Hội Cựu TNXP quận Cẩm Lệ tổ chức cho hội viên về nguồn

Đăng lúc: 24-08-2018 9:02 Sáng - Đã xem: 149 lượt xem In bài viết

Nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Cách mạng Tháng 8 (19/8/1945 – 19/8/2018) thành công và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2018), Hội Cựu TNXP quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng đã  tổ chức cho hội viên đi thăm các địa danh lịch sử.

Đoàn đã đến thăm di tích lịch sử Mỹ Lai[i], huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Đoàn đã đến tham quan thăm núi Thiên Ấn[ii] , chùa Thiên Ấn[iii] và viếng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng[iv] ở núi Thiên Ấn. Cụ là người xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

 Đoàn cũng đã đến thăm viếng Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng[v]

Mặc dù nhiều hội viên tuổi cao, chân đau phải chống gậy nhưng ai cũng rất vui vẻ, phấn khởi./.


[i] Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ[4][5] gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Trong tiếng Anh, vụ thảm sát này có tên My Lai Massacre, Son My Massacre hoặc Pinkville, trong đó Pinkville là tên địa danh của quân đội Hoa Kỳ đặt cho khu vực Mỹ Lai. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504[3] dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể[7]. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam, và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến[3] và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972. Vụ thảm sát đã bị che giấu, trong báo cáo của quân đội Mỹ ghi rằng họ đã “tiêu diệt 128 binh lính kẻ thù mà không chịu bất cứ thương vong nào”. Cho tới cuối năm 1969, vụ việc mới bị phát hiện. Tuy nhiên, tòa án Mỹ đã không kết tội bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào sau vụ thảm sát này, ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội là William Calley bị tuyên án chung thân, nhưng chỉ 1 ngày sau, Tổng thống Mỹ ra lệnh ân xá và Calley chỉ phải chịu quản thúc tại gia 3 năm rưỡi.

[ii] Núi Thiên Ấn – sông Trà từ lâu được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi và có sức thu hút mạnh mẽ đối với khách phương xa đến tìm xem và thưởng ngoạn.

[iii] Chùa Thiên Ấn có kiến trúc đơn giản, nhà phương trượng của chùa được xây dựng theo kiểu nhà rường. Chùa nằm trên một thế đất thiêng trong tâm tưởng của người dân Quảng Ngãi, đó là đỉnh núi Thiên Ấn. Ngày 2/3/1990, chùa Thiên Ấn và mộ Huỳnh Thúc Kháng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

[iv] Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước người Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1946-1947) và Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (giai đoạn từ 31 tháng 5 đến 21 tháng 9 năm 1946), trước đó ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh.

[v] Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu từ bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, được xây dựng với tổng diện tích 15ha trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; được Chính phủ đưa vào danh mục công trình văn hóa cấp quốc gia là tượng đài về bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước. Dựa theo bản vẽ phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng, tượng đài được xây dựng với nguồn vốn được huy động từ ngân sách và đóng góp của các tổ chức, địa phương[2] trong và ngoài nước.