Dấu ấn thanh niên xung phong trên con đường Hạnh Phúc

Đăng lúc: 22-05-2018 2:46 Chiều - Đã xem: 147 lượt xem In bài viết

 

Cao nguyên đá Mã Pì Lèng

Nơi đứng đó nhìn tầm cao thế kỷ

Dòng Nho Quế nước trong xanh thế

Chảy ngàn đời mãi mãi không thôi

Đường Hạnh Phúc nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng (Ảnh: ĐST)

Đường ‘’Hạnh phúc’’[i] bao nhiêu bến đợi

Như tình người dân tộc Hà Giang

Nơi xuất phát của đỉnh cao Mèo Vạc

Ghi dấu ấn một thời thanh niên xung phong

 

Thời xưa ấy nơi đây toàn là đá

Không đường đi, đồi núi trập trùng

Thâm cùng cốc hoang vu vùng núi đá

Đã bao đời hiểm trở, khó khăn

 

Nghe Đảng gọi những người con tình nguyện

Dã lên đường đến tới nơi đây

Để phá đá, mở đường, xây ‘’Hạnh phúc’’

Cho tương lai đến với nơi này

Sông Nho Quế nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng (Ảnh: ĐST)

Ngàn thanh nữ đã cùng nhau làm việc

Và say xưa phá đá mở đường

Cheo leo núi và cheo leo vách đá

Để thành đường ‘’Hạnh phúc’’ thanh niên

 

 

Đường ‘’Hạnh phúc’’ Đồng Văn – Mèo Vạc

Qua đèo cao đỉnh Mã Pì Lèng

Đã mở ra chân trời hạnh phúc

Cho vùng cao biên giới Hà Giang

 

Con đường đó vẫn còn in dấu ấn

Tuổi thanh xuân khai phá mở đường./.

 

              Đồng Văn, tháng 11/2013

                  NGÔ VĂN TUYẾN

[i] Con đường Hạnh Phúc bắt đầu khởi công ngày 10/9/1959 có chiều dài khoảng 200km chạy từ Hà Giang qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh Mã Phí Lèng rồi đến Mèo Vạc.Hơn 1.300 nam, nữ thanh niên xung phong (TNXP) từ 6 tỉnh Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) và 2 tỉnh đồng bằng (Nam Định, Hải Dương) đã sát cánh cùng hơn 1.000 dân công của 16 dân tộc trên cao nguyên đá bắt tay vào phá núi mở đường. Đến ngày 10/3/1965 đường hoàn thành.