Cuộc đời trọng bởi chữ nhân
Năng khiếu nghệ thuật, chuyên cần mà ra
Vật chất nuôi chữ thăng hoa
“Phong ba bão táp”, lý ra muôn hình
Đời người từ thuở ba sinh
Tình yêu, chữ nghĩa, màu xanh đợi chờ
Cuộc đời từ cánh võng ru
Công cha, nghĩa mẹ, sớm trưa đáp đền
Bảo tồn di sản[1] chớ quên
Làm, ăn, học, đọc, đan xen khóc cười
Giàu nghèo phải giữ tình người
Cùng nôi tiếng Việt, cùng nôi về nguồn
Tiếng Việt giữ trong sáng hơn
Văn chương, nhạc họa, tứ bên thái bình
Kiến thức – chìa khóa văn minh
Dân giàu, nước mạnh, bức tranh muôn nhà
Văn hóa tìm ở đâu xa
Công bằng, công lý, ông cha kính nhường.
Trần Văn Lục
[1] Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.[1] Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học