Bấm huyệt chữa chứng CHỨNG BUỒN NÔN – ÓI MỬA

Đăng lúc: 21-11-2023 3:28 Chiều - Đã xem: 550 lượt xem In bài viết

1. Triệu chứng và nguyên nhân

Hiện tượng buồn nôn hoặc ói mửa, cảm thấy nôn nao muốn ói, sắc mặt tái mét, khổ sở; hoặc chỉ một trong các triệu chứng đó cứ xuất hiện lặp đi lặp lại, phần lớn là do ruột hoặc dạ dày trong hệ thống tiêu hóa bị bệnh gây nên. Nôn mửa là một hiện tượng phản xạ sinh lý; một khi thức ăn ôi thiu, hoặc chất độc vào dạ dày thì sẽ gặp phải phản ứng tự vệ, nôn mửa rất cả ra ngoài để bảo vệ cơ thể. Vì thế mà biểu hiện buồn nôn xuất hiện trước.

2. Trọng tâm trị liệu

Nếu như mắc bệnh vì bị chất độc hại xâm nhập và các nguyên nhân khác, thì điều kiện tiên quyết là phải loại trừ chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoại trừ trường hợp đau bụng dữ dội, còn đối với các trường hợp khác, thì trước tiên giữ cho người bệnh được ấm áp, yên tĩnh, rồi dùng biện pháp bấm huyệt để chữa trị. Khi mà nguyên nhân chủ yếu là do chức năng dạ dày trong hệ tiêu hóa bị trục trặc thì tiến hành trị liệu các huyệt Vị du, Trung quản, Thiên khu, Cự Khuyết… Nếu gan hoặc mật cũng có vấn đề thì tiến hành trị liệu thêm các huyệt Can Du, Đảm Du, Kỳ Môn sẽ có kết quả. Để điều chỉnh chức năng phản xạ của Vị Tràng thì tiến hành trị liệu các huyệt Túc Tam Lý, hoặc Lệ Đoài, Trúc Tán. Để chế ngự chứng buồn nôn thì ấn lên huyệt Khí Xá sẽ có hiệu quả.

* Huyệt Khí Xá

– Tác dụng: Rất hiệu quả tiêu trừ triệu chứng đau dạ dày và buồn nôn, ói mửa.

– Vị trí: Hai huyệt đối cứng qua yếu hầu, nằm trên đầu mũi xương ngực và đầu trong xương quai xanh.

– Phương pháp trị liệu: Người trị liệu đứng sau lưng, dùng đầu hai ngón tay trỏ ấn mạnh lên hai huyệt Khí Xá của người bệnh và duy trì như thế trong vòng từ 3 – 5 ngày, rồi lại ấn tiếp như thế từ 3 – 5 lần nữa; sẽ từ từ chế ngự được triệu chứng buồn nôn sau khi có cảm giác nôn nao trong dạ dày. Ấn lên huyệt đạo này làm kích thích đôi thần kinh thứ 10 của hệ thần kinh não để điều tiết công năng dạ dày, khắc phục được triệu chứng đau dạ dày, buồn nôn ói mửa.

* Huyệt Vị du

– Tác dụng: Có hiệu quả làm nhẹ nhõm, thư giãn căng thẳng nhức mỏi lưng, kích thích công năng của dạ dày và ruột.

– Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gắn sát giữa lưng.

– Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người triệu liệu quỳ bên cạnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh vào hai huyệt Vị Du của người bệnh, sẽ làm thư giãn sự căng thẳng của lưng; điều tiết công năng của dạ dày và ruột. Ấn thêm các huyệt Can Dư, Tỳ Du thì càng hiệu quả.

* Huyệt Cự khuyết

– Tác dụng: Khắc phục cảm giác nôn nao trong ngực, chứng bệnh co thắt dạ dày, thưa a-xit (vị loan) hoặc đau dạ dày mạn tính.

– Vị trí:  Nằm trên đường Nhâm mạch chính giữa ngực, phía trên rốn 6 đốt ngón tay.

– Phương pháp trị liệu:  Để người bệnh nằm ngửa; người trịu liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay úp lên nhau, múi ngón tay giữa hướng về phía ngực bệnh nhân, ấn nhiều lần lên huyệ Cự Khuyết để hóa giải sự nôn nao khó chịu trong ngực và chứng thừa dịch vụ, đau bụng biếng ăn hoặc các bệnh dạ dày mạn tính.

* Huyệt Thiên Khu

– Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng thúc đẩy chức năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

– Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng hai đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang Du một đốt ngón tay).

– Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trịu liệu quỳ bên cạnh, ba ngón trỏ, giữa và vỗ danh của hai bàn tay người trịu liệu khép chặt vào nhau, dùng sức vừa phải, cùng lúc ấn làm lớp mỡ trên hai huyệt Thiên Khu của người bệnh; thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Hoặc massage, xoa bóp nhẹ nhàng từ xung quanh buồng tim đến quanh huyệt Thiên Khu cũng rất hiệu quả.

 * Huyệt Tam Lý

– Tác dụng: Khắc phục chứng đầy bụng biếng ăn do bệnh gan hặc mật gây nên.

– Vị trí: Nằm mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới đầu gối chừng 3 đốt ngón tay.

– Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay đỡ hai bắp chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vào hai huyệt Túc Tam Lý của người bệnh; tiêu trừ chứng đầy bụng biếng ăn do gan, mât bị bệnh gây ra. Người bệnh ngồi trên ghế, tự mình bấm huyệt cũng có hiệu quả.

* Huyệt Lệ Đoài                                 

                        

– Tác dụng: Tiêu trừ chứng nôn nao khó chịu trong ngực và các chứng bệnh da dày.

– Vị trí: Nằm ở mé ngoài móng ngón chân thứ hai.

– Phương pháp trị liệu: Các ngón tay của người trịu liệu khép lại đỡ các ngón chân người bệnh, còn đầu hai ngón tay cái thì cùng lúc ấn và day lên hai huyệt Lệ Đoài của người bệnh, làm dịu cơn đau dạ dày. Liệu pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc trị liệu chứng tức ngực, nôn nao trong bụng và muốn ói mửa.

Theo sách BÍ QUYẾT BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH.

Tác giả: KATSUSUKE SERIZAWA; Người dịch: PHẠM KIM THẠCH; Hiệu đính: BS. TRƯƠNG THÌN

 

Để dễ nhớ, xin xem bài thơ của ông Nguyễn Văn Hanh, Chủ tịch Hội Cựu TNXP phường Đồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0982.517 704

XOA BÓP BẤM HUYỆT CHỨNG BUỒN NÔN, ÓI MỬA

Sắc mặt tái mét nôn nao

Dạ dày tiêu hóa sóng trào đi lên

Ôi thiu chất độc trước tiên

Làm cho cơ thể ấm trên bình thường

Vị du, Trung quản bấm trường

Thiên khu, Cự khuyết di đường mau bay

Khí xá, Tam lý, Lệ đoài

Hàng ngày trị liệu khỏe ngời bách niên