Đại hội đại biểu Hội Cựu thanh niên xung phong quận Phú Nhuận lần thứ III

Đăng lúc: 28-12-2021 8:47 Sáng - Đã xem: 104 lượt xem In bài viết

Sáng ngày 23/12/2021, tại Hội trường Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Phú Nhuận, Hội Cựu TNXP quận Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh ) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2021-2026 với sự tham dự của 44 đại biểu chính thức.

Đến dự Đại hội có: Ông Võ Thanh Phong, Chủ tịch Thành hội; ông Huỳnh Đăng Linh, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy; bà Trần Thị Mai Lý, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận; bà Trần Trọng Kim, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Quận ủy; ông Trần Nguyễn Quang Hiển, Quận ủy viên, Phó Trưởng ban Tổ chức Quận ủy; đại diện UBND quận, Quận đoàn, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội.

Ban Chấp hành mới ra mắt 

Hiện tại Hội có 13 Chi hội cơ sở phường với 338 hội viên. Công tác xây dựng tổ chức và kiện toàn tổ chức Hội luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt gắn với việc duy trì, hoạt động. Hội luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm, tổ chức tuyên truyền hội viên chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cuộc vận động “Cựu TNXP nguyện nêu gương sáng học tập, làm theo lời dạy và tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động ”Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới – đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Không xả rác ra kênh rạch – Vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, ủng hộ các  quỹ…..

Hội đã làm tốt công tác nghĩa tình đồng đội, đền ơn đáp nghĩa, giúp nhau vượt khó, chăm lo, nâng cao đời sống của những hội viên còn khó khăn. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, Hội đã tổ chức trao tặng 1.119 xuất quà, 64 suất học bổng, trao 66 thẻ BHYT, thăm hỏi ốm dau, ma chay, cho vay không lãi, tặng 3 sổ tiết kiệm; 3 suất trợ cấp khó khăn ; tặng 02 phương tiện sinh kế gồm 1 xe nước mía, 01 xe bán bánh mì với tổng kinh phí vận động hơn 1,1 tỳ đồng.

Các hoạt động về nguồn được tổ chức thường xuyên nhằm giáo dục truyền thống thông qua việc đi thăm cac khu di tích lịch sử như: Rừng Sác – Cần Giờ, Minh Đạm[i], Núi Dinh[ii],  Nhà Tưởng niệm và tượng đài anh hùng Võ Thị Sáu[iii], Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định[iv], viếng Đài Liệt sĩ quận Phú Nhuận…

Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021 – 2026 là: Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục hội viên đoàn kết, xây dựng Hội lớn mạnh, hoạt động có hiệu quả vì nghĩa tình đồng đội; cựu TNXP nêu gương sáng tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Với những thành tích trên, đã có hơn 19 đ/c được nhận “Huy hiệu cựu TNXP làm theo lời Bác” của Hội Cựu TNXP Việt Nam, 40 đồng chí được tặng Bằng khen của TW Hội, MTTQVN Thành phố Hồ Chí Minh, UBND quận và MTTQ VN quận Phú Nhuận.

Ban Chấp hành mới chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo Thành hội và Quận Phú Nhuận

Đại hội đã hiệp thương bầu 21 đồng chí vào Ban Chấp hành. Ông Trần Ngọc Tiến tái cử Chủ tịch Hội.

Ngọc Tiến


[i] Nằm ở phía Đông Nam huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), khu căn cứ Minh Đạm (núi Minh Đạm) trước kia còn có tên gọi là Châu Long – Châu Viên. Núi Minh Đạm dài 8km và độ cao là 355m, với 3 mặt giáp biển cùng nhiều hang đá lớn nhỏ bí ẩn núp dưới những rừng cây, vách đá, suối nước ngọt róc rách quanh năm.. Núi Minh Đạm được bắt nguồn từ tên ghép của hai chiến sĩ cách mạng đã hi sinh khi đang bị phục kích ở dưới chân núi – Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm. Năm 1993, nơi đây đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (tiền thân của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và trở thành địa điểm du lịch về nguồn lý tưởng cho du khách.

[ii] Khu căn cứ cách mạng Núi Dinh nằm kề quốc lộ 51 thuộc địa phận thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Núi Dinh chạy hình vòng cánh cung theo hướng đông nam – tây bắc, đỉnh cao nhất là núi ông Trịnh 504m, phần còn lại thoải dần về hai phía. Nơi đây là cơ sở cách mạng an toàn che chở cho các đơn vị trực thuộc chiến trường Đông Nam bộ. Căn cứ Núi Dinh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 16/12/1993.

[iii] Ở ngã tư Đất Đỏ, thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu)

[iv] Tọa lạc tại xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre còn có mật danh là T4, Y4, là cơ quan đầu não chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mỹ ở khu vực đô thị SG-GĐ từ tháng 7/1969 đến tháng 10/1970. Di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 23-12-1995.