Ông Na-ga-i Wa-ta-rư, từ năm Chiêu Hòa thứ nhất (1920), nhờ phép tập luyện theo cách này mà tự chữa khỏi di chứng chảy máu não.
Về bốn tư thế thể dục theo phương pháp hướng chính giữa này, với trẻ em làm được dễ dàng, nhưng người lớn thì rất khó. Bằng tập luyện, phép hướng chính giữa làm cơ thể trở thành mềm mại gần như trẻ em. Kiên trì tập luyện môn này để phòng ngừa lão hóa và duy trì được cơ thể son trẻ.
TƯ THẾ 1:
- Ngồi bệt, chắp dính hai gan bàn chân vào nhau hai tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp lên đầu gối.
- Hai tay buông xuống, các ngón tay cài vào nhau rồi úp lòng bàn tay xuống sát giường, gập mình về phía trước, mặt áp lên lưng hai bàn tay sát giường.
TƯ THẾ 2:
- Ngồi duỗi thẳng hai chân sát nhau về phía trước, lòng hai bàn tay úp lên bắp đùi.
- Gập mình về phía trước, mặt úp vào kẽ hai cẳng chân. Hai tay duỗi sấp, cạnh hai bàn tay (phía ngón cái) sát mắt cá sau của chân.
TƯ THẾ 3:
- Ngồi dạng thẳng hai chân ra hai bên sườn (nhiều người không ngồi dạng rộng như thế này được).
- Gập mình xuống úp mặt lên lưng hai bàn tay úp lòng sát giường.
TƯ THẾ 4:
- Ngồi ngay ngắn, gập đầu gối, hai bàn chân để sát bắp vế, mông sát giường.
- Ngồi như vậy, ngả mình nằm ngửa sát giường, hai tay giơ ngửa lên mang tai, cạnh bàn tay (phía ngón cái) để sát đầu.
Trái với Yoga, phương pháp hướng chính giữa là phép ai cũng tập được. Ngoài ra, tập luyện theo phép này sẽ làm cho nhiều khớp xương và cơ bắp co dãn tốt, máu lưu thông tốt, trẻ người lại./.
Theo CHƯ NÔ ĐA A KI RA – Nhật bản