Quang cảnh phiên họp chiều 1/11/2023
Tiếp theo ý kiến của đại biểu Lê Xuân Thân, Ngô Trung Thành và Tạ Văn Hạ sáng hôm nay có nêu vấn đề Quốc hội tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023 của Quốc hội K XV; các đại biểu Quốc hội đã phát hiện ra vấn đề nhận thức pháp luật, hiểu pháp luật và áp dụng pháp luật có độ vênh lớn, khiến cho việc áp dụng pháp luật trong xét xử một số vụ án cụ thể gặp khó khăn. Tôi nêu một dẫn chúng và kiến nghị như sau:
1/ Đây là khiếu nại tại đơn kêu cứu của một công dân tỉnh Nam Định. Người bị oan sai được xác nhận bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật, đó là ông Phạm Văn Cường 83 tuổi, là thương binh, là con Liệt sĩ, có mẹ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông cho rằng: Mình không được giải quyết bồi thường oai sai đúng pháp luật. Là một đại biểu QH tôi tiếp công dân 2 lần hết 4 tiếng đồng hồ trước kỳ họp này, tôi thấy: Đây là vụ khiếu nại dài nhất 25 năm mà chưa kết thúc. Những năm qua và ngay kỳ họp này nhiều đại biểu Quốc hội đã nhận đơn kiến nghị; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội cũng đã có văn bản yêu cầu giải quyết theo Nghị quyết 388. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc và ý kiến của Phó chánh án Tòa án cấp cao Hà Nội, nêu trong biên bản làm việc ngày 16 tháng 12/2022, tôi đề nghị các cơ quan chức năng của Quốc hội cần theo dõi, yêu cầu quý Tòa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tỉnh Nam Định sớm giải quyết khiếu nại của công dân.
2/ Trong dự thảo Luật Tổ chức Tòa án trình ra Quốc hội lần này, có đề xuất: Tòa án được quyền ra văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật trong xét xử nhưng một số đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là trách nhiệm hướng dẫn giải thích pháp luật thuộc quyền hạn của Uủ ban Thường vụ Quốc hội, không thể làm vậy, sẽ bị xung đột pháp luật. Vậy làm thế nào để cho việc áp dung pháp luật được chính xác, công bằng và tin tưởng của mọi công dân? Đề nghị Quốc hội suy nghĩ thêm để có giải pháp trong vấn đề nhận thức và áp dụng pháp luật.