Hội Cựu TNXP quận Bình Tân tham quan di tích lịch sử tại Côn Đảo

Đăng lúc: 18-04-2023 10:45 Sáng - Đã xem: 342 lượt xem In bài viết

          Trong hai ngày 15 và 16/4/2023, Hội Cựu TNXP quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cho cán bộ, hội viên tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử tại Côn Đảo, nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023).

    

          Tham gia chuyến về nguồn có các đồng chí: Trần Phương Tín, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP Thành phố Hồ Chí Minh ; Nguyễn Văn Đâu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN quận Bình Tân; Nguyễn Thị Cẩm, Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận Bình Tân cùng 15 cựu TNXP và 06 thân nhân hội viên.

          Qua chuyến đi, các thành viên trong đoàn được trải nghiệm các tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 (Vũng Tàu – Côn Đảo), Trưng Trắc (Côn Đảo-Sóc Trăng); được tham quan các di tích tại Côn Đảo: Bảo tàng Côn Đảo, Trại tù Phú Hải[1], chuồng cọp kiểu Pháp[2], Chùa Núi Một, Khu biệt lập Chuồng Bò[3], Miếu bà Phi Yến[4], dâng hương tại Nghĩa trang Hàng Dương.

          Buổi tham quan các di tích lịch sử tại Côn Đảo, đã lắng đọng trong tâm tư mỗi người về truyền thống cách mạng, nghĩa khí đấu tranh kiên cường, anh dũng, gian lao, khổ ải mà các chiến sĩ cách mạng phải chịu đựng trong suốt thời gian khổ sai tại Côn Đảo, qua đó ai cũng tự nhủ trong lòng, rằng hiện nay chúng ta đang sống trong một thời kỳ sung sướng, hạnh phúc, những đóng góp của mình cho xã hội hết sức nhỏ bé.

          Qua chuyến về nguồn tại Côn Đảo, làm cho các thành viên trong đoàn cảm nhận được phong cảnh thiên nhiên tại Côn Đảo, cách giao tiếp giữa người và người, con người với thiên nhiên[5].

Một số hình ảnh khác 

 

Khắc Vũ-BT


[1] Là trại giam lớn và cổ nhất Côn Đảo

[2] Chuồn Cọp Kiểu Pháp là khu biệt giam Chuồng cọp gồm hai khu, mỗi khu 2 dãy, mỗi dày 20 chuồng, phía trên có giàn song sắt, có hành lang để gác ngục hành hạ người tù bất kể lúc nào chúng muốn

[3] Khu biệt lập Chuồng Bò hình thành năm 1876 cùng với các khu khác phục vụ cho bộ máy cai trị tù như: Khu trại lính, khu y tế, khu sở lưới và cầu tàu, khu công trường xây dựng…Năm 1930, Pháp biến chuồng bò thành một trại giam các tù nhân nữ. Hầm phân bò sâu 3m, chia làm 2 ngăn có hệ thống cống ngầm từ chuồng nuôi bò dẫn sang. Pháp sử dụng hầm phân bò này để ngâm người tù xuống đó tra tấn hành hạ. Cuối năm 1969 địch đã đưa tù chính trị về giam ở đây. Tù chính trị chống chào cờ, bị còng xiềng cầm cố lâu ngày, bị bại liệt cơ thể bị đưa về về đây để tiếp tục đày ải. Họ tiếp tục bị đánh đập, bị bỏ khát và không được ăn rau nhiều tháng.

[4] Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu là nơi thờ bà Phi Yến – Thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh). Bà có tên thật là Lê Thị Răm.

[5] Công tác tổ chức và tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường ở Côn Đảo rất tốt.