Thành công của bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV khẳng định niềm tin và kỳ vọng của Nhân dân

Đăng lúc: 16-06-2021 9:13 Sáng - Đã xem: 131 lượt xem In bài viết

Tại buổi truyền hình trực tiếp CÔNG BỐ DANH SÁCH ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV chiều 10/6/2021, biên tập viên (BTV) Kỳ Vọng của Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC đã phỏng vấn Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam Vũ Trọng Kim. Được sự đồng ý của đồng chí Vũ Trọng Kim, Ban biên tập trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này. (tiêu đề do Ban Biên tập đặt).

Ảnh chụp màn hình

BTV Kỳ Vọng: Thưa ông Kim, trong thời điểm mà chỉ còn chưa đầy 1 giờ đồng hồ nữa thôi, chúng ta sẽ chính thức biết được danh sách các đại biểu Quốc hội Khóa XV và chúng tôi cũng được biết Khóa XV này ông cũng là một ứng viên và trong vai trò vừa là một ứng viên của đại biểu Quốc hội khóa XV vừa là cử tri trong các thời điểm chuẩn bị công bố danh sách Quốc hội khóa mới thì ông có cảm giác thế nào ạ?

Đồng chí Vũ Trọng Kim: Tôi cảm giác rất là hồi hộp, và có một cái điều gì đó thấy rằng mình có trách nhiệm lớn hơn so với các khóa trước. Tôi thấy rằng rất là hồi hộp và cũng xin bày tỏ rằng, cuộc bầu cử Quốc hội này của chúng ta mặc dù trong những điều kiện rất là khó khăn, doi tình trạng covid nó xảy ra ở nhiều địa phương. Nhưng có sự chỉ đạo chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương và thậm chí đưa ra rất nhiều các kịch bản khác nhau để ứng phó với các tình huống xảy ra. Kết cục là chúng ta đã làm tốt việc này. Tôi cho rằng đây là một cái thành công rất lớn của chúng ta. Vì sao? Vì thực hiện được dân chủ, thực hiện được bình đẳng, thực hiện đúng pháp luật, an toàn một cách tuyệt đối. Cho nên thành công này là thành công rất là tốt, trở thành ngày hội non sông và ngày hội của toàn dân. Ở đây có một điều tôi nghĩ rằng: Bắt nguồn tự sự lãnh đạo của Đảng. Từ tháng 6 năm 2020, Bộ Chính trị có Chỉ thị số 45. Trong chỉ thị đó nói rất rõ là vấn đề đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và chuẩn bị các tính huồng khác nhau để đảm bảo cho thắng lợi một cách tuyệt đối cho cuộc bầu cử này. Trên tinh thần đó, Hội đồng Bầu cử Quốc gia được thành lập, và đặc biệt là có sự phối hợp giữa Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký một Nghị quyết liên tịch và trên cơ sở đó có những chỉ đạo rất cụ thể. Và việc hình thành các ủy ban bầu cử, các ban bầu cử, các tổ bầu cử có sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy địa phương thì việc triển khai ra rất đúng tinh thần của Trung ương. Đặc biệt là vấn đề tình huống được giải quyết về dịch bệnh xảy ra với địa phương như thế nào? Tôi rất lo lắng, lo là mình được tham gia ứng cử có được tiếp xúc với cử tri không, rồi có tổ chức được cái ngày bỏ phiếu đó không? Có bỏ phiếu thì mới thành ngày hội của non sông, chứ ở từng nhà mà mang thùng phiếu tới thì biện pháp cuối cùng đó, khó thành ngày hội. Chính vì thế tôi thấy rất lo lắng và đến cuối cùng thì chúng tôi cũng được tiếp xúc với cử tri. Nhưng mà cũng cắt đi một số buổi, phải tiếp xúc trực tuyến. Có buổi tiếp xúc trực tuyến của chúng tôi với 21 xã một lúc. Đấy là cái việc mà tôi thấy là không thể nào tay bắt mặt mừng, không thể nào gọi là để hỏi han, chuyện trò, tâm sự gọi là có sự gắn bó giữa cử tri và ứng cử viên. Thì đó cũng là cái thiệt thòi, cho nên tới tới đây phải có bù đắp

BTV Kỳ Vọng: Đúng là như ông chia sẻ, chúng ta đã vượt qua một cách rất ngoạn mục và có một kỳ bầu cử thành công rất là tốt đẹp trong điều kiện rất ngặt nghèo của đại dịch covid – 19. Đây là một cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được đánh giá là có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Nhưng trong điều kiện đó thì cũng rơi vào cái thời điểm mà đại dịch covid-19 bùng phát, thời điểm mà mặt trận tổ quốc các cấp tổ chức các hội nghị hiệp thương thì cá nhân ông lúc đó thì ông cũng vừa chia sẻ là không biết là có được tiếp xúc cử tri không. Nhưng mà khi mà chúng ta tổ chức hội nghị hiệp thương trong bối cảnh mới thì nó có thuận lợi và hạn chế gì khi mà chúng ta tổ chức trực tuyến? Đây cũng là một cách tiết kiệm để lần sau cho các đại biểu và chúng ta sẽ có trách nhiệm hơn trong bối cảnh có thể là phát sinh trong những kỳ tới đây không ạ?

Đồng chí Vũ Trọng Kim: Hội nghị hiệp thương được tổ chức 3 lần, tôi nghĩ rằng cũng ngại dịch covid này xảy ra thì nó tác động như thế nào? Nếu chúng ta chuẩn bị về những vấn đề này không được tốt thì nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình, cái tiến độ. Rất may, tôi thấy diễn đúng y cái lịch của chúng ta. Vì thực ra ở Việt Nam của chúng ta là cái khống chế, cái mà bảo đảm cho cái sự dập dịch và bao vây giải quyết tương đối là chủ động. Tức là rất chủ động chứ không phả tương đối. Chính vì thế đã diễn ra ba lần hiệp thương. Lần đầu hiệp thương dịch chưa diễn biến phức tạp lắm. Lúc đó chúng ta mới bàn đến số lượng, bàn đến cơ cấu, thành phần thì việc đó là tương đối dễ. Nhưng ở Mặt trận chúng tôi số lượng của các hội, các tổ chức quần chúng là rất lớn, rất lớn, tới 47, 48 tổ chức thành viên nhưng mà chỉ có được 30 suất thôi, 30 ứng cử viên thôi, và sau đó chỉ được xác định là 28, chứ không phải là 30, 30 là khóa trước. Đó là việc khó khăn, phải trao đi, đổi lại để thống nhất về mặt số lượng, về mặt cơ cấu và về mặt thành phần. Nhưng điều quan trọng là tiếp xúc của những người mà được giới thiệu đó để lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi cư trú. Ở cơ quan, đơn vị thì tương đối thuận lợi, nhưng lấy ý kiến nhận xét, lấy phiếu tín nhiệm của cử tri ở khu dân cư thì phải đi tiếp xúc. Cho nên ngay lúc đó đã phải lo đến dịch covid diễn biến thế nào. Nhưng may quá, ba lần diễn ra hiệp thương chúng ta đã lên được một danh sách ứng viên đại biểu Quốc hội chính thức, đưa về địa phương, đưa lên danh sách để bầu HĐND các cấp cùng một lần. Tôi thấy rằng việc đó cũng diễn ra tương đối suôn sẻ. Và hình như việc chuẩn bị kế hoạch đó từ Hội đồng bầu cử đến các cơ quan chuẩn bị tôi thấy rằng khá tốt.

BTV Kỳ Vọng: Đúng thế, với những bước chuẩn bị chặt chẽ như vậy, đặc biệt là sự thành công của hội nghi hiệp thương các cấp của Mặt trận, chúng ta cũng tạo được tiền đề để đặt những dấu mốc đầu tiên để tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc bầu cử này. Nhưng với diễn biến phức tạp của tình hình thì Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy ban bầu cử các cấp cũng đã lên kịch bản chi tiết phù hợp với từng địa phương, từng điều kiện cụ thể để chúng ta thực hiện được thành công tốt đẹp. Khi bây giờ chúng ta đã thành công rồi, khi nhìn lại thì ông cho rằng chúng ta đã phải vận dụng đến các kịch bản xấu nhất đặt ra chưa hay là may mắn chúng ta chỉ mới ở cấp độ 1 cấp độ 2 thì chúng ta đã hoàn thành rồi ạ?

Đồng chí Vũ Trọng Kim: Điều này phải nói là may mắn. Mà trước hết là cái sự chủ động để mà dập dịch, bao vây và giải quyết vấn đề dịch bệnh ở các địa phương. Như Kỳ Vọng đã nói rằng lúc đó dịch diễn ra ở mấy chục tỉnh, vài ba chục tỉnh thành. Cho nên cái việc đó nằm trong kế hoạch của chúng ta. Kế hoạch này không phải là thống nhất toàn quốc, mà giao cho cấp ủy và ủy ban bầu cử địa phương tùy theo tình hình cụ thể mà áp dụng kế hoạch nào. Thế cho nên có tỉnh tiến hành được việc tiếp xúc rất đúng theo các yêu cầu. Nhưng có tỉnh phải rút ngắn, phải chuyển sang gặp gỡ cử tri trực tuyến. Vì thề việc áp dụng nó phải rất linh hoạt. Và sự linh hoạt đó chứa đựng sự sáng tạo, để từng bước, từng bước dẫn đến thành công. Tôi cho rằng việc làm của chúng ta chưa sử dụng hết các kịch bản; đưa ra kịch bản cuối cùng gọi là khó khăn cuối cùng thì chúng ta không bước đến đó. Cho nên, tới gần 70 triệu cử tri đi bầu, đạt một tỷ lệ rất cao, đến khu vực bỏ phiếu, tôi thấy rằng hơn 84.700 khu vực bỏ phiếu đều diễn ra một cách suôn sẻ. Kể cả những thùng phiếu di động đưa tới cho những người bị F1, F2 nơi cách ly cũng đưa đến đầy đủ. Đặc biệt lần này huyện đảo Trường Sa cũng được tổ chức bầu cử cùng một ngày, một giờ với đất liền. Đó là một thắng lợi; trước đây phải tổ chức trước. Lần này rất là công phu, trong đó có công lao của báo chí. Báo chí ra trước, chuẩn bị hiện trường, gặp gỡ anh em, tạo ra không khi. Ngay ngoài biển đảo chúng ta cũng làm được không khác gì ngày hội trong đất liền.

BTV Kỳ Vọng: Vâng đúng như vậy, trong ngày 23/5 các cơ quan báo chí lớn đều thực hiện các cầu truyền hình trực tiếp và các chương trình online trực tuyến trên các trang mạng điện tử để phản ánh không khí của ngày hội non sông rất phấn khởi. Và còn một yếu tố nữa để góp phần thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội kỳ này chúng ta cũng phải nhắc đến yếu tố khách quan đó là thời tiết rất tốt, rất thuận lợi trên toàn quốc cho bà con, cử tri đi bầu cử.

Đồng chí Vũ Trọng Kim: Nhưng mà tôi phải nói thêm một điều là tình cảm cách mạng của người dân. Khi có chỉ đạo của Trung ương như thế, kịch bản của địa phương đưa ra như thế thì cái việc ủng hộ của cử tri, của nhân dân mình rất là mạnh mẽ. Cho nên dù tình huống gì thì chúng ta cũng thành công. Phải nói rằng sự đồng tâm nhất trí của đồng bào mình, của cử tri mình rất là rõ ràng. Đội ngũ cán bộ cơ sở tổ chức việc này rất chặt chẽ vì chúng ta một lúc phải đối phó với mấy việc liền. Việc ra quân mang thùng phiếu phải mặc quần áo bảo hộ như thế để đi làm, nai nịt như thế, nóng như thế, cả ngày cả đêm đều làm. Đội ngũ cán bộ cơ sở của chúng ta trong hệ thống chính trị và sự hường ứng của những người dân rất tích cực cho nên chúng ta quá thành công.

BTV Kỳ Vọng: Quả thực là ông có một nhận định rất là hay khi ông đánh giá là cần phải gửi lời cảm ơn tình cảm cách mạng cho cử tri cả nước góp phần cho sự thành công của cuộc bầu cử Quốc hội của chúng ta lần này.

Ảnh chụp màn hình

BTV Kỳ Vọng: Thưa ông Vũ Trọng Kim, cho dù chúng ta thành công trên diện rộng, nhưng cũng rất là đáng tiếc có một số địa phương, một số điểm bầu cử phải tiến hành bầu cử lại. Câu chuyện phải bầu cử lại HĐND cấp huyện, cấp xã thì rút ra bài học gì?

Đồng chí Vũ Trọng Kim: Tôi nghĩ rằng quan trọng là quán triệt cho Ban Bầu cử, các tổ bầu cử, đặc biệt càng cơ sở càng có những nhận thức và động tác cụ thể. Bởi vì sai là sai từ những khâu thực hiện cụ thể này. Cho nên rút kinh nghiệm là phải quán triệt, đặc biệt là đề cao trách nhiệm. Đây là một quy trình dân chủ không ai được vi phạm. Đã vi phạm là phạm luật, mà phạm luật thì không thể chấp nhận được, phải làm lại. Cho nên bài học rút ra là phải quán triệt ngay ngay từ đầu. Trường hợp vừa xẩy ra đã nêu là đáng tiếc. Bởi vì ngay từ Điều 1 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đã xác định là phải đảm bảo nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc trực tiếp và nguyên tắc bỏ phiếu kín. Phổ thông là mọi người phải hiểu, phải tự giác, tự nguyện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, chứ không ai làm thay cả. Cho nên trách nhiệm quán triệt, đó là cụ thể của vấn đề dân chủ. Và anh phải trực tiếp, không bầu thay. Và bỏ phiếu kín. Quá trình đó là quá trình sau khi anh đã chọn ra được những người đủ tiêu chuẩn thì đưa vào danh sách. Đưa vào danh sách thì người đó có trách nhiệm báo cáo đầy đủ với cử tri nơi công tác và nơi cư trú để cho cử tri nhận xét và lấy phiếu tín nhiệm. Việc làm đó đã công phu rồi. Tới lúc đưa ra bỏ phiếu thì trách nhiệm của cử tri phải được xác định, chứ không phải chỉ cán bộ phụ trách công tác bầu cử, mà trách nhiệm của cử tri cũng phải đề cao. Ở đây chuyện niêm phong thùng phiếu là một quy định rất là chặt chẽ. Và khi kiểm phiếu phải có người làm chứng, không phải tự nhiên mang thùng phiếu về nhà để kiểm phiếu và bỏ thêm phiếu vào. Ban bầu cử và tổ bầu cử phải có trách nhiệm chứ không riêng mỗi bác này. Vấn đề rút kinh nghiệm của chúng ta là từng ly, từng tý. Những cái diễn ra cụ thể này mới là dễ vi phạm. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của cử tri và trách nhiệm của các đơn vị bầu cử, của những người phụ trách ở đây và những giúp việc phải làm tới nơi, tới chốn. Cho nên, dân chủ của chúng ta là sự phát triển từ trước tới nay, từ Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 cho đến bây giờ là 75 năm. Chúng ta có một bước đi dài trong quá trình dân chủ, bầu cử Quốc hội, bầu cử HĐND để lập ra các cơ quan thay mặt cho nhân dân điều hành, quản lý đất nước. Thế thì quyền lực của nhân dân đã giao hết cho các vị rồi thì các vị phải làm như thế nào để đảm bảo đúng nguyên tắc. Đó là cái rất quan trọng. Cho nên bao nhiêu lợi ích, Bác Hồ đã nói là phải vì nhân dân. Nên bầu cử vừa là quyền, cũng là lợi ích. Quyền của công dân thì không được ai xâm phạm. Anh ngang nhiên gạch phiếu người ta rồi thay phiếu khác vào là không thể được. Cái đó là vi phạm nghiêm trọng.

BTV Kỳ Vọng: Vâng, rõ ràng là với những vi phạm như thế thì chúng ta cũng rút ra được những bài học sâu sắc để rút kinh nghiệm. Nhưng với chừng mực nào đó nhìn một cách lạc quan hơn thì chúng ta cũng khẳng định là với cách mà chúng ta quyết tâm tiến hành bầu cử lại ở những điểm bỏ phiếu có sai phạm thì cũng là cách thể hiện sự thượng tôn pháp luật, phát huy quyền dân chủ của cử tri một cách tuyệt đối. Tôn trọng quyền dân chủ đó chúng ta phải làm sao cho những lá phiếu chất lượng. Trước khi cuộc bầu cử này diễn ra thì rất nhiều học giả bàn luận những câu chuyện nâng cao tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách hay là không chuyên trách. Cá nhân ông trong Khóa XV này nếu như ông tiếp tục trúng cử thì ông vẫn cứ là đại biểu kiêm nhiệm chứ không phải là chuyên trách thì ông có bình luận gì về vấn đề này?

Đồng chí Vũ Trọng Kim: Cái việc thống nhất để nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách thì cái việc đó đã thống nhất rồi. Nhưng quan trọng là làm sao chọn và bầu ra được các đại biểu chuyên trách có chất lượng. Quan trọng là chất lượng. Cho nên câu chuyện hiện nay là câu chuyện lo về chất lượng, tới đây sẽ công bố. Nhưng mà tôi nghĩ rằng đã bầu vào thì cũng phải cố gắng mà làm. Không phải là anh đã được bầu vào thì tự nhiên nó đủ tiêu chuẩn mà hoàn thành nhiệm vụ đâu. Muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải học tập liên tục, cập nhật liên tục, phải mở tầm tư duy của mình ra, nâng tầm nhận thức lên để có thể theo kịp yêu cầu của Quốc hội. Đại sự lắm. Quốc hội bàn những công việc rất lớn của đất nước, quyết định những vấn đề hết sức quan trọng của quốc gia và trách nhiệm giám sát tối cao nữa. Trong lúc đó còn phân công đại biểu Quốc hội, phân công những đoàn đại biểu Quốc hội giám sát những việc cụ thể trong thực hiện các nghị quyết, thực hiện luật. Có đơn giản đâu. Nghĩ là đại biểu Quốc hội bầu vào để lấy danh dự, lấy cơ sở làm ăn một việc gì đó cho nó có danh có tiếng, cho có thế để mà làm thì không phải! Phải dành thời gian, dành công sức nghiên cứu, đặc biệt ưu tiên quan hệ mật thiết với cử tri, với nhân dân. Từ đó lắng nghe được ý kiến. Và ý kiến này đúng là ý kiến phản biện, tức là việc đó đi về cơ sở được thực hiện như thế nào? Không phải đưa nghị quyết ra nó tự nhiên thành công. Mà muốn thành công phải được thực hiện ở cơ sở, người dân chính là người phát hiện ra cái gì được, cái gì chưa. Và anh nhận lãnh cái ý kiến đó và anh thực hiện việc kiến nghị, hoặc là anh biểu quyết chủ trương hay không biểu quyết chủ trương là tùy vào cái quan sát của anh và anh đưa ra những ý kiến xác đáng để tham gia vào quyết định của Quốc hội, cái nào quyết định, cái nào anh bấm nút không đồng ý và anh phải có chính kiến rõ ràng thì cái này phải có một trình độ nhất định. Cho nên đại biểu chuyên trách, không chuyên trách, kiêm nhiệm đều có trách nhiệm như nhau. Nhưng trong chuyên trách có vấn đề là anh phải làm việc thường xuyên, phải tham gia nhiều cuộc giám sát, phải tham mưu giúp việc cho các cơ quan hội đồng, cơ quan của Ủy ban mà chuyên trách công việc rất nhiều, đòi hỏi trình độ luôn luôn được nâng cao chứ không phải chấp nhận vào là anh làm được ngay đâu, vào anh phải có một cái cố gắng để mà học tập, trau dồi kể cả kiến thức, kể cả đạo đức, nâng tầm mình lên.

BTV Kỳ Vọng: Vâng, chính vì thế mà cử tri cả nước đang đặt rất nhiều niềm tin, kỳ vọng vào đội ngũ đại biểu Quốc hội khóa mới của chúng ta. Thưa ông Vũ Trọng Kim , trong thời điểm chúng ta đang chờ đợi danh sách 500 đại biểu Quốc hội Khóa XV thì kể từ môc thời gian 23/5 khi chúng ta thực hiện xong cuộc bầu cử đến thời điểm chúng ta ngồi đây thực hiện chương trình trực tiếp này và chờ đợi danh sách nới thì còn có một tình huống xầy ra như thế này nữa và cử tri đang rất quan tâm. Đó là trường hợp ứng viên trước kỳ bầu cử thì không rút danh sách nhưng trong thời gian đợi chờ kết quả, chưa được công bố nhưng có đơn xin rút khỏi danh sách bầu cử Quốc hội khóa mới cho dù là chưa có kết quả bầu cử cuối cùng. Đây có phải là một trường hợp chúng ta đã có tiền lệ hay chưa và như vậy thì giải quyết thề nào theo luật định ạ?

Đồng chí Vũ Trọng Kim: Theo tôi được biết thì chưa công bố danh sách đại biểu Quốc hội khóa XV có nghĩa là anh chưa biết anh có trúng cử hay không trúng cử. Nên anh xuất hiện với một cái kiến nghị cho tôi rút thì đó là một cái điều không phù hợp. Cho nên việc công bố danh sách là thực hiện quyền của cử tri rồi, là họ đã thực hiện quyền bầu ra đại biểu Quốc hội đó trong phạm vi đơn vị bầu cử là được bao nhiêu người đấy. Tập hợp các danh sách đấy lên thành một danh sách 500 đại biểu ở Trung ương. Trung ương sẽ công bố. Sau công bố này là có thời gian 30 ngày anh muốn trình bày gì thì anh trình bày và người dân cũng có quyền giám sát để khiếu nại, để tố cáo cái việc mà làm sai trong bầu cử, chứ không phải việc khác. Tức là cái việc trong bầu cử, Kể cả tư cách, phẩm chất cũng như công tác chuyên môn, công tác anh đang làm. Có những vấn đề gì bây giờ mới phát hiện ra. Trong vòng 30 ngày đó sẽ tiếp nhận ý kiến về vấn đề khiếu nại, tố cáo. Và đến ngày 12/7 thì sẽ có kỳ họp lần thứ 8 của Hội đồng Bầu cử quốc gia nghe báo cáo về kết quả giải quyết khiếu nại và tố cáo đó. Xong việc đó rồi thì các cơ quan chuyên môn, cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước báo cáo xong xuôi rồi thì anh mới giả quyết việc này. Và lúc đó mới ra được quyết định xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội và bắt đầu làm thẻ cho các đại biểu. Tới ngày 12/7 mới chắc chắn cái việc xác định tư cách đại biểu. Xác định tư cách đại biểu này sẽ đưa vào trong kỳ họp lần thứ nhất, dự kiến là ngày 20/7 thì sẽ tiến hành kỳ họp đó. Kỳ họp đó sẽ có vần đề xác nhận tư cách đại biểu.

BTV Kỳ Vọng: Xin cảm ơn những thông tin hữu ích mà ông Vũ Trọng Kim vừa cung cấp…

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố danh sách trúng cử Quốc hội Khóa XV

Và trợ lý trường quay chúng tôi qua rà soát danh sách được công bố chính thức trên cổng thông tin của Hội đồng bầu cử Quốc gia, Cổng thông tin Chính phủ và Quốc hội thì cũng chia sẻ niềm vui là: Chính thức ông Vũ Trọng Kim đã trúng cử đại biểu Quốc hôi khóa XV, xin được nhiệt liệt chúc mừng ông. Từ hôm nay ông đã trở thành đại biểu Quốc hội Khóa XV, vừa là vinh dự, vừa là trọng trách và ông phải bắt tay ngày vào thực hiện lời hứa với cử trì thì không biết là những lời hứa với cử tri mà trước khi ông ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV ông có trọng tâm trọng điểm gì và ông sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề gì đầu tiên ạ?

Đồng chí Vũ Trọng Kim: Bây giờ tôi có thể bày tỏ niềm vinh dự này, trách nhiệm lớn lao này. Tôi thấy trách nhiệm là nặng nề. Xin trân trọng cảm ơn quý vị cứ thi cũng như là nhân dân của tỉnh Nam Định đã rất ủng hộ tôi, đã chọn tôi làm đại biểu Quốc hội Khóa XV này. Xin trân trọng cảm ơn

BTV Kỳ Vọng: Thưa ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra 8 nội dung công việc mà Quốc hội khóa XV sẽ phải tổ chức thực hiện, đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Quốc hội. Theo cá nhân ông thì những nội dung nào phải ưu tiên trước nhất?

Đồng chí Vũ Trọng Kim: Đối với chương trình hành động của bản thân tôi cũng như của các đại biểu ứng cử hiện nay trúng cử rồi đấy thì chúng ta thống nhất với nhau một cái nhận thức rất là chắc chắn rằng: Lời nói không phải gió bay. Mà ta đã đưa ra chương trình hành động tức là lời hứa với cử tri, với nhân dân rồi thì điều đầu tiên là anh phải biết rằng trách nhiệm phải được nâng cao, dân giám sát hàng ngày và hàng năm anh phải báo cáo công việc làm của anh trước cử tri nơi mà mình trúng cử. Cho nên là có giám sát thường xuyên của nhân dân với chương trình hành động. Đấy là thứ nhất.

Thứ hai, là đại biểu Quốc hội tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề là làm sao để cho những cái luật tới đây, những cái quyết định, những quy phạm pháp luât của Nhà nước đối với vấn đề tham nhũng, lãng phí thì được tăng cường hơn. Đại biểu Quốc hội bằng con đường này thực hiện chương trình hành động của mình, tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng lãng phí, hiện đang có sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.

Cái thứ ba nữa là các đại biểu chúng ta phải lắng nghe ý kiến của Nhân dân về các nội dung này, đặc biệt là các cơ quan báo chí nữa, luôn luôn có sự quan hệ với nhau để chúng ta có đủ thông tin, và có đủ bằng chứng để đưa ra đối với các cơ quan pháp luật cùng như trước Quốc hội về những vấn đề liên quan đến giặc nội xâm, và chúng ta thấy cuộc đấu tranh này phải tiếp tục. Có như thế thì chúng ta có tiền đề cho sự phát triển đất nước, bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc thành công.

Cái ý thứ 2 mà bạn Kỳ Vọng đã nêu thì Chủ tich Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu lên. Ưu tiên đầu tiên là chương trình nghị sự của Quốc hội về nội dung, về phương thức hoạt động của Quốc hội là điều rất là cấp thiết, phù hợp yêu cẩu thực tiễn đặt ra, đặc biệt chương trình nghị sự gì đề phục vụ cho mục tiêu phấn đấu của Đại hội XIII của Đảng vừa mới thành công rất tốt đẹp, đưa đất nước Việt Nam của chúng ta tới mục tiêu của năm 2030 thế nào, đến năm 2045 thế nào. Những cái này đều phải thể hiện trong những chiến lược, trong những sách lược, những quyết định quan trọng từ cơ quan tối cao này. Tôi nghĩ rằng đó là thể chế, những chính sách bên cạnh những vấn đề chủ trương lớn phải được khơi thông cho mục tiêu của Đại hội, khát vọng của nhân dân chúng ta tới năm 2045 nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường. Khát vọng đó phải được thực hiện bằng quyết tâm của Quốc hội, và cái thể chế hóa của Quốc hội cho ý nguyện của Nhân dân được thực hiện. Đấy là vấn đề quan trọng. Cái thứ 2 là phương thức hoạt động của Quốc hội phải được đổi mới, bên cạnh sự điều hành của cơ quan, của những cán bộ chủ chốt của Quốc hội. Nếu như phương thức của chúng ta có đổi mới, có cải tiến thì sẽ làm cho các nội dung đó nhanh chóng đi đến kết quả, và các hoạt động hiệu quả, hiệu lực của Quốc hội sẽ tốt hơn. Điều đó rất quan trọng. Điều hành thế nào cho khoa học. Điều hành như thế nào đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và nghe được ý kiến của đại biểu Quốc hội để điều chỉnh các mối quan hệ trong quá trình điều hành của mình. Tôi nghĩ là như thế thì mới tốt được.

Và cuối cùng là chất lượng của đại biểu. Các vị đại biều của ngành nào có chuyên môn đó, có sở trường, năng lực, trình độ nhất định thì hãy phát huy mạnh mẽ vào, để đi sâu vào chuẩn bị các quyết định của Quốc hội trọng tâm, đúng hướng, chính xác hơn. Tôi nghĩ rằng đại biểu Quốc hội thì lo công việc chung, mỗi cá nhân ở lĩnh vực nào hãy phát huy tối đa trách nhiệm của mình trong lĩnh vực đó. Đâý là những vấn để ưu tiên trong phát biểu của Chủ tịch Quốc hội. Tôi nghĩ như vậy.

BTV Kỳ Vọng: Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của ông Vũ Trọng Kim đối với chương trình truyền hình đặc biệt của chúng tôi ngày hôm nay. Một lần nữa thay mặt những người thực hiện chương trình tôi cũng xin được gửi lời chúc mừng tới 499 vị đại biểu đã chính thức trúng cử đại biểu quốc hội khóa 15 và đặc biệt là với cá nhân ông Vũ Trọng Kim, vị khách mời đặc biệt của chương trình ngày hôm nay. Tôi xin trân trọng kính chúc ông sẽ tiếp tục phát huy vai trò một cán bộ dân cử và đóng góp vào sự phát triển và đổi mới của Quốc hội khóa XV. Xin được trân trọng cảm ơn ông!