“Công thức vàng” để tính tuổi thọ: Hãy thử xem bạn sẽ sống bao lâu?

Đăng lúc: 09-08-2018 7:46 Sáng - Đã xem: 148 lượt xem In bài viết

Bạn có bao giờ tự hỏi mình sẽ sống được bao lâu không? Chắc chắn là có rồi đúng không nào? Sau hàng chục năm nghiên cứu, Tiến sĩ y khoa người Mỹ đã đưa ra một công thức tính tuổi thọ dựa trên đặc điểm và thói quen của mỗi người. Nào, hãy thử tính xem bạn sẽ bao nhiêu tuổi nhé!

Chuyên gia Tâm lý, tiến sĩ Diana S Woodruff – Pak, khoa Thần kinh, Đại học Temple ở Philadelphia (Mỹ), sau hàng chục năm nghiên cứu về người già và tuổi thọ đã tổng hợp ra công thức tính tuổi thọ của mỗi người dựa trên những thói quen và đặc điểm của họ.

Công thức tính này như một bài trắc nghiệm và giống như một chiếc máy tính có công thức. Nếu bạn muốn thử tính tuổi thọ của mình thì nên dùng giấy bút ghi chép cẩn thận theo hướng dẫn chi tiết sau đây nhé!

Xin lưu ý rằng khi mỗi câu hỏi được trả lời, số điểm sẽ được cộng hoặc trừ đi cho phù hợp và kết quả cuối cùng chính là câu trả lời. Đừng quên sử dụng số tuổi ban đầu của bạn để tính, nếu mục nào không liên quan, thì bỏ qua.

Diana S Woodruff – Pak – người đã dành rất nhiều năm để đưa ra công thức tính tuổi thọ (Ảnh: Internet)

Bước thứ nhất:

Hãy bỏ ra vài phút để tìm ra “tuổi thọ cơ bản” của bạn (tuổi thọ này là cơ bản, chưa bao gồm các yếu tố thói quen sinh hoạt cũng như chất lượng chăm sóc sức khỏe cao hay thấp của bạn).

Bước thứ hai:

Sau khi bạn xem bảng tính tuổi thọ trung bình cơ bản ở trên, lấy ra con số tuổi thọ của mình làm chuẩn. Ví dụ bạn là nam giới, bạn đang trong độ tuổi 30-39, thì số tuổi chuẩn của bạn là 74.

Tiếp theo, bạn bắt đầu tính tuổi của mình dựa trên thói quen và đặc điểm riêng của cá nhân theo các câu hỏi ở 6 hạng mục dưới đây, bao gồm: Thói quen sinh hoạt, trạng thái tâm lý tinh thần, tình trạng hôn nhân, tình hình công việc, điều kiện môi trường sống và yếu tố di truyền.

Hãy tính thật chuẩn dựa trên việc trả lời câu hỏi một cách nghiêm túc.

  1. Thói quen sinh hoạt
  • Tập thể dục 3 lần một tuần: Cộng 3 tuổi
  • Thích ăn trái cây và rau của quả thường xuyên: Cộng 2 tuổi
  • Nuôi thú cưng, con vật trong nhà: Cộng 1 tuổi
  • Hút thuốc nhiều hơn 2 gói/ngày: Trừ 12 tuổi
  • Hút thuốc 1 ~ 2 gói/ngày: Trừ 7 tuổi
  • Hút thuốc 20 điếu hoặc ít hơn mỗi ngày: Trừ 2 tuổi
  • Ngủ quá 10 tiếng hoặc ít hơn 5 tiếng/ngày: Trừ 2 tuổi
  • Béo phì: Trừ 2 tuổi
  • Tư thế đứng/ngồi sai cách: Trừ 2 tuổi
  • Đã có bệnh mãn tính hoặc thường xuyên mắc các bệnh nhẹ: Trừ 5 tuổi.

Tập thể dục 3 lần/ tuần: Cộng 3 điểm (Ảnh minh họa)

  1. Trạng thái tinh thần, tâm lý
  • Hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng: Cộng 2 tuổi
  • Lạc quan: Cộng 1 đến 3 tuổi
  • Có những người bạn để chia sẻ khó khăn, vui buồn: Cộng 1 tuổi
  • Theo đuổi tín ngưỡng một cách kiên định: Cộng 7 tuổi
  • Tự ti: Trừ 4 tuổi
  • Cố chấp: Trừ 2 tuổi
  • Ưa mạo hiểm (chẳng hạn như đi xe phân khối lớn): Trừ 2 tuổi
  • Trầm cảm: Trừ 1-3 tuổi
  • Hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng: Cộng 2 tuổi
  1. Tình trạng hôn nhân
  • Đã kết hôn: Cộng 1 tuổi
  • Nam giới đã ly hôn và sống một mình: Trừ 9 tuổi
  • Phụ nữ đã ly hôn và sống một mình: Trừ 5 tuổi
  • Phụ nữ không sinh con hoặc không có con sau tuổi 40: Trừ 0,5 tuổi.
  1. Tình trạng nghề nghiệp
  • Nhà nghiên cứu chuyên nghiệp: Cộng 1,5 tuổi
  • 60 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 2 tuổi
  • 65 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 3 tuổi
  • Làm việc ở thành phố lớn (hoặc dành phần lớn thời gian sống của cuộc đời sống ở thành phố lớn): Trừ 1 tuổi
  • Làm việc ở các thị trấn ngoại thành, nông thôn (hoặc dành phần lớn thời gian sống ở đây): Cộng 1 tuổi
  1. Môi trường, điều kiện sống
  • Sống ở khu vực thoáng đãng, có tầm nhìn rộng mở, không khí trong lành: Cộng 2 tuổi
  • Sống ở nơi ồn ào trong thời gian dài: Trừ 1 tuổi
  1. Yếu tố di truyền
  • Mẹ đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 4 tuổi
  • Cha đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 2 tuổi
  • Ông bà nội ngoại sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 1 tuổi
  • Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh tim trước 50 tuổi: Trừ 3 tuổi
  • Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư dạ dày: Trừ 2 tuổi
  • Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư vú: Trừ 2 tuổi
  • Có thành viên trong gia đình chết trước 60 tuổi vì tự tử hoặc có bệnh bất kỳ: Trừ 1 tuổi

Bước thứ ba:

Đã xong! Giờ chỉ cần cộng lại số điểm mà bạn có sau khi đã làm xong tất cả các phép tính ở trên! Bạn đã tính ra tuổi thọ của mình chưa nào? Hy vọng là bạn sẽ có một tuổi thọ đúng như bạn mong muốn!

Mặc dù công thức tính trên đây không phải đúng 100%, cũng không phải là cơ sở duy nhất để xác địn tuổi thọ của mỗi người nhưn nó đã nói lên rất nhiều điều ý nghĩa với sức khỏe của ban. Những việc làm được cộng điểm bạn nên áp dụng thường xuyên, những việc làm bị trừ điểm bạn nên phòng tránh hoặc loại bỏ, hạn chế.

Một số nguyên tắc để sống khỏe mạnh, trường thọ

– Tập thể dục mỗi ngày: Tập thể dục là điều kiện cần cho một sức khỏe dẻo dai. Trên thực tế, lối sống ít vận động kéo theo bệnh tim mạch, tiểu đường và các rối loạn khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thêm 15 phút vận động mỗi ngày sẽ kéo dài 3 năm tuổi thọ (Theo tờ The Telegraph – Nhật báo uy tín hàng đầu nước Anh)

– Ăn uống đúng giờ, đủ bữa và đủ chất: Những người sống trên 100 tuổi có một nếp sống rất điều độ, mực thước, dinh dưỡng và thói quen ít khi bị thay đổi hay bị xáo trộn như: ăn uống điều độ, không ăn quá no, không để bụng đói, không bỏ bữa, ăn thức ăn thanh đạm nhưng đủ chất, không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lào, thuốc lá…

– Ngủ đủ giấc, ngủ ngon và sâu giấc: Trong khi ngủ, cơ thể phục hồi các chức năng, trong đó có cả khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật. Não của chúng ta cần ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để nghỉ ngơi. Đối với những người trên 100 tuổi thì giấc ngủ là sinh hoạt quan trọng nhất, hơn cả vấn đề ăn uống.

Bạn nên ngủ trưa mỗi ngày khoảng 15 – 30 phút để làm giảm stress. Trong khi ngủ thì hiện tượng REM (Rapid Eye Movement) giúp cho não bộ và cơ thể phục hồi chức năng và trí nhớ, kéo dài tuổi thọ.

– Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ tích cực trong cuộc sống có thể kéo dài tuổi thọ của mỗi người, điều này đã được các nhà khoa học chứng minh bằng các nghiên cứu thực tế.

Một khảo sát trên 136.000 người Mỹ và Nhật Bản trong vòng 7 năm cho thấy những người sống tích cực, luôn vui vẻ và ý thức được về ý nghĩa của cuộc sống có thể giảm 20% nguy cơ tử vong so với những người suy nghĩ tiêu cực, luôn u sầu, buồn bã.

Lạc quan và tích cực sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh và sống lâu hơn (Ảnh: Internet)

Theo nghiên cứu khác của khoa Tâm lí học, thuộc trường Đại học Queensland (Úc) được công bố trên tạp chí hàng quý Tâm lý học và cao tuổi (Psychology & Ageing) chỉ ra rằng, việc sống hạnh phúc và suy nghĩ tích cực sẽ làm cải thiện hệ thống miễn dịch của con người, từ đó giúp cơ thể chống chiệu được nhiều bệnh tật hơn, khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, những người có suy nghĩ tích cực sẽ có khả năng miễn dịch tốt gấp đôi so với những người có suy nghĩ tiêu cực.

– Có một mối quan hệ tốt đẹp với người thân: Giữ được mối liên hệ tốt với gia đình và bạn bè giúp cho người cao tuổi có tinh thần tương trợ lẫn nhau, giúp nhau phát hiện được những thay đổi bất thường về sức khỏe. Quan hệ tốt với bạn bè, người thân là một trong những yếu tố giúp tránh tình trạng suy nhược thần kinh, một trong những nguyên nhân gây tử vong chính ở người già sống cô đơn, nhất là những người góa bụa, độc thân.

Tâm Bình (T/h)

Theo tapchivietkieu.info