Ban Công tác nữ Hội Cựu TNXP Quận 8 tổ chức chuyến về nguồn thăm Di tích lịch sử Ấp Băc và Khu tưởng niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định

Đăng lúc: 29-10-2018 9:30 Sáng - Đã xem: 169 lượt xem In bài viết

Nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/1, sáng ngày 21 tháng 10 năm 2018, Ban Công tác Nữ – Hội Cựu TNXP Quận 8 tổ chức chuyến đi về nguồn thăm Di tích lịch sử Ấp Băc và Khu tưởng niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định cho 28 cựu TNXP tiêu biểu.

 Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú (Thị xã Cai Lậy, Tiền Giang). Là một địa danh đã diễn ra trận đánh vang dội vào ngày 02/01/1963. Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Bảy Đen, ta đã bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch có cả trực thăng và xe M113 yểm trợ. Đến chiều tối, sau nhiều đợt tấn công thất bại quân địch đã rút khỏi trận địa. Kết quả: 450 tên chết và bị thương, trong đó có 10 cố vấn Mỹ, 3 xe lội nước M 113 bị tiêu diệt; 8 máy bay trực thăng bị bắn rơi, 1 tàu chìm và 2 chiếc tàu khác bị hỏng. Chiến thắng Ấp Bắc là trận đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ và quân đội Sài Gòn, mở đường cho cao trào tiêu diệt sinh lực địch trong càn quét, bắn máy bay, đánh thiết giáp và đưa phong trào phá ấp chiến lược lên đỉnh cao.  Thắng lợi này không chỉ có ý nghĩa về chiến thuật mà còn có ý nghĩa quan trọng về chiến lược. Bởi, chiến thắng Ấp Bắc đã đánh dấu sự phát triển thế và lực của cuộc chiến tranh cách mạng, cổ vũ mạnh mẽ quân và dân miền Nam đẩy mạnh phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. Mặt khác, đây là trận mở đầu cho sự khủng hoảng về chiến thuật và là dấu hiệu phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng; năm 1940 bà bị Pháp bắt và biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé. Năm 1943 ra tù trở về Bến Tre, bà liên lạc với tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh và tham gia giành chính quyền vào tháng 8/1945. Bà đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre (17/01/1960) đã trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam, đặc biệt là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của đội quân tóc dài. Từ sau ngày miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, bà Định đã giữ nhiều chức vụ trọng trách mới cùng Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo thành công việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Năm 1992, do tuổi cao, sức yếu, lại thêm căn bệnh đau tim bà đã vĩnh biệt chúng ta và yên nghỉ tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh. Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, ngày 30/8/1995, bà được Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2000, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định được khởi công và đưa vào sử dung năm 2003. Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là một công trình văn hóa đầu thế kỷ 21, điểm thêm một chấm son trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử đấu tranh của nhân dân tỉnh Bến Tre.

Qua chuyến về nguồn, dù chỉ trong m ngày nhưng đã đã để lại những cảm xúc đẹp trong lòng cán bộ, hội viên cựu TNXP về truyền thống lịch sử, đấu tranh của dân tộc ta, nhất là phụ nữ Việt Nam rất kiên cường bất khuất trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xăm, đây là dịp đi thực tế để giáo dục truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao nhận thức lòng yêu nước, tự hào dân tộc; mỗi cán bộ – hội viên cựu TNXP càng phải nỗ lực và phát huy truyền thống của dân tộc, của cách mạng, của lực lượng TNXP,…góp phần xây dựng Quận 8 – Thành phố Hồ Chí Minh văn minh – hiện đại – nghĩa tình.

NCD

Hội Cựu TNXP Quận 8