Một hội viên với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới  

Đăng lúc: 10-10-2019 10:05 Chiều - Đã xem: 37 lượt xem In bài viết

Chị Trần Thị Linh sinh năm 1947 tại xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1967 chị đã tình nghuyện gia nhập Đội TNXP chống Mỹ cứu nước tập trung thuộc đơn vị N55-552-P18, hoạt động ở những trọng điểm ác liệt như Ngả Ba Đồng lộc, Đường 21…

Trong 4 năm tại ngũ chị là một chiến sỹ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến được UBND tỉnh tặng bằng khen.

 Chuyện tình của chị cũng thật đẹp đẽ. Năm 1966 anh là bộ đội đóng quân ở ngay trong nhà chị khi chị còn là một thôn nữ trẻ măng. Sau đó anh vào chiến trường B, chị gia nhâp TNXP. Trong một trận đánh không cân sức anh đã bị thương nặng được chuyển về điều dưỡng tại Hương Sơn, mối tình của anh chị lại đậm đà sâu nặng hơn. Kể từ đó họ đã thề non hẹn biển sẽ kết tóc xe duyên. Linh cảm người lính nay đây mai đó, cả hai đều sông dưới làn bom đạn Mỹ, nghĩ rằng dù một ngày nên duyên vợ chồng trong hoàn cảnh này cũng đủ toại nguyện lắm rồi. Vì vậy họ đã tổ chức đám cưới vội vã nhân khi chị đuợc về thăm nhà trong ba ngày ngắn ngủi. Chiến tranh không thể cho phép sinh con lúc này, họ đã thống nhất gác tình riêng để hai bên tiếp tục ra trận.

Giải phóng Miềm Nam anh được chuyển ngành về công tác tại UBND huỵên Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, chị cũng đã xuất ngũ về quê chồng chăm lo ruộng vườn, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc đàn em nhỏ.

Sự hy sinh của họ cũng đã được bù đắp. Sáu người con của anh chị đều được nuôi dạy ăn học tử tế và đều trưởng thành có cuộc sống kinh tế khá và biết chăm lo báo đáp công ơn cha mẹ, ông bà.

Chị chọn về với vùng quê bởi nơi đó lúc bấy giờ sẵn có nhiều tiềm năng lao động, đất đai, vườn đồi phù hợp với hoàn cảnh gia đình nhà chồng để phát triển kinh tế. Nnhưng sự lựa chọn ấy không đáp ứng với mong ước của chị vì vùng đất Hương Khê không màu mỡ phù sa như Đức Thọ quê chị, nên việc sản xuất, chăn nuôi tạo thu nhập cao rất khó khăn trong khi kinh tế gia đình nhà chồng vốn dĩ đã thiếu thốn rất nhiều.

Với nghị lực của hai vợ chồng đã từng là người lính, chị không chịu bó tay, nhiều đêm thức trắng trằn trọc suy tính chuyện làm gi để có kinh tế nuôi sống gia đình với hai bàn tay trắng, chị đã vừa trồng lúa vừa làm vườn, trồng rừng kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm theo mô hình nông lâm kết hợp lấy ngắn nuôi dài tạo thu nhập nuôi con ăn học và đỡ đần các em.

Thế rồi chị đã có thêm sức mạnh và nguồn lực tiếp sức, năm Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã đến với nông nghiệp, nông thôn. Mô hình phát triển kinh tế vườn đã sẵn có nay có thêm sự hộ trơ của Nhà nước chị đã phá vườn cũ quy hoạch lại theo mô hình vườn mẫu, đến năm 2015 được công nhận là vườn mẫu cấp Tỉnh.

Quy mô vườn của chị có 01 ha, cây trong vườn đã bắt đầu cho quả bói, đã có 400 gốc cam ra qủa bình quân 200 quả/gốc; 100 gốc bưởi đã cho quả, bình quân 30 quả/gốc,và các loại ây ăn quả khác. Ngoài ra chị còn nuôi 02 con hươu lấy nhung; 300-500 con gà/năm, hàng trăm con bồ câu cho sinh sản để cho sản phẩm tiêu thụ là chim bồ câu non.

Tổng thu nhập tời kỳ đầu 130-150 triệu đông/năm, dự kiến những năm tiếp theo sẻ tăng thu nhập 50%/ mỗi năm. Từ thu nhập chị đã xây dựng nhà cửa và các tiện nghi sinh hoạt tương đối khang trang, ngoài ra cón hỗ trợ cho các con khi làm.

Với vùng đất cằn cỗi bạc màu thu nhập như vậy là kết quả của một sự quyết tâm và nỗ lực lớn

Mô hình phát triển kinh tế trong tổ chức Hội đã có rất nhiều, mô hình của chị Linh ấn tượng ở chỗ hai vợ chồng cùng tần tảo,  đều tham gia công tác xã hội. Từ khi thành lập đến nay chị vẫn làn Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Công tác nữ Hội Cựu TNXP xã Phúc Đồng. Anh là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi xã Phúc Đồng. Anh chị đều là tấm gương sáng về mọi mặt trong khu dân cư và trong tổ chức Hội, luôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hiến đất, hiến cây để mở rộng hành lang đường giao thông, đóng góp nhiều ngày công lao động xây dựng khu dân cư kiểu mẫu… Gia đinh chị là tấm gương tiêu biểu phát triển kinh tế vườn hộ trong nhiều năm qua, được chính quyền địa phương khen ngợi; luôn đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đối với Hội chị luôn được bình chọn và được tặng danh hiệu “Cựu TNXP học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chị đã có nhiều đóng góp bằng tinh thần và vật chất cho hội viên nghèo cũng như tổ chức Hội khi hội nghị tổng kết hoặc giao lưu nhân các ngày truyền thống. Mô hình kinh tế gia đình của chị đã giúp đỡ được nhiều hội viên thoát nghèo bền vững,

Tấm gương sáng của chị đã được Thường trực Huyện hội Hương Khê ghi nhận và đã đưa vào chương trình nhân rộng điển hình trong toàn huyện cho hội viên học tập và làm theo để nâng cao đời sống kinh tế hội viên./.

Phan Thị Yến

Phó Chủ tịch – Trưởng ban Công tác nữ Hội Cựu TNXP huyện Hương Khê