Hành lang pháp lý để cho xã hội bình yên

Đăng lúc: 06-11-2019 2:25 Chiều - Đã xem: 127 lượt xem In bài viết

Kính thưa Quốc hội,

Trước hết, tôi nhất trí rằng với sự nỗ lực của các cấp và các ngành bảo vệ pháp luật, với phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc của nhân dân đã góp phần giảm thiểu một số loại tội phạm. So với cùng kỳ năm trước, năm nay có một số tội phạm giảm sâu, giết người giảm 9,39%, cướp tài sản giảm 12,98% gây rối trật tự công cộng giảm 45,32%, tổ chức đánh bạc giảm 44,98%, vi phạm về trật tự, an toàn giao thông giảm cả ba tiêu chí, như Báo cáo thẩm tra của ủy ban Tư pháp đã nêu, về nhận xét tôi thấy rất là rõ. Tuy nhiên, những tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, mang tính côn đồ, vô nhân tính gây ra số lượng lớn, tới 1.153 vụ liên quan đến giết người. Đặc biệt, xã hội rất bức xúc về nạn bạo hành, xâm hại trẻ em, vì đó là hành động bản năng, thú tính, vô đạo đức và cần phải lên án mạnh mẽ. Tôi xin đề nghị thời gian tới chúng ta phải có biện pháp phối hợp đồng bộ, chặt chỗ hơn và thiết thực hơn giữa các cơ quan bào vệ pháp luật với chính quyền và tổ chức Mặt trận, các tổ chức đoàn thể khác để đến với từng gia đình. Chúng ta phải tấn công bằng nhiều biện pháp: Từ hành chính đến kinh tế, từ tuyên truyền đến hình sự một cách mạnh mẽ và kịp thời hơn. Trong đó, phải có các cuộc vận dộng rộng khắp và liên tục hơn về trách nhiệm của người lớn bảo vệ trẻ em và bào vệ hạnh phúc gia đình như thế nào.

Ảnh: Internet

Vấn đề thứ hai, trước tình hình tội phạm có tổ chức, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao có nhiều dấu hiệu xuất hiện từ ngoài đã thâm nhập vào nước ta. Tôi đề nghị cần chú trọng hơn công tác xuất nhập cảnh, quản lý chặt chẽ từng địa bàn & dân cư. Tôi xin nói rõ chính kiến của của mình là không đồng tình với việc bỏ thị thực của người nước ngoài nhập cảnh vào các khu kinh tế ven biển, như Khoản 1 Điểm b, Khoản 18 Điều 1 cùa dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vừa được trình ra Quốc hội. Cho dù có giao cho Chính phủ quy định như thế nào đi nữa thì cũng không ngăn cản được dòng người lợi dụng khoảng trống của pháp luật này đề ồ ạt kéo vào Việt Nam và không tránh khỏi những kẻ tiền án, tiền sự, tệ nạn xã hội hoặc thành phần khủng bố trà trộn vào đất nước chúng ta. Bời vì, như Ủy ban Pháp luật đã báo cáo thẩm tra, chúng tôi thấy những khu kinh tế ven biển thì nhiều, đất đai rộng, trải dài từ Bắc tới Nam, làm như vậy khác gì mở toang cánh cửa cho kẻ cướp vào nhà sống chung, họ thỏa sức náo loạn và cướp lấy chủ quyền. Kẽ hở pháp luật về quyền sở hữu đất đai đã để cho người Trung Quốc chui qua kẽ hở pháp luật về đất đai rồi, bây giờ lại thêm lỗ hổng pháp luật về con người chui qua đó thì không thể chấp nhận được.

Điểm thứ ba, tôi xin nêu một việc nữa, tuy rằng nhỏ nhưng rất quan trọng. Đó là việc đăng ký tạm trú, tạm vắng. Thời gian vừa qua có vẻ chúng ta quá lơ là. Bi kịch những người chết trong container đông lạnh tại Vương quốc Anh đã cho thấy con cái đi ra khỏi nhà bao nhiêu ngày mà gia đình không báo, chính quyền không biết để xảy ra sự cố thì cán bộ, nhân dân chúng ta ai cũng giật mình, xúc động và khủng khiếp. Đây là thảm họa quá đau đớn của đồng bào ta. Tôi không nói thêm điều gì nữa, chỉ cầu mong các linh hồn siêu thoát. Tôi xin đề nghị rằng Quốc hội kỳ này hãy đưa vào chương trình nghị sự đặc biệt tìm ra kẻ cạm bẫy để cho người dân chúng ta mẳc bẫy, đem sinh mệnh giao cho ma quỷ. Nhất định lần này, chúng ta phải tìm ra giải pháp hữu hiệu để nâng cao cảnh giác của người dân và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm buôn bán người, dụ dỗ người đi nước ngoài phi pháp; bởi đây không phải là lần đầu và không chắc là lần cuối cùng, cho nên chúng ta phải nhất quyết làm cho Điều 150, Điều 151 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được thực thi nghiêm túc, đủ sức phòng ngừa, răn đe và bảo vệ được danh dự, bảo vệ được sự sống của con người, tránh những ảnh hưởng không tốt đến quốc gia, quốc thể.

Xin cảm ơn Quốc hội!

Luật sư Vũ Trọng Kim