Đồng thuận, nhất trí về việc công nhận liệt sỹ cho TNXP hy sinh khi làm đường chiến lược Ma Lù Thàng  

Đăng lúc: 07-04-2019 6:44 Chiều - Đã xem: 38 lượt xem In bài viết

Chiều ngày 4/4/2019 Đoàn công tác Đoàn công tác của Trung ương Hội và Trung ương Đoàn[i] do Phó Chủ tịch Nguyễn Cao Vãng (ảnh trên, người đứng)  làm trưởng đoàn đã làm việc với Phó Chủ tịch UBNN tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải và lãnh đạo Sở, ban, ngành, các huyện liên quan[ii].

Theo báo cáo của Sở Nội vụ Lai Châu:

Sau chiến thắng Điện Biên phủ tháng 5/1954 các Đội TNXP  34 và 40 từ Điện Biên Phủ được điều động về thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay) mở tuyến đường từ thị xã Lai Châu đi cửa khẩu Ma .Lù Thàng, thông đường giữa huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu và huyện Kim Bỉnh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đơn vị TNXP mở đường dài gần lOOkm này lấy mật danh là Công trường 111[iii]. Tuyến đường Lai Châu đi Ma Lù Thàng là công trình lớn đầu tiên của Miền Bắc sau hòa bình lập lại.

Đồng chí Tạ Tấn Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải 

Ngày 09/10/1954 tuyến đường Lai Châu đi Ma Lù Thàng khởi công và lao động toàn bộ bằng sức người. Sau 21 tháng, ngày 13/6/1956 TNXP thuộc công trường 111 đã hoàn thành nhiệm vụ thông đường Việt Nam – Trung Quốc qua cửa khẩu Ma Lù Thàng để nhận hàng viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào Việt Nam.

Trong quá trình xây dụng con đường chiến lược này có khoảng 100 TNXP Công trường 111 đã nằm lại tại đây do sập hầm, đá lăn, sạt lở, lật bè mảng, sốt rét…

Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Nội vụ

Tuyến đường trên Công trường 111 qua các xã Huổi Luông, Pa Tần, Nậm Ban trước đây thuộc huyện Sìn Hồ (nay xã Huổi Luông thuộc huyện Phong Thổ, xã Pa Tần thuộc huyện Sìn Hồ, xã Nậm Ban thuộc huyện Nậm Nhùn) chạy dọc theo dòng Nậm Na.

Thời kỳ chiến tranh, tuyến đường nảy nhận sự  chi viện trực tiếp từ Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đề phòng quân Pháp quay trở lại Điện Biên Phủ,  tuyến đường phục vụ việc chở lương thực, thực phẩm phục vụ bộ đội chiến đấu.

Ngày nay con đường nảy có 1/5 tránh Quốc lộ 12 đi tử thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên qua xã Lô Lợí, Nậm Ban của huyện Nậm Nhốn; các xã Chăn Nưa, Pa Tần của huyện Sln Hố. Quốc lộ 12 là huyết mạch giao thông đi lại giữa các tỉnh vùng Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Lào Caí. Ngoài ra tuyến còn lại từ bản Cầu Phà, xã Pa Tẩn lên đến xã Huổí Luông của huyện Phong Thổ và nối đến cửa khẩu Ma Lù Thảng, hiện vẫn đang phục vụ an ninh, quốc phòng và phát triển kính tế – xẫ hộí của các xã thuộc vùng kinh tế xã hộỉ đặc biệt khó khăn, vùng biên giới.

Đồng chí Mai Thị Hồng Sim, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ

Theo Thông tư Liên tịch số 07/2007/TTLT-BLĐTBXH- BQP-BNV ngày 04/5/2007[iv], Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017[v] của Thủ tướng Chính phủ thì các xã Huồí Luông, Pa Tần, Nậm Ban nằm trong danh sách các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Căn cứ Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11[vi], Nghị định sổ 31/2013/NĐ-CP[vii] và Thông tư liên tịch sổ 07/2007/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BNV[viii], UBND tỉnh Lai Châu nhất trí với đề xuất của Hội Cựu TNXP Việt Nam đề nghị cảc bộ, ngành Trung ương công nhận 56 trường hợp là Cựu TNXP từ trần khi tham gia mở đường giai đoạn 1954 -1956 sau chiến thắng Điện Biên Phủ đã an táng tại Nghĩa trang TNXP xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ được công nhận là liệt sĩ theo quy định.

Đại tá Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Về mộ cựu TNXP và công tác quản lý Nghĩa trang liệt sỹ TNXP tại xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ:

– Tổng số mộ cựu TNXP đang quản lý là 67 mộ. Trong đó: 56 mộ có thông tin (51 mộ có tên, quê quản xã, huyện, tỉnh; 03 mộ có tên, quê quản tỉnh; 02 mộ có tên, không cỏ quê quán); 11 mộ không có thông tin tên và quê quán.

– Từ năm 2008 đến nay Sờ Lao động – TBXH đã giải quyết di chuyển 06 mộ cựu TNXP (03 mộ được công nhận là liệt sĩ; 03 mộ chưa được công nhận liệt sĩ) về quê an táng theo nguyện vọng của thân nhân.

– Năm 2004, sau khi chia tách, thành lập tỉnh, Sở Lao động – TB&XH tinh Lai Châu đã tiếp nhận quản lý nghĩa trang liệt sĩ TNXP gồm có: Đài tường niệm, khu an tảng mộ, cổng tường rào, sân đường, bồn hoa…; 01 quyển sổ ghi danh sách quản lý 67 mộ cựu TNXP.

Đồng chí Đoàn Cao Khải, Chủ tịch Hội Cựu TNXP  tỉnh Lai Châu

– Năm 2008 tính Lai Châu đầu tư xây mới NTLS TNXP về địa điểm mới tại xã Chăn Nưa, công trình gồm hạng mục: Đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên, khu an táng mộ, cồng tường rào, sân đường, bồn hoa, điện chiếu sáng và di chuyển toàn bộ 67 mộ cựu TNXP từ nghĩa trang cũ về nghĩa trang mới để công trình thủy điện Sơn La tích nước; lập lại sơ đồ mộ chí mới để quản lý, 01 quyển sổ ghi danh sách quản lý 67 mộ cựu TNXP. Hiện nay 67 mộ cựu TNXP tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ được cập nhật vào phần mền quàn lý theo Đề án cổng thông tin liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ cùa Chính phủ.

Đồng chí Nguyễn Việt Phát, Trưởng ban Tuyên truyền – Thi đua Hội Cựu TNXP Việt Nam

Đề nghị Hội Cựu TNXP Việt Nam:

Đồng chí Lê Hồng Chuyên, Phó Trưởng ban TNXP Trung ương Đoàn

– Cung cấp cho tỉnh Lai Châu[ix]  danh sách chi tiết 67 cựu TNXP tham gia mở đường từ trần, an táng tại nghĩa trang liệt st TNXP xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ gồm các thông tin: Họ và tên; năm sinh; quê quán; ngày, tháng năm tham gia lực lượng TNXP; phiên hiệu, đội, đơn vị, ngày, tháng, năm từ trần … và cụ thể danh sách 11 trường hợp đã được công nhận liệt sĩ theo số liệu của Hội Cựu TNXP Việt Nam thống kê[x]  để đối chiếu và bổ sung thêm thông tin vào danh sách quản lý làm cơ sở xá< nhận cho các địa phương khi lập hoàn thiện hồ sơ công nhận liệt sĩ sau này.

Các đại biểu đã nghe các thành viên trong Đoàn công tác làm rõ thêm một số vấn đề về vị trí, vai trò chiến lược, vị trí đặt bia ghi tóm tắt lịch sử của con đường; đánh giá rất cao về việc xây dựng, bảo trì, dâng hương …Nghĩa trang Liệt sỹ TNXP Chăn Nưa. Mọi người đặc biệt xúc động khi nghe đồng chí Nguyễn Tiến Năng kể về quá trình làm đường Lao Châu – Ma Lù Thàng.

Nhiều cán bộ lãnh đạo đã phát biểu bày tỏ sự cần thiết có bia tưởng niệm để thế hệ hiện nay và mai sau biết rằng con đường Lai Châu – Ma Lù Thàng là do TNXP làm, suốt từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới năm 1979, đến bây giờ con đường vẫn có ý nghĩa chiến lược trong kinh tế, quốc phòng – an ninh.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch Tống Thanh Hải (ảnh trên) đã giao cho các Sở Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội là đầu mối làm việc với các cơ quan chức năng về thủ tục công nhận liệt sỹ cho các TNXP của Công trường 111 làm đường Lai Châu – Ma Lù Thàng; nhất trí việc đặt bia di tích ở khu vực Pa Sô, việc này không chỉ vì Lai Châu mà còn vì cả nước, cảm ơn Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với tỉnh Lai Châu./.

ĐST

 


[i] Đoàn gồm có các đồng chí: Nguyễn Cao Vãng, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam, Trưởng đoàn; Nguyễn Tiến Năng, Trưởng ban Liên lạc TNXP chống Pháp; Nguyễn Việt Phát, Đồng Sỹ Tiến, Trưởng và Phó Trưởng ban Tuyên truyền – Thi đua; Lê Hồng Chuyên, Phó Chỉ huy Lực lượng TNXP Trung ương…

[ii] Phía Lai Châu có các đồng chí: Tống Thanh Hải, UVTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND; Tạ Tấn Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải; Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Nùng Văn Nim, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Đại tá Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Phạm Ngọc Đang, Phó Bí thư Tỉnh đoàn; Lê Thanh Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ; Mai Thị Hồng Sim, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ; Kiều Hoài Nam, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh và các chuyên viên

[iii] Hợp nhất 02 Đội TNXP 34 và 40 vừa mới hoàn thành mở đường Mộc Châu đi Pa Há.

[iv] Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộí – Bộ Quốc phòng – Bộ Nội vụ hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương bính, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh ở địa bàn có điểu kiện kính tế-xã hội đặc biệt khó khăn (hiện vẫn còn hiệu lực).

[v] Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020

[vi] Pháp lệnh này quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ

[vii] Nghị định này hướng dẫn về điều kiện xác nhận, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách; việc xử lý vi phạm; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Pháp lệnh.

[viii] Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh ở địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn

[ix] Thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

[x] Bao gồm cả 03 mộ Cựu TNXP đã được công nhận liệt sĩ, đã được tỉnh Lai Châu đồng ý cho di chuyển về nguyên quán an táng theo nguyện vọng của các gia đình Cựu TNXP