Lắng nghe tiếng hát quê hương

Đăng lúc: 04-05-2021 3:15 Chiều - Đã xem: 51 lượt xem In bài viết

Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên tại Lễ hội Đình Khói Xuân Canh Tý – 2020

Câu “Thường Rang”[i] thầm gọi,

Ta tìm lại mường xưa!

Thời hồng hoang bạc lạc,

“Đẻ đất đẻ nước”[ii] nuôi ước mơ,

Đứng trước rừng, núỉ quê,

Gió chiều chiều dịu mát,

Đàn trâu đã no nê,

Mõ vọng vang vê lối cũ,

về quê một mình tôi,

Gặp dòng sông tuổi thơ,

Và hát câu “thường rang”,

vẫn lưu truyền chon xưa.

Mưu sinh đi khắp phương trời,

Nay về sông quê tắn^nát,

Sông Đà biết khỉ nào cho cạn,

Đục trong – đầy vơi… hỡi người,

 

Câu “Thường Rang” em hát,

Ta ghé tìm tuồi thơ,

Vầng trăng non ngơ ngác,

Theo ta đì chân trần,

“Hộỉ còn”[iii] xuân lỡ hẹn,

Tiêng cồng chỉêng ngân vang,

Em hát rang đến duyên,

Em lấy chồng năm ấy…

Hát lại bài “thường rang ”,

Như mẹ ru hồn ta,

Điệu buồn và điệu thương,

Nặng tình quê đến thế,

Sông Đà biết khỉ nào cho cạn,

Như tình quê hương trong ta,

Sông Đà biết khỉ nào cho cạn,

Lắng nghe tiếng hát quê hương,

Nhắc ngườỉ đỉ thật xa,

Để hướng tâm về./.

Trịnh Hữu Thịnh


[i] Lạc Sơn (Hòa Bình) là nơi còn chứa đựng các chuyện cổ và điệu hát dân ca cổ như hát Thường Rang, Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường. Đây là các điệu hát có lịch sử lâu đời. Những năm 60, 70 thế kỷ trước, trong các dịp vui, thanh niên, nam nữ thường hát đối thâu đêm, suốt sáng. Khi đến hát, người con trai thường xin phép bố mế trong nhà, chính quyền để hát đối.  Người xem đứng rất đông ngoài bờ rào như khi xem chiếu bóng.

[ii] Đẻ đất đẻ nước (tiếng Mường: Te tấc te đác) là một bộ sử thi, tác phẩm văn học dân gian của người Mường ở Việt Nam. Đây là bộ sử thi lớn, hiện sưu tầm được 10 bản, bản trung bình 8 nghìn câu, bản dài nhất 16 nghìn câu, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới. Tác phẩm này được bảo tồn và lưu truyền dưới hình thức truyền miệng, tập trung đầy đủ nhất dưới hình thức “mo” (hát cúng)

[iii] Ném còn là một trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến trong các dịp lễ hội đầu năm của các dân tộc Tày, Thái, Mường,… chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Việt Nam.Ý nghĩa của trò chơi là cầu mong mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở và cầu mong giao hòa âm dương, đất trời.