Cơ quan Trung ương Hội tổ chức về nguồn tại Côn Đảo

Đăng lúc: 16-12-2023 6:15 Chiều - Đã xem: 115 lượt xem In bài viết

Trong hai ngày 09/12 – 10//2023 Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam đã tổ chức đoàn về nguồn tại Côn Đảo do Chủ tịch Vũ Trọng Kim dẫn đầu. Đoàn gồm có các đồng chí trong cơ quan TW Hội, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ, đại biểu cựu TNXP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Media Việt, Phòng khám chữa bệnh Chữ Thập đỏ Đông Anh, Tổng Công ty công nghiệp Sài Gòn.

Đoàn đã làm lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Hàng Dương[1], viếng mộ “cô Sáu”[2]; tại đây đồng chí Vũ Trọng Kim đã đọc bài viếng rất xúc động[3]. Đến tham quan Bảo tàng Côn Đảo – khoảng lặng lịch sử, nơi lưu giữ kỷ vật địa ngục trần gian – đoàn đã tặng sách cho bảo tàng. Đoàn cung đã đến tham các khu di tích: Cầu tàu 914[4], Trại Phú Hải[5], Trại Phú Tường – Chuồng cọp Pháp[6], Trại Phú Bình – chuồng cọp Mỹ[7] và nhiều địa danh lịch sử khác.

Nhân dịp này đoàn đã đến thăm, tặng 200 cuốn sách, 20 phần quà (500.000đ/phần) cho Trường Trung học cơ sở Lê Hồng Phong; 20 phần quà (1.000.000đ/phần) cho hội viện Hội Cựu TNXP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

Đồng Sỹ Tiến


[1] Nghĩa trang có 1.921 phần mộ, trong đó có 713 ngôi mộ có danh tính.

[2] Mội Anh hùng Võ Thị Sáu (Nguyễn Thị Sáu) tại khu B, Nghĩa trang Hàng Dương.

[3] Nội dung bài viếng xin xem …

[4] Cầu tàu 914 được khởi công xây dựng vào năm 1873 có có chiều rộng khoảng từ 5m – 8m, chiều dài hơn 300m hướng nhìn ra vịnh Côn Sơn. 914 chính là số lượng tù nhân đã ngã xuống do núi lở, đá đè, kiệt sức hay chết vì đòn roi khi chuyển đá làm cầu tàu và kè đá dọc con đường ven biển.

[5] Nhà tù cổ và lớn nhất tại Côn Đảo, được xây từ năm 1862 và nâng cấp hoàn chỉnh từ năm 1889 đến năm 1896. Tên đầu tiên của trại là Bange 1, sau đó được đổi thành Lao 2, Trại Cộng hòa, trại 2 và tên cuối cùng (tháng 11/1974) là trung tâm cải huấn – trại Phú Hải.

[6] Được xây dựng vào năm 1940, tên ban đầu là Bange 3, sau đổi tên gọi là trại Bác Ái, trại 3 và tên cuối cùng là trại Phú Tường.

[7] Được xây dựng từ năm 1971 đến năm 1973 thường được gọi là Trại 7. Hiệp định Paris được ký kết, nhà tù được đổi tên gọi trại Phú Bình. Tổng diện tích 25.788m2, trong đó có 9.630m2 phòng giam. Được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông gồm 384 phòng giam, được chia làm 4 khu lớn: AB, CD, EF, GH. Trong mỗi khu lớn lại chia thành 2 khu nhỏ ví dụ Khu A, Khu B. Mỗi khu nhỏ có 48 phòng chia 2 dãy.