Sáng ngày 8/3/2024, Ban công tác nữ Quận hội Cầu Giấy, Hà Nội đã tổ chức gặp mặt nữ cán bộ cựu TNXP nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng; ôn lại lịch sử, truyền thống đấu tranh cho sự bình đẳng, bình quyền của phụ nữ thế giới; lịch sử hào hùng của Bà Trưng, Bà Triệu; tôn vinh phụ nữ, đóng góp của nữ cựu TNXP nói chung và nữ cựu TNXP quận Cầu Giấy nói riêng.
Tại buổi gặp mặt, đại diện 8 hội phường đã cùng mổ “Lợn nhựa tiết kiệm” đợt 1 (ảnh trên) được 26.673.000đ ủng hộ phong trào xây 70 nhà tình nghĩa cho hội viên cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn do Thành hội phát động. Phát động phong trào “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm” đợt 2, 8 con lợn nhựa xinh xắn đã được Chủ tịch Quận hội Lê Thị Hồi giao cho 8 Hội phường.
5 cán bộ nữ của Hội Cựu TNXP quận Cầu Giấy được vinh danh.
Sáng ngày 9/3/2024, tại hội nghị Gặp mặt đầu xuân Giáp Thìn và phát động phong trào thi đua năm 2024 do Thành hội Hà Nội tổ chức, Chủ tịch Quận hội Lê Thị Hồi là một trong 25 người được vinh danh “Người tốt – Việc tốt” cấp thành phố; Chủ tịch Hội Cựu TNXP phường Trung Hòa Vũ Thúy Hải được tặng bằng khen của TW Hội, là một trong 50 người được vinh danh là Thủ lĩnh giỏi cấp cơ sở; Chủ tịch Hội Cựu TNXP các phường Nghĩa Tân – Đào Thị Thanh Hải, Nghĩa Đô – Vũ Thị Hòa Thanh được vinh danh là Thủ lĩnh tiêu biểu cấp cơ sở cung 48 người khác; Chủ tịch Hội cựu TNXP phường Nguyễn Thị Bích Hường được nhận bằng khen của Trung ương được vinh danh là Thủ lĩnh xuất sắc cấp cơ sở cùng 9 người khác. Và còn nhiều cán bộ, hội viên khác được Đảng ủy, UBND, MTTQ, các đoàn thể và Hội Cựu TNXP các cấp khen thưởng, biểu dương hàng năm.
Tháng ba mùa lễ hội, cán bộ hội viên đã tích cực tham gia các hoạt động lễ hội truyền thống của địa phương với nhiều tiết mục văn nghệ, thơ ca.
Mùa xuân là tết trồng cây, ngày 22/3/2024, hai đại diện của Quận hội Cầu Giấy đã tham gia Đoàn cán bộ chủ chốt của Thành hội hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác”, thăm Vườn quốc gia Ba vì, dâng hương Đền thờ Bác Hồ tọa trên đỉnh Vua – nơi cao nhất của núi Ba Vì, trồng cây tại bình độ 400 và trồng 23 cây[1] tặng Trường Mầm non Phú Sơn thuộc xã Phú Sơn, huyện Ba Vì.
Đoàn đại biểu đã tới đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Hội Cựu TNXP và Hội Cựu CB quận Cầu Giấy đã phối hợp tổ chức đoàn về Điện Biên Phủ từ 28 đến 31 tháng 3 năm 2024. Đoàn đã tới Khu tưởng niệm tâm linh Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, tham quan khu Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.
Đến Điện Biên đoàn thăm khu Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng[2], đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ A1, tham quan hầm De Castries [3], Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ[4], Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ…
Tạm biệt Điện Biên, đoàn đi tham quan cầu kính Rồng Mây[5], lên đỉnh Fansipan[6].
Tháng 3 đã khép lại với những kết quả nổi bật, ghi thêm vào thành tích công tác quý I/2024 của Hội Cựu TNXP quận Cầu Giấy.
Nguyễn Thị Bích Hường
UVTV Quận hội Cầu Giấy
[1] Trong 23 cây này có 02 cây của Hô Cựu TNXP quận Cầu Giấy, mỗi cây giá 1.300.000đ.
[2] Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng là di tích thành phần thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
[3] Hầm De Castries (tên gọi của nhân dân địa phương) tên đầy đủ là Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hay còn gọi là Sở chỉ huy GoNo thuộc địa phận phường Thanh Trường – thành phố Điện Biên Phủ – tỉnh Điện Biên.
[4] Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trong cụm di tích Đồi D gồm D1, D2, D3 nằm ở trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ đồi D có vị trí quan trọng cùng với những quả đồi phía đông tạo thành bức tường thành vững chắc bảo vệ trực tiếp cho phân khu trung tâm.
[5] Cầu kính Rồng Mây nằm ở độ cao 2.200m so với mực nước biển, thuộc Khu du lịch cầu kính Rồng Mây ở xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cách thị xã Sa Pa khoảng 17 km, cách trung tâm huyện Tam Đường khoảng 30 km.
[6] Còn được viết là Phan Si Păng, Phan Xi Păng hay Phăng Si Păng, Phan-xi-păng, là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam. Đỉnh núi có độ cao tuyệt đối là 3147,3 m. Fansipan cũng là đỉnh núi cao nhất bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.