MỘT SỐ CẢM NHẬN VÀ DƯ ÂM VỀ THƠ HỒ BÁ THÂM (trích)

Đăng lúc: 14-12-2020 3:41 Chiều - Đã xem: 134 lượt xem In bài viết

Lời BBT: Ông Hồ Bá Thâm nguyên là cán bộ TNXP chống Mỹ cứu mước nhiệm kỳ 1 (1965-1968) trên đường Trường Sơn. Sau đó ông được chuyển ra học tập và công tác ở Hà Nội (1969-1983), rồi lại chuyển vào Nam công tác với nhiều cương vị khác nhau. Ông làm nhiệm vụ nghiên cứu giảng dạy triết học là chính. Tuy vậy niềm đam mê thơ có từ thủa Trường Sơn luôn được ấp ủ trong lòng, và ông vẫn làm thơ suốt hơn 50 năm nay với 12 tập đã xuất bản, 9 giải thưởng thơ, đã có tiếng vang trên văn đàn.   

BBT xin trân trọng giới thiệu với độc giả tư liệu Một số cảm nhận và dư âm về thơ Hồ Bá Thâm (trích) do ông gửi.

Quan niệm về thơ

Ông Hồ Bá Thâm quan niệm Thơ là kết tinh và thăng hoa cả cảm xúc và trí tuệ bằng ngôn ngữ hình ảnh và có nhạc điệu trong một cảnh huống của đời người, muốn bày tỏ tấm lòng và thông điệp. Thơ phản ánh cuộc đời nhưng nó là thế giới khác của cuộc đời vừa thực vừa ảo, vừa buốn vừa vui vừa hoài niệm vừa hy vọng. Thơ là bất chợt nhưng thực ra đã nung nấu dài lâu. Làm thơ cả đời có thể viết nhiều hay viết ít nhưng được bài thơ như ý và được bạn đọc đón nhận dài lâu là rất ít! Thơ có nhiều dạng loại ngắn dài, nặng về cảm xúc hay trí tuệ, giản dị hay cầu kỳ, dễ hiểu hay khó hiểu, nói thẳng hay vòng vo, kín đáo hay bộc lộ, triết lý hay giải bày, trí cảm hay xúc cảm… Nhưng nói chung phải có chiều sâu, đa nghĩa, hạn chế thơ mặt phẳng, cố gắng thơ đa không gian và ý tại ngôn ngoại thì càng hay! Viết thơ cho ra thơ không dễ chút nào. Làm được thơ cho ra thơ là khó! Tìm được tứ lạ, ngôn ngữ lạ, hình ảnh lạ là rất hiếm! Thơ phải có xúc cảm và trí cảm. Đúng như một bạn góp ý “Thơ tự bản thân nó, ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ đã tự nói lên cái điều mình muốn nói mà không cần cắt nghĩa nhiều” (Phạm Văn Dũng, 8/8/2009). Thơ khác hò vè. Làm thơ cứ sợ rơi vào luận lý… Viết nghìn câu có được vài câu hay, viết hàng trăm bài có một bài hay là quí lắm rồi. Đọc thơ bạn bè thấy họ viết hay quá, mới quá mình sợ không dám làm thơ nữa! Đổi mới thơ ư, mấy ai làm được. Nhưng không tự đổi mới thơ mình thì dừng lại, lạc hậu cũ mòn mất rồi!

Quá trình làm thơ và kết quả

Ông Hồ Bá Thâm tâm sự rằng bắt đầu làm vài bài thơ từ năm 1966 khi còn trên đường Trường Sơn. Còn khi ra Hà Nội, thời gian học đại học (1969-1972) ông đã đọc thơ nhiều, đọc, nghiên cứu lý luận phê bình thơ và khi đó mới viết nhiều thơ nhưng chủ yếu là thơ về Trường Sơn và quê hương. Sau đó tập trung nghiên cứu, giảng dạy triết học nên ít viết thơ hơn. Khi vào Kiên Giang công tác (1982 -1997) sinh cảnh hữu tình nên ông làm nhiều thơ hơn và đã tham gia Hội Văn nghệ tỉnh rồi xuất bản tập thơ in chung 3 tác giả, một tập thơ riêng. Sau này lên TPHCM chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nhưng thỉnh thoảng ông vẫn làm thơ. Từ khi nghỉ hưu (2009) ông mới làm thơ nhiều hơn, nhầt là thơ về chính trị xã hội, thơ thế sự, và viết một số trường ca, thơ dài, rồi xuất bản nhiều tập thơ. Thời kỳ này nhà thơ Hồ Bá Thâm cũng nhận được một số giải thưởng văn học, nhất là danh hiệu Kỷ lục gia Việt Nam về “Bài thơ có nhiều từ nghiêng nhất” (2012 ) và giải C sáng tác về chủ đề “Học tập, làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (2013).

Thơ Hồ Bá Thâm với 12 tập đã xuất bản và chưa xuất bản thì có khoảng 1/3 là thơ viết về Trương Sơn khói lửa, bi thương mà hào hùng; hơn 1/3 viết về thế sự, thời cuộc thời kỳ đổi mới và 1/3 viết về tình yêu và nghĩa tình quê hương, đất nước. Thơ Hồ Bá Thâm chủ yếu vẫn viết theo thơ truyền thống thể loại tự do, nhưng có một số bài có tìm tòi sáng tạo, đột phá trong các sử dụng điệp ngữ, ngôn ngữ thơ. Độc đáo nhất là bải thơ Nghiêng (chùm 11 bài) có 288 câu nhưng 296 từ nghiêng; câu nào cũng có ít nhấ một từ nghiêng với nhiều góc độ, nhịp độ cảm xúc, suy tư khác nhau, được nhận bằng Kỷ lục gia và được nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc đánh giá rất cao: “Kỷ lục này của ông thách thức bất cứ ai theo nghiệp văn bút[i]. “Đây là bài thơ triết học sâu sắc mà dễ hiểu nhất. Anh đã diễn giải phạm trù “nghiêng” trong thế giới khách quan và chủ quan. Một cách tiếp cận kiểu “súng hai nòng” rất độc đáo và thú vị” (Đỗ Minh Tuấn). Đúng là “nhà triết học có tâm hồn thơ và thơ uyên thâm triết học”(Lê Bách)

Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Đỗ Quyên (ở hải ngoại): Bài thơ dài NGHIÊNG là một sáng tác độc đáo!(15/3/2012). Rất cảm phục anh Hồ Bá Thâm – một trong không nhiều tác giả trường ca và thơ dài Việt Nam có số lượng cao và trường bút sung mãn! Khảo cứu này quan tâm đến 2 vấn đề mới của thơ Việt Nam mà tác giả Hồ Bá Thâm có đóng góp. Đó là trường ca triết luận – thời cuộc và vấn đề thơ dài có tính trường ca. (Đang khảo cứu trường ca và thơ dài Việt Nam, truongcaviet@yahoo.com). “Ông vốn đã có tiếng vang từ lâu trên văn đàn” (Đức Vương)!

 Một số cảm nhận của độc giả

Đạo Trường (Phật tử, bác sỹ, nhà nghiên cứu triết học, văn hóa, nhà thơ, Việt kiều Mỹ): Tôi đã đọc bài Kả Roòng không thể nào quên, những năm tháng hào hùng của Tiến sĩ (TS). Thật là cảm động (Đạo Trường, 3/6/2009). Bài báo về những năm tháng Trường Sơn cuả TS và đồng đội đối với tôi thực sự là bài trường thi bất hủ. Bài “Thơ” đó hay len lén xen vào tâm tư tôi nhiều buổi chiều ưu tư trên đất Mỹ (bên này 8 – 9h tối vẫn còn áng chiều tà làm người có tuổi hay động lòng đủ chuyện).

     Tôi đã đọc Bài ca 30 tháng tư của TS. Bài này hay hơn “Chùm thơ gửi tặng bạn đọc chúngta.com ” rất nhiều. Tôi nghĩ do chùm thơ này phát sinh từ xương máu nên tự nhiên nó hay thôi và giàu ý tưởng như vậy. Tôi rất cảm động khi đọc bài thơ này…

Mùa xuân đã lại về trên đất Mỹ. Hoa nở, trời mát mẻ làm tôi nhớ nhiều trời Việt Nam nắng ấm và … rất nhiều hoa người!. Tôi muốn sống đến 150 tuổi… Chúc TS luôn hạnh phúc và dồi dào nhựa sống như “Bài ca 30 tháng tư” (trên Chungta. com) vậy (3/5/2009)

Bây giờ 11 bài Nghiêng thật hay: ý tưởng sâu sắc, cảm nhận tinh tế, hồn thơ bay bổng hơn và tình thơ mượt mà hơn, lời thơ diễn cảm tự nhiên hơn và cách dùng từ nghệ thuật hơn. Tôi thích vì nhiều tứ thơ cảm động và đồng cảm. Tôi nghĩ nên tặng cho cả những bạn trẻ trên truyền thông nữa (29/7/2009)

Mình đã nhận và đọc bài thơ Hai. Đúng là mình gặp nhà thơ thứ thiệt rồi! Làm sao mà có câu ý thi vị tuôn ra ào ào vậy? Phải chúc mừng TS thôi. Rõ ràng là về nghỉ ngơi có cái lợi – có dịp mà tâm hồn bay bổng và yêu đời yêu người một cách thanh thản trong không gian thanh bình. Cứ giữ tâm hồn trẻ trung và yêu say đắm TS nhé. Cứ đều đều như vậy tụi mình sống 150 tuổi là cái chắc (25/8/2009)!

Bài thơ Một nửa, quả là thiệt hay. Rõ ràng là tình cảm, nhẹ nhàng, lãng mạn, tinh tế hay hơn là kiểu thơ mạnh mẽ, đấu tranh, đả kích. Tôi thấy đa số những bài thơ vượt thời gian, vượt ý thức hệ là những bài thơ toát lên được tình yêu cuộc sống, tình yêu con người thiết tha qua những ý thơ thả hồn lãng mạn, đẹp, mượt mà, tinh tế (Đạo Trường, 22/8/2009).

 Đọc bài thơ Lục bát chiều đông của TS tôi rất cảm động. Bởi vì thể thơ này mang âm hưởng rất Việt Nam đối với những người xa quê hương như tôi. Nó làm tôi nhớ về ông bà, cha mẹ và đất nước của mình. Tôi cũng nhớ có lần ra Nghệ An qua Nam Đàn, Quỳnh Lưu … tôi đã được nghe mấy bà lão già lọ mọ rồi mà đọc thơ lục bát vanh vách, ấm áp tình người. Tôi đã bớt thấy giá lạnh của những đêm tháng giêng ngày ấy. Tôi thấy bài thơ của TS ngày càng có chiều sâu nội tâm hơn, ý thơ phong phú hơn, cái mộc mạc bình dị cũng có nhuốm màu triết học, giàu tính biểu tượng trong biểu cảm hơn (Đao Trường, 25/12/2010).

Đọc bài thơ Giàu và cũng như bài Lục bát chiều đông, của TS mà mắt tôi nhòa lệ. Tôi nhớ và thương quê hương đất nước thật nhiều. Rất cám ơn. (Đạo Trường, 30/12/2010). Khi đọc bài thơ “Người đàn bà” , Tôi đã phì cười vì thấy quá ư thú vị. Bởi vậy, dù rất bận nhưng cũng phải mail lại cho TS liền nè. Nhân sinh quan trong bài thơ đó hoàn toàn giống tư tưởng trong triết Phật và mục đích đạo Phật. Vấn đề thú vị là TS đi từ triết duy vật biện chứng cũng dẫn đến những tư tưởng như những người đi từ triết Phật. Điều đó khẳng định câu nhận định của tôi với TS hồi đầu trên chungta.com là đúng (Đạo Trường, 10/11/ 2009)

– PGS. Thành Duy (Hội viên Hội nhà văn Việt Nam): Anh Hồ Bá Thâm thân mến, Tôi không chi đọc bài thơ Nghiêng của anh mà còn in ra cho ông bạn nhà thơ Nguyên Hồ ở bên cạnh đọc. Tôi rất dốt về thơ, nhưng đọc thấy thú vị, một bài thơ đậm màu triết lý, đúng là thơ của nhà triết học. Hy vọng sẽ có bài thơ họa lại của nhà tho Nguyên Hồ. Rất cảm ơn anh đã gửi bài thơ. Mong rằng chủ nghĩa duy vật nhân văn của anh không bao giờ nghiêng ngửa, mặc dù cho cuộc đời có nhiều ngửa nghiêng như thơ của anh nói rất đúng (29/7/2009)

 Sáng nay tôi đã nhận được bài thơ Một nửa qua Email của anh. Tôi đã in và lại sẽ cùng nhà thơ Nguyên Hồ đọc cho vui. Bài thơ Nghiêng của anh, nhà thơ Nguyên Hồ đọc thấy thú vi, độc dáo và phát hiện thấy khổ thơ thứ 9 có một câu không có chữ nghiêng, không hiểu đó là vô tình hay cố ý của nhà thơ. Nguyên Hồ thấy khó có thơ hoạ lại, mong anh thông cảm (8-2009)

Lê Văn Hậu: 30/ 4 cái kết của cách mạng. “Bài ca 30 tháng tư” là “Bài thơ thật là hay diễn tả được đầy đủ cảm xúc cũng như tâm trạng của nhà thơ cũng như của mọi người trong cái cũ và cái mới. tạo niềm hướng khởi cho thế hệ trẻ viết tiếp trang sử hào hủng của Việt Nam. Và có thể nói rằng: “Ba mươi tháng tư ngày độc lập, kháng chiến thành công, tương lai mới”. Đó là điều mà tôi cảm nhận được (7/6/2009).

– Trang WB Kỷ lục gia Việt Nam: Ông (Hồ Bá Thâm) đã làm cho chúng ta phải… chú ý với bài thơ có tới 296 từ “Nghiêng” nhưng không khiên cưỡng, vẫn mềm mại, hữu duyên và cuốn hút. Kỷ lục này của ông thách thức bất cứ ai theo nghiệp văn bút.(http://trithucthoidai.vn/ky-luc-viet-nam-nhung-dau-an-a47528.html#.U4WnaMHxUxk).

Nhà thơ, nhà nghiên cứu Tuấn Đỗ Minh: “Hôm nay rỗi đọc kỹ bài thơ Nghiêng của anh mới thấy đây là bài thơ triết học sâu sắc mà dễ hiểu nhất. Anh đã diễn giải phạm trù “nghiêng” trong thế giới khách quan và chủ quan. Một cách tiếp cận kiểu “súng hai nòng” rất độc đáo và thú vị”. (<tuancine@gmail.com, 21:57. 08 tháng 9 năm 2013).

– Nhà thơ, nhà phê bình văn học Nguyễn Vũ Tiềm: Bài thơ Nghiêng hay và có nhiều chi tiết thú vị, chúc mừng nhà thơ Hồ Bá Thâm, (2016)

-PV: Ông (Hồ Bá Thâm) đã làm cho chúng ta phải… chú ý với bài thơ có tới 296 từ “Nghiêng” nhưng không khiên cưỡng, vẫn mềm mại, hữu duyên và cuốn hút. Kỷ lục này của ông thách thức bất cứ ai theo nghiệp văn bút.

(http://trithucthoidai.vn/ky-luc-viet-nam-nhung-dau-an-a47528.html#.U4WnaMHxUxk)

– Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Đỗ Quyên: Đã đọc bài thơ dài NGHIÊNG… Chúc mừng một sáng tác độc đáo!(15/3/2012). Rất cảm phục anh Hồ Bá Thâm – một trong không nhiều tác giả trường ca và thơ dài Việt Nam có số lượng cao và trường bút sung mãn! Khảo cứu này quan tâm đến 2 vấn đề mới của thơ Việt Nam mà tác giả Hồ Bá Thâm có đóng góp: đó là trường ca triết luận – thời cuộc và vấn đề thơ dài có tính trường ca. (Đang khảo cứu trường ca và thơ dài Việt Nam, truongcaviet@yahoo.com).

– Bảy Tần (Lê Bách): (nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ): Với bài thơ Nghiêng, đúng là nhà triết học có tâm hồn thơ, và thơ uyên thâm triết học. Chúc bạn phát triển dài dài tài năng mình (6/7/2009). Chùm thơ (mà sau này đề Tặng bạn đọc Chúng ta.com, đã in trong tập Thơ tình triết học từ trang 88- 134 – chú thích của HBT) của bạn gửi cho tôi, thật dạt dào cảm xúc. Tứ thơ phong phú, ý nhị, tuôn trào… Tuy nhiên, loại thơ không vần đối với quảng đại quần chúng, vẫn chưa quen. (Nguyễn Đình Thi đã từng khời xướng thơ không vần, nhưng rồi cũng không thể đi đến cùng). Bạn cứ thử gửi tuần báo Văn Nghệ xem. Nếu bạn say mê thì chẳng có lý do phải dừng lại. Bởi thơ chính là tiếng lòng mà. Thân mến (7/1/2009). Ngô Sỹ Thuyết, Bảy Tần và nhiều người khác nhận xét: Cả Chùm thơ Gửi Tặng Chungta.com và bài Thơ Nghiêng, tôi thấy đúng là “nhà triết học có tâm hồn thơ, và thơ uyên thâm triết học. Chúc bạn phát triển dài dài tài năng mình. (Bảy Tần, 7/ 2009).

– Hoa Nguyên: Có lẽ trong văn đàn thơ văn Việt Nam và trong tất cả các thế hệ thơ từ trước đến nay của nước nhà, chưa có tác phẩm thơ nào lại độc đáo như Bài thơ Nghiêng của Hồ Bá Thâm. Thơ ông mang âm hưởng của nhân tình thế thái, sự trăn trở với thời cuộc, đặc biệt là sự “phá cách” để cho ra đời một tập thơ “Thơ tình triết học” trong đó có bài thơ NGHIÊNG.

– Nhà thơ luôn đi tìm cái mới lạ đã hay, nhưng người đọc cũng như người bình thơ tâm đắc cộng hưởng mới kỳ diêu làm sao của cái mới, cái lạ tinh túy của đỉnh cao của cuộc sống đã từng trăn trở NGHIÊNG (LuyTre [Blogger] 02.07.12@21:07). Trên xóm lá (blog) của chúng ta, mọi người cứ hay khen nhau, nhưng thực ra ít có những bài thơ hay! Bài thơ Nghiêng của Hồ Bá Thâm là bài thơ rất hay! (phuongcacanh [Blogger], 02.07.12@21:14).

– Thạc sỹ Ngọc Dung và nhiều bạn đọc: Bài thơ Nghiêng rất hay, mang một phong cách mới lạ, sáng tạo.. Cảm ơn những vần thơ Nghiêng say độc đáo thú vị…. “Bài thơ Bất chợp hay quá, đọc bài thơ thấy vui trong lòng, giận buồn tự nhiên tan biến mất” . Bài anh viết về “Kà Roòng không thể nào quên” và bài thơ “Nỗi nhớ con đường” gợi nhiều nỗi nhớ và rất cảm động. Tường Vân: Bài thơ Nghiêng rất say mà cũng rất tỉnh Thạc sỹ ngôn ngữ Lê Thị Thanh Tâm: Em cảm ơn anh đã gửi tặng cho chúng em bài thơ Nghiêng rất trữ tình đầy lãng mạn, với những câu thơ làm “ngơ ngẩn” lòng người: “Tình say nghiêng một đời!” như vậy…

– PGS, TS, nhà thơ Đức Vượng: Hồ Bá Thâm viết nhiều thể loại thơ và nhiều loại chủ đề, có cả tình yêu trai gái, tình yêu quê hương đất nước, tình nghĩa bạn bè, gia quyến. Gần đây, Ông viết nhiều về thơ thế sự, trữ tình chính trị – nhân sinh… Tập thơ “Nỗi niềm” Hồ Bá Thâm là một bầu tâm huyết, tâm sự thể hiện sự nhìn nhận, cảm nhận bằng cả trái tim và trí cảm đúng về con người, cuộc đời cả trong lịch sử và hiện tại. Ông vốn đã có tiếng vang từ lâu trên văn đàn. Hy vọng tác giả sẽ có nhiều thơ hay hơn và có thêm những giải thưởng văn học mới. 

Duy Phong (Báo điện tử kinh tế nông thôn): Nhà thơ Hồ Bá Thâm từng viết những vần thơ nổi tiếng: “Trên biển không có đường mòn/Nhưng có một con đường không quên/Những con tàu không số/Những con người không tên!/Lênh đênh trên biển/Một thời chở hàng, vũ khí vào Nam/Giữa bão giông/Giữa đạn bom quân thù vây bủa..”. Trở về với đời thường, người không tên năm ấy giờ đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, mái tóc đã điểm sương nhưng mỗi lần ai đó nhắc về những con tàu không số, ông Lê Duy Mai lại không kìm nén được nỗi xúc động…

Nhà thơ Ngọc Chính: Thơ Hồ Bá Thâm ở tập Có một Trường Sơn như thế là cảm xúc về một thời là TNXP trên “đường Trường Sơn chạy thẳng xuống đồng bằng” với hình ảnh các cô gái “đi từ sai Hôm đến sao Mai, xuyên qua đạn bom, xuyên qua cơn sốt”, và với nổi ám ảnh của những chiến sĩ đã hy sinh, tạo nên tượng dài chiến thắng, “tượng đài mang hình trái tim”. Với bài thơ cuối tập, cũng là tên của tập thơ mang tính khái quát cao và rất hay, tượng trưng cho hình ảnh đất nước đi qua chiến tranh cứu nước. Đúng là “Có một Trường Sơn diệu kỳ như thế”. Với tập Dưới anh mắt trời, cảm xúc tự hào về chính trị xã hội thời kỳ đổi mới, về Bác Hồ kính yêu, về Đảng quang vinh, về đất nước từ 30 Tháng Tư lịch sử và những trăn trở rất đáng quý của tác giả về thời cuộc (chùm thơ Nỗi đau công lý), Đặc biệt tác giả có được tập Thơ tình triết học viết về đời người đấy trăn trở rất đúng với phong cách thơ của tác giả: với trải nghiệm đầy chất triết lý, thâm trầm, nhẹ nhàng và sâu thấm. Thơ Hồ Bá Thâm cũng tự do phóng khoáng, không gò bó. Hồ Bá Thâm vế nhiều thơ tự do, thơ trẻ và có bài thơ về Tự do: Con chim tự do bay nhưng chỉ ở trên trời/ Con cá tự do bay nhưng chỉ là dưới nước/ Con người tự do, giới hạn nào cũng vượt/ Lên trời xuống đất giữa trùng khơi (bài Tự do).

          Những suy tư nhiều chiều đầy tâm trạng: Ta đi suốt cuộc đời, Ta đi suốt những cơn mưa, Không sợ ướt, Chỉ sợ lòng héo khô… Tác giả đã rất chú ý dùng điệp từ trong một số bài thơ gây ấn tượng nghệ thuật cao, như Bất chợp, Một nửa, Nghiêng, Chớp mắtEm là một nửa đời anh, Anh là một nửa để thành đôi ta. Bài thơ Nghiêng, gồm 11 khúc, dài 288 câu, câu nào cũng có từ nghiêng, quả là nhiều sắc thái, nhịp điệu: Ly rượu nghiêng làn môi/ Gió thổi nghiêng bầu trời/ Trăng nghiêng dòng suối nhỏ/ Mắt em nghiêng lòng tôi…

 – Bạn thơ Thanh Tứ: Tôi nhận được 3 tập thơ của nhà thơ Hồ Bá Thâm, khoảng 800 trang. Đọc và ngẫm nghĩ thấy nhiếu thú vị. Nhưng tôi quan tâm nhiều đến cảm xúc của tác giả Hồ Bá Thâm, viết về miền Nam, về Bác Hồ. Chẳng hạn bài thơ “Miền Nam trong trái tim tôi”: Viết theo lời Bác thật thiết tha và đúng với tình cảm của Bác với miền Nam xen lẫn nỗi nhớ ba miền và quê hương đất nước nhất là gắn với nước nguyện thống nhất đất nước của Người. Nhưng đáng chú ý là tác giả đã dùng điệp từ rất đắt: Miền Nam trong trái tim tối/Và miền Nam ôm trái tim Người trong tim. Bài thơ rất cảm động và sâu sắc.

– Nhà thơ Viêt Long: Trong tập thơ Dưới anh mắt trời, bài thơ đầu tiên là Từng dòng Di chúc viết the thể lục bát. Bài thơ đã thể hiện sinh động và sáng tạo tinh thần Di chúc của Bác cũng như việc thực hiện Di chúc của Đảng và Nhân dân ta: Một chủ đề chính trị nhân văn nhưng được viết một cách nhẹ nhàng, gần gũi: Tay cầm Di chúc Bác Hồ/ Tưởng như Bác đến dặn dò bên tai…Và, Tay cầm Di chúc là gương Chiếu yêu ma quỷ, phá tan quân thù… Viết về Bác Hồ rất khó. Nhưng tác giả đã viết khá thành công và có góc nhìn riêng (các bài Hai mặt đời Người, Một huyền thoại).

– Là người yêu thơ, Thanh Tâm rất vui mừng khi nhận được 3 tập thơ của tác giả Hồ Bá Thâm cùng một lúc: Có một Trường Sơn như thế; :Dưới ánh mặt trời, Thơ tình triết học. Khi chưa đọc, ta có cảm giác các tập thơ này chắc mang tính triết lý, thơ chính trị, thơ giáo huấn, khô khan đây. Bởi tác giả cũng chính là nhà triết học, là giáo viên dạy triết học mà. Nhưng không phải hoán toàn như vậy. Khi ta dã đọc hết 3 tập thơ, xuyên suốt 3 tập thơ cho ta thấy thơ của tác giả thật trử tình. Tác giả yêu nghề triết học của mình và yêu thơ cũng không kém.Tác giả thốt lên trong thơ: Thơ sinh ra ta – hay triết học sinh ra/Mới sinh ra đã biết ôm cả trời mây vào lòng/Ra thế!Mới biết “cái tham” của nhà triết học/ Giờ bạc đầu nó lặn vào trong/Xin viết câu thơ thu vào muôn cõi/Thay cho luận văn triết lý dài dòng. Làm nghề triết học, người đời thường có ý nghĩ khô khan, nhưng ở đây ta thấy nhà triết học Hồ Bá Thâm có cả cuốn thơ dày, với 263 trang những bài thơ tình về triết học. Lời thơ rất trử tình và đậm đà bản sắc, tình người.

Đọc tập thơ Dưới ánh mặt trời, ta thấy qua thơ, tác giả đã chọn cho mình một hướng đời đúng đắn. Thơ bộc lộ kim chỉ nam trong mọi suy nghĩ và hành động. Khi đọc tập thơ Có một Trường Sơn như thế, có 199 trang với các bài thơ có tựa đề phong phú, mang đầy ắp dấu ấn cuộc sống, dấu ấn của một Trường Sơn hào hùng, anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Tuan2006: Bài thơ Nghiêng của anh hay quá. Chỉ một chữ Nghiêng mà bao trùm hết mọi góc cạnh cuộc đời. Nhưng tôi không thích các khổ thơ Nghiêng 9Nghiêng 10. Nó “chính trị” quá, đưa vào bài phá vỡ mất tính trữ tình của dòng thơ (tuan2006 25 Tháng một, 2012).

– Thanh_lưu42: Phải nghiêng mình khâm phục những tìm tòi sáng tạo của anh. Vẫn những lời thơ triết lý cuộc đời, con người và cõi lòng rung động với tâm hồn. Đúng là chỉ có một không hai vì bài thơ kỷ lục chữ nghiêng!!! (thanh_lưu42)

– Quách Chu Lễ nhân đọc Chùm thơ 4 câu của tác giả HBT khi còn ở Kiến Giang (1987) đã có thơ tặng: Thơ anh như sóng vỗ bờ/ Có dào dạt, có ngẩn ngơ nỗi lòng/ Sâu như biển thẳm, trời trong/ Mà mơn man gió, hương đồng tình quê…/ Lời như âu yếm vỗ về/ Lời sâu lắng, ngẫm mà nghe, nhói lòng!/ Thơ nào đâu chỉ thơ không/ Mà tâm tư nặng – lắng trong mỗi lời/Thơ thơ, hay chính cuộc đời!

– Trần Văn Thuyên (Nguyên giảng viên Học viện chính trị – CCB): Nói về nghiêng thì cũng đã có nhiều người viết.Nhưng viết đến 11 bài với 288 câu thơ và dùng đến 288 từ nghiêng thì quả đáng khâm phục.Tôi đọc tập thơ Thơ tình triết học – viết về nhân sinh, thời cuộc, nhưng cái tên này thể hiện tác giả khá táo bạo với quan niệm thơ và triết học của mình. Tôi thích nhất là 11 bài thơ Nghiêng của Hồ Bá Thâm (tôi đả đọc khi đăng 10 bài thơ Nghiêng trên trang WB của Hội nhà văn Việt Nam).

Bài thơ Nghiêng có nhiều từ nghiêng rất lạ, tứ thơ nghiêng rất thú vị. Nhiều cái nghiêng tính tứ, tính cảm, tình yêu, tình nghĩa, tình đời, tình non, tính nước và cả vũ trụ nữa, làm giàu thêm cảm xúc nhân văn. Nghĩa trang nghiêng hương khói. Hương dương nghiêng như nói. Nhưng, có nhũng cái nghiêng gây tai họa… Hồ Bá Thâm viết 11 bài thơ nghiêng như thế rất độc đáo và thật đáng nể.

Ở đời cái sự nghiêng cũng có nhiều thú vị. Nếu trái đất không nghiêng 23 độ 5 thì làm sao chúng ta có bốn mùa: Xuân Hạ Thu Đông. Làm sao có sự phong phú, đa dạng tuyệt đẹp của hành tinh xanh chúng ta.

Dưới con mắt của Hồ Bá Thâm, một tiến sỹ triết học, sự nghiêng cũng hết sức phong phú đa dạng. Trước hết anh nói nghiêng vì tình vì nghĩa: “…Viết bài thơ nghiêng ngửa/Hoàng hôn nghiêng ánh tà/ Trái tim nghiêng hai nửa/ Có nghiêng về lòng ta” “…Ta nghiêng vào thẳm sâu/ Thấy đất trời nghiêng ngửa/ Bao bí mật nghiêng trào/ Nghiêng lòng nhau một thuở”.

Đó là sự biết ơn cha mẹ và những người dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc nuôi nấng mình:“…Đắng cay nghiêng cả đời/Mồ hôi nghiêng đồng ruộng/Con trâu nghiêng luống cày/ Mùa vàng nghiêng cánh nhạn”. “…Em nghiêng gàu tát nắng/ Bông lúa nghiêng chín vàng/ Nhớ nghiêng mồ hôi chảy/ Múc ánh vàng nghiêng trăng”.

Có khi anh trầm ngâm suy tưởng, nghiêng mình trước đồng đội, những người bạn của mình:“…Nghiêng mình trước nghĩa trang/ Thiêng liêng nghiêng hương khói/ Hướng dương nghiêng như nói/Ánh sáng nghiêng soi đường”.

Nhưng có lúc anh ngộ ra trong cuộc sống, nghiêng vì quyền lực.vì tham vọng cá nhân sẽ đẩy con người đến phi nhân tính, phi đạo đức.“… Bạc đâm nghiêng tình nghĩa/Trắng đen nghiêng tiền nào/Cán cân nghiêng phải trái/ Công lý nghiêng vào đâu?”.“…Lợi nhuận nghiêng công lý/ Giá cả nghiêng thị trường/ Sự thật nghiêng từ gốc/ Đạo đức nào ngả nghiêng”.

Trong thời buổi kinh tế thị trường nếu không kiên định thì cũng dễ nghiêng ngã lắm:“…Thư ký nghiêng áo ngực/Ghế giám đốc nghiêng theo/ Lả lơi nghiêng trời đất/ Lập trường nghiêng cheo leo”. Anh rất tin tưởng ở công lý, ở nhân dân ở sự thật.Tin tưởng ở những ngòi bút viết vì sự thật vì nhân dân.“…Bút xoay nghiêng chế độ/Bài thơ nghiêng nhân tình/ Nốt nhạc nghiêng thời thế/Em hát nghiêng đời anh”.

   Viết những vần thơ này chắc Hồ Bá Thâm thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của các vị tiền bối. “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (Nguyễn Đình Chiểu).“Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”(Sóng Hồng). “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Hồ Chí Minh).

  HỒ BÁ THÂM viết những vần thơ NGHIÊNG, để hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ. Đồng thời, cũng cảnh tỉnh cho những ai nghiêng ngả về quan điểm lập trường, về đạo đức, nhân tính, hãy trở về “đường ngay lối thẳng”. Đó là tính triết lý của những bài thơ nghiêng và cũng là thông điệp anh muốn gửi đến chúng ta./.

 – Mặc dù tác giả đã thành công, có giải thưởng thơ nhưng có một số bài thơ chơi chữ rất đắt, lạ (Nghiêng, Bật chợt, Chớp mắt… ) nhưng cũng có bài thấy rằng tác giả cần chủ ý trau chuốt thêm về ngôn ngữ thơ (Ngọc Chính); hoặc nên viết thơ ngắn, hạn chế thơ dài (Thanh Tâm); hoặc còn viết ở dạng ký sự thơ (Lam Giang); có bài còn nặng về kiến thức cuộc sống, lịch sử, văn hóa bằng cảm xúc của thơ ca. Thơ tự bản thân nó, ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ đã tự nói lên cái điều mình muốn nói mà không cần cắt nghĩa nhiều (Phạm văn Dũng, 8/8/2009; hoậc có bài còn nặng vê lý trí, lý giải… nên bài thơ hơi khô khan (Đạo Trường)…

          – Hy vọng tác giả sẽ có nhiều thơ hay hơn!

Các bạn thơ có thơ họa tặng bạn Hồ Bá Thâm nhân đọc bài thơ “Nghiêng” của tác giả

NGHIÊNG NGHIÊNG

(Thân tặng Hồ Bá Thâm- tác giả 11 bài thơ Nghiêng làm nên một Kỷ lục gia)

Nghiêng nghiêng sao lắm nghiêng nghiêng

Lời thơ chạm đến cõi riêng bao người

Nghiêng nghiêng thương lắm phận đời

Ngổn ngang mặt đất bầu trời đảo chao

Nghiêng nghiêng lòng dạ nao nao…

Riêng – Chung đảo lộn biết sao mà lần!

26/2/2014

Đỗ Xuân Thắng, Hà Nội

HỒI ÂM THƯ BẠN (BÁ THÂM)

Cố tình nghiêng hộp thư
Cho nghiêng đầy vơi nhớ
Trăng treo nghiêng cửa sổ
Gió hạ nghiêng rèm khuya..

Chén nhớ nghiêng mơ hồ
Mơ hồ nghiêng bốn biển
Người ở nghiêng tay tiễn
Người đi nghiêng chân về

Mặc gió nghiêng rèm khuya
Mặc trăng nghiêng cửa sổ
Nhận riêng nghiêng niềm nhớ
Quấn nhớ nghiêng tình nhau…

Nguyn Nguyên By, TPHCM

 

BÃI NGANG NGHIÊNG XƯA VÀ NAY

(Họa thơ theo thơ Nghiêng Hồ Bá Thâm)

Mẹ nghiêng cánh võng ru đưa

Cha nghiêng bờ tát cho mùa bội thu

Anh nghiêng diều sáo vi vu

Em nghiêng ống thổi phù phù khói lay…

Quê nghèo nghiêng ngả men say

Nằm nghiêng nhung nhớ những ngày trẻ thơ…

Bãi Ngang nghiêng đến bây giờ

Nghiêng đồng muối dọc sông Mơ mặn nồng

Nghiêng Quy Lĩnh, nghiêng rú Rồng

Biển Quỳnh nghiêng sóng cho lòng ai say?

Rừng đưng nghiêng cánh cò bay

Mùa tôm nghiêng chuyến xe đầy ngược xuôi

Nghiêng thuyền máy lớn ra khơi

Cánh đồng rau sạch nghiêng trời tươi xanh

Hải sản nghiêng chợ ngon lành

Phố nghiêng thôn mới sánh thành thị xa

Đền Cờn, Đền Thượng nghiêng qua

Thiêng liêng nổi tiếng nghiêng tòa tâm linh!

Bóng hồng nghiêng ánh bình minh…

Nhớ về nghiêng ghé quê mình Bãi Ngang.

Hồ Nghĩa Chính, Nghệ An

EM TRÂN TRỌNG CHÚC MỪNG THẦY

Thầy nghiêng nghiêng mãi vần THƠ

Âm dương nghiêng tự bấy giờ mai sau

Thầy nghiêng một trái tim giàu

Chụm vào TRIẾT HỌC nghiêng màu thời gian

Thầy nghiêng trong cõi bình an

Trái đất nghiêng mãi tiếng đàn nghiêng theo

Thầy nghiêng bút lực trăng treo

Cốt hồn vũ trụ nghiêng theo vĩnh hằng…

Lê Khánh Thắng – một thành viên Hội Những Người Yêu Thơ & Thích Làm Thơ

                                                          (Theo Nguồn tư liệu của tác giả)

 

 


[i] http://trithucthoidai.vn/ky-luc-viet-nam-nhung-dau-an-a47528.html#.U4WnaMHxUxk