Hai chị em – hai cựu TNXP – hai nhà báo

Đăng lúc: 11-06-2019 2:15 Chiều - Đã xem: 48 lượt xem In bài viết

Được sinh trưởng ở vùng đất “địa linh nhân kiệt”, được thừa hưởng tinh thần đấu tranh bất khuất của phong trào “Xô Viết Nghệ Tĩnh”, được truyền nhận ý chí cách mạng của dòng họ, của người cha Nguyễn Duy Thịnh (cán bộ Việt Minh tiền khởi nghĩa) nên hai người con gái Nguyễn Bích Hậu và Nguyễn Hồng Vân có thêm ý chí để từng bước vượt khó vào đời, vào đời khá sớm so với độ tuổi.

Thật vậy, sau khi ngưòi mẹ rất mực đảm đang, thưong chồng, chăm con, qua đời đột ngột vì bạo bệnh. Bích Hậu phải rời ghế nhà trường Tân Dân (Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ Tĩnh), về làng Còn. về quê, cuộc sống thiếu tình mẫu tử, lại phải xa người cha rất mực thưong con đế đi nhận công tác xa theo sự phân công của Đảng bộ Nghệ Tĩnh; nên sự thiếu vắng tình cha, nghĩa mẹ càng kéo dài cảnh cô đơn của hai người con gái tuổi đòi còn đang non trẻ. Lúc bấy giờ Bích Hậu mới tuổi mười lăm, độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới ấy, đã phải ngầy ngẫy đòn gánh đè vai. Bích Hậu đi làm thuê khắp vùng Bại Ngang để kiếm đồng tiền bát gạo nuôi sống chính mình, cả em gái Hồng Vân mới mười một tuổi đầu sớm mồ côi mẹ.

Trên ngàn ngày có lẻ (1950 – 1954) hai người con gái quê ở xứ Nghệ ấy phải vượt nhiều khó khăn trong cuộc sống tự lập ở một làng quê nghèo, có nhiều sóng và gió.

Cũng từ vật lộn vói nhiều khó khăn, Bích Hậu đã dần dần đứng vững, rồi lớn lên tùng ngày như bao cô gái ở lũy tre làng ấy. Cả những ngày vật lộn với cuộc sống, Bích Hậu vẫn ấp ủ một ước mơ “phải đi học, học để làm người hữu dụng”

Ước mơ cháy bỏng của Bích Hậu đã được người chú ruột công tác ở Ty Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa cưu mang, cho hai đứa cháu gái được ra Hà Nội đi học.

Những năm đầu Hà Nội mới giải phóng (1954 – 1957), Bích Hậu lại đối mặt với nhũng khó khăn mới, khó khăn của người dân ngụ cư nhập vào thành phố lớn mới đuổi đuợc giặc Pháp chiếm đóng.

Vừa tan học, từ trường PTTH Ba Đình, với đôi dép cao su đã mòn vẹt, Bích Hậu  cuốc bộ xuống tận khu lao động Ô Đông Mác (cuối phố Lò Đúc) để dạy chữ cho một số nữ công nhân xí nghiệp dệt kim Đông Xuân cho đến 21 giờ, lại vội vàng đi bộ đến nhà máy dệt 8/3 ỏ phố Minh Khai để tham gia phong trào “Xóa mù chữ” cho một số nữ công nhân dệt.

Tham gia tích cực phong trào “Bình dân học vụ” chống giặc dốt của thanh niên thủ đô lúc bấy giờ, Bích Hậu cũng được bồi dưỡng. Tiền bồi dưỡng dạy học ban đêm, đủ chi cho hai chị em cắp sách đến trường đều đặn, học giỏi.

Đang học cuối lớp 10 (PTTH 10 năm), cô Bí thư đoàn trường nhiệt tình hăng hái ấy được biết tin Ban bí thư Trung ưong đoàn thanh niên lao động Việt Nam gửi thông tri về các trưòng PTTH các tỉnh, thành để tuyển lựa đoàn viên thanh niên đi mở đường chiến lược 12B ở vùng Tây Bắc;  Bích Hậu làm đơn tình nguyện xin nhập đội TNXP xây dựng XHCN đi mở đưòng chiến lược 12B Hòa Bình 1959. Được trúng tuyển nhưng Bích Hậu lại trăn trở: “Ai nuôi em Hồng Vân ăn học ỏ’ Hà Nội…?”. Từ băn khoăn ấy, người chị gái đã đến Thành đoàn Hà Nội đế trình bày hoàn cảnh cửa mình, được đồng chí Bí thư Vũ Đại cho phép Hồng Vân đi dự tuyển. Hồng Vân thuộc diện “thấp bé, nhẹ cân”. Để khắc phục nhược điểm này cô em gái đã nghe chị đi đôi guốc cao bảy phân, “bí mật” bỏ hai hòn đá kỳ vào 2 túi áo bông dày cộp (mặc dù tròi không rét) trước lúc bước lên bàn cân của ban tuyến quân. Nhũng “mẹo vặt” đó của người chị gái đã giúp Hồng Vân rất vui được trúng tuyển.

Vui nhất là ngày 15/3/1959, đó là ngày đầu tiên hai chị em Bích Hậu – Hồng Vân được hành quân với bốn ngàn đoàn viên thanh niên của mười bốn tỉnh, thành phía Bắc lên vùng sơn cước hoang vu để mở đường chiến lược 12B vói khí thế “Đi bất cứ đâu, khi Tổ quốc cần”. Khí thế tình nguyện của đoàn người ở lứa tuối “Mười bảy bẻ gãy sừng trâu” đã thôi thúc cả 32 cô nữ sinh Hà Nội chân yếu tay mềm nhưng vẫn luôn đào chuyển hết khối lượng đất mà ban chỉ huy Đại đội 206 đã phân bổ chỉ tiêu từng ngày cho từng đội viên.

Khi thấy đội viên Hồng Vân gồng mình đẩy chiếc xe cút kít chở đầy đất đang ì ạch leo lên cung đường thì Trung đội phó Bích Hậu chạy đến tiếp sức cho đội viên em út của trung đội ba và kia nữa … kia nữa… trong  thời tiết nghiệt ngã ở khu vực làm đường.

Những ngày mưa nguồn gió núi đổ về ấv, người chị gái vẫn luôn bên em để đỡ đần, từng nhát cuốc, từng chuyến xe đất và đêm đêm người chị gái còn thủ thỉ, tâm sự những chuyện rất riêng của người con gái mới bước vào đời. Do ngày ngày liên tục rèn luyện, cộng vói sự giúp đỡ của đồng đội, của cả Đại đội 206 … nên đội viên Hồng Vân dần dần theo kịp với mọi người. Đội quân vui như chim, mạnh như hổ đã bắt núi Chạo cúi đầu, bắt sông Bo uốn khúc.

Vui nhất là ngày mừng công thông đường 31/12/1959. Ngày vui đó hai đội viên Bích Hậu – Hồng Vân hân hoan được đứng vào đội ngũ “Kiện tướng lao động”. Đội quân lao động giỏi ấy cùng rảo bước với 4.000 đội viên TNXP xây dựng XHCN đi đón Huân chương Lao động hạng Nhất với thành tích mở con đường chiến lược 12B đạt chất lượng tốt, vượt kế hoạch hơn ba tháng.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mở đường 12B Hòa Bình, cả trên 4.000 đội viên TNXP được chuyển đi nhận công tác mới ở mọi miền đất nươc, theo tiếng gọi của Tổ quốc “Đâu cần thanh niên có/Đâu khó có thanh niên”

Hai đội viên Nguyễn Bích Hậu – Nguyễn Hồng Vân đưọ’c chuyển về Hà Nội làm nghề viết báo. Sau hai năm công tác ở Đài truyền thanh thành phố Hà Nội, Hồng Vân được chuyển về làm phóng viên báo Tiền phong cho đến khi nghỉ hưu.

Còn người chị cả gần nửa thế kỷ (1960 – 2006) vẫn cần mẫn vói ngòi bút đầy tính nhân văn ấy, đi về vói bạn đọc gần xa của báo Thiếu niên tiền phong cho đến khi được nghỉ hưu.

Được nghỉ hưu nhưng cựu nhà. báo Bích Hậu vẫn luôn đi cơ sở, về tận đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) để viết “Làng Thanh niên xung phong đang vượt khó để góp phần xâv dựng hòn đảo anh hùng”. Bích Hậu đã nhiều lần về 10 chùa ở vùng lúa Thái Bình để viết về 10 nữ cựu TNXP đã một thời bám đưòng Trường Sơn đánh giặc Mỹ, nay là ni cô, tích cực đi làm từ thiện.

Tuy tuổi cao, sức yếu nhưng phóng viên Bích Hậu – phóng viên nhân hậu (biệt danh bạn đọc đặt) – vẫn đi khắp mọi miền đất nước để viết về những gương sáng của đồng đội đang sống, đang làm theo tiếng gọi từ trái tim “Mình là thanh niên xung phong”./.

TRỊNH HỮU THỊNH
Xóm Chiềng, xã Liên Võ, huyện Lạc Sơn,,tỉnh Hòa Bình.

Nguyên là đội viên TNXP đi mở đường 12B Hòa Bình năm 1959