Đoàn Công tác của Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam và Trung ương Đoàn làm việc với Lãnh đạo huyện Mai Sơn về việc tôn tạo Khu di tích Quốc gia Cò Nòi

Đăng lúc: 01-04-2019 11:39 Chiều - Đã xem: 147 lượt xem In bài viết

Ngày 1/4/2019 Đoàn công tác của Hội Cựu TNXP Việt Nam và Trung ương Đoàn đã làm việc với Lãnh đạo huyện Mai Sơn[i], tỉnh Sơn La.

Đoàn gồm có các đồng chí: Nguyễn Cao Vãng, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam, Trưởng đoàn; Nguyễn Tiến Năng, Trưởng ban Liên lạc TNXP chống Pháp; Nguyễn Việt Phát, Đồng Sỹ Tiến, Trưởng và Phó Trưởng ban Tuyên truyền – Thi đua; Lê Hồng Chuyên, Phó Chỉ huy Lực lượng TNXP Trung ương. Về phía Mai Son có các đồng chí: Vũ Tiến Đĩnh, Phó Chủ tịch UBND; Trần Ngọc Nghị, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng; Đinh Việt Bắc, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin; Đinh Quang Tuấn, Chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện; Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Huyện đoàn; Phạm Anh Minh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Văn hoá. Các đồng chí Phan Thúc Võ, Chủ tịch Tỉnh hội Sơn La; Nguyễn Duy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sơn La cũng đã tham gia buổi làm việc.

Theo báo cáo về Đồ án “Phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi” do đồng chí Trần Ngọc Nghi (ảnh trên) trình bày, UBND huyện đã:

– Ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Cò Nòi ngày 25/10/2016;

– Ban hành Quy chế hoạt động và thông báo phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Quản lý di tích;

– Chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với Bảo tàng tỉnh thống kê, chỉnh lý, bổ sung hiện vật, xây dựng đề cương trưng bày hiện vật; viết bài thuyết minh về di tích, tập huấn thuyết minh cho hướng dẫn viên; phối hợp với các cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh xác minh danh tính các liệt sỹ thanh niên xung phong (TNXP) đã hy sinh, về danh sách các liệt sỹ TNXP đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi[ii].

Đồng chí Nguyễn Tiến Năng

– Giao Ban chỉ huy quân sự huyện đã tiến hành khảo sát, xác đinh trận địa phòng không, hệ thống giao thông hào, lán trại, kho tàng, hố bom, nơi sinh hoạt của thanh niên xung phong khu di tích;

– Giao Phòng Kinh tế hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường rà soát, thống kê, xây dựng phương án giải quyết các hộ dân vi phạm về đất đai và xây dựng trong khu di tích;

– Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trường học trực thuộc trên địa bàn huyện lồng ghép nội dung giáo dục về giá trị, ý nghĩa cùa Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi vào vào chương trình giáo dục ngoại khóa; tăng cường công tác năm học; chỉ đạo các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn xã Cò Nòi đăng ký nhận chăm sóc và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích;

Đồng chí Nguyến Cao Vãng

– Giao Huyện đoàn chỉ đạo các cơ sở đoàn trên địa bàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá về Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi; phối hợp với các phòng, ban, đơn vị tổ chức các hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, giáo dục truyền thống và thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại di tích.

– Giao Chủ tịch UBND xã Cò Nòi tuyên truyên, phổ biến những quy định của pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích địa phương; Thành lập Ban quản lý di tích và danh lam thắng cảnh, phân công nhiệm vụ cho các thành viên để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Huy động các nguồn lực xã hội hóa đê trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn.

Đồng chí Nguyễn Việt Phát

Hiện nay Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm được danh sách 209 liệt sỹ TNXP của Đội 34,40 đã được Hội cựu TNXP Việt Nam xác minh[iii].

Ban quản lý di tích Ngã ba Cò Nòi đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh thực hiện việc kiểm kê toàn bộ tài liệu, hiện vật hiện đang trưng bày tại di tích; xây dựng đề cương chỉnh lý trưng bày gồm 15 hiện vật, 31 tư liệu ảnh, 01 bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đồng chí Lê Hồng Chuyên

UBND huyện đã tổ chức đi học hỏi ở Truông Bồn, Đồng Lộc; phối hợp vói Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, các cơ quan đơn vị có liên quan lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 với khái toán khoảng 300 tỷ, và đã được phê duyệt[iv].

Đồng chí Phan Thúc Võ

Phát biểu tại hội nghị các đồng chí Nguyễn Tiến Năng, Nguyễn Cao Vãng, Nguyễn Việt Phát nhấn mạnh: Đừng nhiều công trình quá, nên có điểm nhấn của Tây Bắc như có rừng ban, kết hợp du lịch, xã hội hoá công trình. có sức thu hút du khách; khi thiết kế, thi công phải có yếu tố tâm linh với sự hy sinh của hơn 200 TNXP ở trọng điểm này; nâng tầm thành Khu di tích Quốc gia đặc biệt; nhà bia phải có danh sách liệt sỹ bộ đội, TNXP… hy sinh trong chiến dịchĐiện Biên Phủ; phòng trưng bày cần rộng hơn, nhà bia, chỗ dâng hương thuận tiện cho bà con thắp hương; cần có quảng trường là để sinh hoạt truyền thống; kết nối các khu di tích Cò Nòi, Nhà tù Sơn La, Nà Sản…. Tổ chức hội thảo về Khu di tích tại Hà Nội để thu hút sự quan tâm của xã hội, đầu tư của các doanh nghiệp; Đưa vào Cò Nòi vào Đề án chung các Khu di tích lịch sử TNXP cả nước trình Thủ tướng; Có công văn đề nghị Trung ương Đoàn, Trung ương hội tham gia dự án; Trung ương hội cung cấp tư liệu và tuyên truyền về Cò Nòi

Các ý kiến của cán bộ tỉnh, huyện mong mỏi Cò Nòi sớm được tôn tạo cho xứng tầm; băn khoăn về vấn đề xã hội hoá, về quản lý khu di tích.

Đồng chí Nguyễn Tiến Dĩnh (ảnh trên) cảm ơn những những ý kiến đóng góp xác đáng của Đoàn Công tác, sẽ báo cáo Tỉnh các ý kiến cuộc họp hôm nay. Những nội dung đầu tư sẽ được Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt trong tháng 4/2019, khi đó mới kêu gọi đầu tư.  

Trước đó, Đoàn công tác cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh hội, Tỉnh đoàn Sơn La, huyện Mai Sơn đã đến dâng hương ở Khu di tích Quốc gia Cò Nòi cùng các cựu TNXP, thanh thiếu niên huyện Mai Sơn.

ĐST   


[i] Mai Sơn là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 142.670 ha, dân số trên 160 nghìn người, có 06 dân tộc chủ yếu: Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú, Mường cùng chung sống. Toàn huyện có 21 xã và 01 thị trấn với 458 bản, tiểu khu, 01 xã biên giới (xã Phiêng Pằn) có 6,89 km đường biên giới giáp với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, trên địa bàn có 06 di tích lịch sử trong đó có 02 di tích cấp Quốc gia (Tượng đài Liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Cò Nòi; Khu di tích Tập đoàn cứ điểm Nà Sản), 04 di tích cấp tỉnh cụ thể: Khu căn cứ cách mạng Mường Chanh (đã được khoanh vùng bảo vệ trong quần thê chuôi di tích đặc biệt của Nhà ngục Sơn La); di tích Hang Thẳm Quai xã Chiềng Ban; di tích Bia căm thù bản Mạt xã Chiềng Mung; di tích Gốc Me – nơi thành lập Chi bộ đầu tiên của Đảng Bộ tỉnh Sơn La (Tiểu khu 6, thị trấn Hát Lót)

[ii] Theo sổ liệu trong lý lịch di tích Ngã ba Cò Nòi và trưng bày tại di tích, có 100 TNXP của các Đội 34, 40 hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi (66 đồng chí của Đội 34 gồm 18 đồng chí thuộc Đại đội 301, 21 đ/c thuộc Đại đội 300, 02 đ/c thuộc Đại đội 299, 03 đ/c thuộc Đại đội 297, 01 đ/c thuộc Đại đội 294, 21 đ/c thuộc Đại đội 293; 34 đồng chỉ thuộc Đội 40 gồm 05 đ/c thuộc Đại đội 405, 02 đ/c thuộc Đại đội 402, 16 đ/c thuộc Đại đội 403, 11 đ/c thuộc Đại đội 401). Tuy nhiên chưa xác định được danh tính.

[iii] . Trong đó có 31 liệt sỹ TNXP của Đội 34,40 hy sinh tại khu vực Ngã ba Cò Nòi. Trong 31 liệt sỹ có 26 đồng chí xác định được quê quán, đơn vị và năm hi sinh, 05 đồng chí không xác định được quê quán, năm hy sinh.

[iv] Quyết định số 147/QĐ-ƯBND ngày 17/1/2019 của UBND tỉnh).