thời gian người cường tráng, làm việc quên mệt.

  • Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm…

Vương Văn Liêu (theo khicongydaotoronto.com)

 


[1] Chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là sulfua thủy ngân (II) (HgS). Mặc dù chu sa được coi là có độc tính rất cao, nhưng nó vẫn được sử dụng (giống như asen), dưới dạng bột trộn lẫn với nước, trong y học cổ truyền Trung Hoa. Chu sa không được dùng trong y học phương Tây, nhưng những người hành nghề theo y học cổ truyền Trung Hoa đôi khi cũng kê chu sa như một phần trong đơn thuốc, thông thường trên cơ sở của cái gọi là “dĩ độc trị độc”. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, chu sa có vị cam (ngọt), tính hàn (lạnh) và có độc. Được sử dụng dưới dạng uống, chu sa được coi là có tác dụng “giải nhiệt” và an thần, trấn kinh. Nó cũng được dùng như là một loại thuốc để làm giảm tác động của tim mạch nhanh, trấn an và điều trị chứng mất ngủ, điều trị viêm họng và các chứng viêm loét miệng/lưỡi. Nó cũng được dùng ngoài da để điều trị một số rối loạn và nhiễm trùng ngoài da.

[2] Mẫu lệ là vỏ phơi khô/ nung đỏ của con hàu. Dược liệu này có vị mặn, tính hàn, tác dụng cố tinh, trừ thấp, tiềm dương, ức chế chất chua và thanh nhiệt. Vì vậy thường được dùng để chữa chứng ra mồ hôi trộm, di mộng tinh, són tiểu và viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên mẫu lệ có tính hàn nên không dùng cho các trường hợp bệnh hư do lạnh.