Bấm huyệt chữa TIM ĐẬP QUÁ NHANH – LO ÂU SỢ HÃI

Đăng lúc: 24-01-2024 11:30 Sáng - Đã xem: 531 lượt xem In bài viết
  1. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Khi vận động quá mạnh mẽ hoặc thần kinh xúc động mạnh thì tim đập nhanh, đó là một phản ứng sinh lý tự nhiên. Nhưng khi chỉ vận động nhẹ mà đã lạnh toát cả người, đổ mồ hôi đầm đìa, hoặc hụt hơi, thở dốc… thì có thể nghi là do tim hoặc hệ thống tuần hoàn có vấn đề. Tính tình quá nóng nảy, bực bội, tinh thần bất an lo lắng quá lâu ngày hoặc triệu chứng quá tự ti (trầm cảm) của bệnh tim… cũng dẫn tới triệu chứng tim đập quá nhanh, lo âu, sợ hãi.

1. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Nếu nghi ngờ các triệu chứng trên là do bệnh tim gây nên thì nhất thiết phải đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, chữa trị. Còn nếu như các triệu chứng trên còn ở mức độ nhẹ hoặc là do thần kinh gây nên thì có thể dùng liệu pháp huyệt đạo để trị liệu. Trước hết, ấn lên huyệt Thiên trụ trên cổ. Quyết âm du và Tâm du trên lưng, Đản trung trên ngực, Cự khuyết nơi buồng tim là những huyệt đạo có hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng tuần hoàn của máu huyết; các huyệt Thần môn, Khích môn trên tay cũng có tác dụng tương tự. Dùng đầu mũi ngón tay day ấn lên các huyệt Thiếu xung, Thiếu trạch cũng khắc phục được cảm giác nôn nao bứt rứt.

2. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

HUYỆT THẦN MÔN

  • Tác dụng: Khắc phục chứng tim đập quá nhanh, mạnh.
  • Vị trí: Nằm trên cẳng tay ngay tại khớp cổ tay, phía gốc ngón tay út.
  • Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu đỡ bên dưới cổ tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn lên huyệt Thần môn từ 3 – 5 giây, ngừng 1 – 2 giây, rồi lặp lại như thế từ 3 – 5 lần, có hiệu quả cao và rất nhanh trong việc làm giảm chứng tim đập quá nhanh; ấn lên huyệt Khích môn ở giữa cẳng tay trước cũng có hiệu quả tương tự.

HUYỆT TÂM DU

  • Tác dụng: Điều chỉnh chức năng của hệ thống tuần hoàn, tiêu trừ cảm giác nôn nao bứt rứt.
  • Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống thứ 5 chừng 1,5 đốt ngón tay, nằm phía trong xương bả vai.
  • Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tâm du của người bệnh; kết hợp với việc ấn lên huyệt Quyết âm du, có hiệu quả cao trong việc điều chỉnh chức năng hệ thống tuần hoàn, tiêu trừ cảm giác nôn nao bứt rứt do chứng hàn lạnh, sung huyết trên đầu gây nên.

HUYỆT ĐẢN TRUNG (CÒN GỌI CHIÊN TRUNG, THIỆN TRUNG)

  • Tác dụng: Là huyệt đạo trọng yếu để trị liệu bệnh tim, chế ngự trạng thái tim đập quá
  • Vị trí: Nằm trên xương ức, chính giữa đường thẳng nơi hai núm vú (nam), ngang xương sườn số 4 (nữ).
  • Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, dùng đầu ngón tay giữa ấn nhiều lần lên huyệt Đản trung của người bệnh, đặc biệt có hiệu quả ngăn ngừa bệnh tim nảy Khi tim đập quá nhanh dẫn đến triệu chứng đau tức ngực thì ấn lên huyệt Phế du trên lưng người bệnh cũng đạt hiệu quả cao.

    Theo sách BÍ QUYẾT BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH.

    Tác giả: KATSUSUKE SERIZAWA; Người dịch: PHẠM KIM THẠCH; Hiệu đính: BS. TRƯƠNG THÌN

    Để dễ nhớ, xin xem bài thơ của ông Nguyễn Văn Hanh, Chủ tịch Hội Cựu TNXP phường Đồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0982.517 704

    Vận động quá mạnh thần kinh
    Nhanh tim sự hãi bất bình lo âu
    Ấn huyệt Thiên Trụ thật sâu
    Âm Du day tiếp đi đầu Tâm Du
    Đản Trung trên ngực di lâu
    Cự Khuyết tuần hoàn cho máu thông lưu
    Thiếu Sung, Thiếu Trạch nhiều liều
    Hàng ngày trị liệu tiêu điều không nôn
    Thần Môn, Khích Môn tay trên
    Chăm chỉ thể dục bách niên khoẻ người.