Làm giàu từ nghề chế tác gỗ lũa

Đăng lúc: 28-10-2019 2:29 Chiều - Đã xem: 238 lượt xem In bài viết

Anh là Nguyễn Quang Vịnh (SN1944), quê ở xã Hải Hà, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam định, thường trú ở thị trấn Vĩnh lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Đi TNXP ngày 29/8/1966, đơn vị “Thanh niên xung kích chống Mỹ cứu nuớc” tỉnh Tuyên Quang, tháng 8 năm 1969 hoàn thành nhiệm vụ, anh đuợc chuyển công tác về làm công nhân tại bến phà Chiêm Hóa, huyện Chiêm Hóa.

Năm 1972 anh xây dựng gia đình rồi lần lượt 4 con của anh ra đời. Vợ chồng anh đều là công nhân thuộc ngành giao thông, lương thấp, lại nuôi 4 con ăn học, nhà ở tập thể, tạm bợ, gia đình luôn là hộ nghèo, cận nghèo của thị trấn.

Năm 1989 vợ anh về nghỉ theo chế độ 176, hưởng “một cục” chỉ còn lương công nhân cầu phà của anh, gia đình lại càng khó khăn, túng thiếu hơn nên 2 con trai lớn của anh học hành chưa đến nơi đến chốn đã phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống.

Năm 1998 anh quyết định xin về nghỉ hưu sớm để phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm ổn định cho các con và điều mơ ước nhất là đưa cả gia đình thoát khỏi cảnh nghèo túng, cứ đeo đẳng mãi với gia đình anh.

Anh cứ suy nghĩ, trăn trở, đắn đo, tính toán, vạch ra nhiều mô hình, nhiều phương án. Do sinh sống ở nơi trung tâm thị trấn, nhà đất đã được cơ quan thanh lý nhưng không được rộng rãi nên phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi là không thể, buôn bán, dịch vụ lại càng không thuận lợi. Anh bàn bạc với vợ, con quyết định vay vốn ngân hàng mở xưởng “chế tác gồ lũa cảnh”, một nghề độc đáo, đòi hỏi người thợ phải cỏ kỹ thuật và tay nghề cao. Vào một ngày có ý nghĩa lịch sử của đất nước, ngày 30 tháng 4 năm 2000, xưởng của anh bắt đầu hoạt động.

Sẵn có thú chơi cây cảnh, anh đã tận dụng các gốc cây gỗ lũa sẵn có ở ven sông, suối, trong rừng. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo được trời phú mà từ những gốc, rễ cây khô anh đã tạo ra những tác phẩm lũa cảnh như: “Long – Phượng dưỡng tử”, “Bát tiên giáng động”, “Kỳ lũa hóa nhân”, “Cây tùng và ba  vị tam đa”, “Vai em gùi gửi anh chiến sỹ biên phòng”,.. .Những sản phẩm được nhiều nơi biết đến, nhiều người ưa chuộng vì đã được đưa đi triến lãm ở các hội chợ của huyện, của tỉnh, ở Giảng Võ – Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong nước. Qua bình chọn các tác phấm nghệ thuật của anh đã đạt 2 giải vàng, 3 giải bạc cho.

Thời gian đầu mới phát triển nghề, vốn liếng của anh mới chỉ có gần nửa tỷ đồng và 5 công nhân là 3 bố con anh và 2 con cựu TNXP, CCB đã qua đào tạo có tay nghề cơ bản. Sản phẩm làm ra bán chạy, thu lợi nhuận lớn, hàng năm anh đầu tư thêm vốn, mở rộng xưởng, đào tạo thêm công nhân, đa dạng các sản phẩm, đến nay vốn có từ 4 đến 5 tỷ đồng, 10 đến 15 thợ đều là con em đồng đội được hưởng lương 7 đến 10 triệu đồng mỗi người. Trừ hết chi phí, lợi nhuận anh thu được từ 170 đến 200 triệu đồng mỗi năm, nộp ngân sách Nhà nước hàng chục triệu đồng. Từ năm 2006 gia đình anh và các con đã thoát nghèo, là 3 hộ có của ăn, của để  của thị trấn Vĩnh Lộc.

Từ khi thành lập Hội (năm 2008) đến nay anh liên tục được hội viên tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Cựu TNXP thị trấn Vĩnh lộc. Anh là người luôn tích cực, nhiệt tình, tâm huyết với công tác hội, có lòng nhân hậu luôn thương yêu đồng đội, đã 10 năm làm chi hội trưởng không được hưởng thù lao, phụ cấp nhưng anh luôn sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho chi hội hoạt động:

– Mỗi năm từ 2 đến 3 triệu đồng, tặng từ 5 đến 10 suất quà, mỗi suất 300 nghìn đồng;

– Tặng 2 đến 3 sổ tiết kiệm mỗi sổ 3 triệu đồng cho cựu TNXP là hộ nghèo, khó khăn trong huyện nhân dịp tết Nguyên đán và ngày truyền thống TNXP Việt nam (15/7);

– Ủng hộ quĩ “vì người nghèo” huyện Chiêm hóa mỗi năm 2 triệu đồng.

Hưởn ứng phong trào “nuôi lợn nhựa đế xây dựng quĩ nghĩa tình đồng đội” của Trung ương Hội, 100% hội viên của Chị hội tham gia, đạt bình quân 1.250.000đ/HV đứng đầu toàn tỉnh.

Chi hội có 23 hội viên đều đã được hưởng các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước, không còn hộ nghèo, cận nghèo, không có con em vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, hàng năm 100% gia đình cựu TNXP đạt gia đình văn hóa

Anh Nguyễn Quang Vịnh đã đuợc tặng 1 bằng khen của Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam, 2 bằng khen của UBND tỉnh Tuyên Quang, 3 giấy khen của Hội Cựu TNXP tỉnh và nhiều giấy khen của , ƯBND huyện Chiêm hóa, hội Sinh vật Cảnh tỉnh Tuyên Quang. Năm 2013 anh được hội đồng khoa học Nhà nước phong tặng cúp “Bàn tay vàng” và được bình chọn “Nghệ nhân phát triển kinh tế giỏi”, năm 2015 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng cúp “Chung tay xây dựng đất nước”; tháng 6 năm 2017 được ban tổ chức hội nghị Diễn đàn kết nối cộng đồng Doanh nghiệp mời vào thành phố Đà Nang dự Hội nghị APEC và được tặng kỷ niệm chương; ngày 6 tháng 6 năm 2019 anh được đi dự hội nghị Diễn đàn kinh tế cấp cao ASEAN – ITALY tại Hà Nội.

Đỗ Thị Oánh

Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Tuyên Quang