Ban biên tập trân trọng giới thiệu phát biểu của đồng chí Vũ Trọng Kim (Võ Văn Kim), đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Nam Định, Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam, chiều ngày 14/02/2025 tại buổi thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tồ chức Chính phủ (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Tiêu đề do ban biên tập đặt.
Kính thưa các Phó Chủ tịch Quốc hội Chủ trì phiên thảo luận,
Kính thưa quý vị đại biểu Quốc hội!
Hôm qua chúng tôi thảo luận tổ có nhiều ý kiến đóng góp, kể cả vấn đề phản biện. Trực tiếp thảo luận tại tổ có Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định đã tham gia nhiều ý kiến và giải thích được nhiều vấn đề rất quan trọng, tôi cho rằng rất hay trong quá trình sửa đổi, bổ sung luật này. Tôi hiểu rằng chúng ta đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ trong một bối cảnh rất cần thiết và có thể nói rất cấp bách là tháo gỡ những điểm nghẽn trong thể chế của hệ thống chính trị và trong điều kiện không bổ sung, sửa đổi Hiến pháp vẫn phải làm là việc tổ chức lại Chính phủ bằng luật này cũng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Như vậy, Hiến pháp là nguồn cơ bản đề chúng ta tiến hành công việc này. Trong bối cảnh, điều kiện như vậy, chúng ta làm luật này chính là một sự bứt phá, một sự sáng tạo tuyệt vời trong điều kiện tổng kết 40 năm đổi mới để không đi lại con đường cũ, những thói quen, những tập quán cũ hay quan trọng hơn là những chế định pháp luật trong tổ chức Chính phủ cần phải đổi mới thực sự thì mới giải quyết những vấn đề hiện nay chúng ta đang quan tâm và đặt ra nhiệm vụ trọng đại là chuyển mình sang một thời kỷ mới của đất nước.
Tôi đi vào nội dung thứ nhất là về phân cấp. phân quyền. Như các vị đại biểu Quốc hội đã biết trên báo chí đã phản ánh và trong mạng xã hội nhiều người đưa ra ý kiến bình luận về những vấn đề sửa đổi, bổ sung luật lần này. Người ta đặt ra câu hỏi rằng: Thủ tướng có giảm đi, có hạn chế quyền hạn của mình không khỉ không quyết định những vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực của bộ, ngành? Tôi thấy điều đó cần suy nghĩ. Trong những trường hợp phân cấp, phân quyền cụ thể mà đại biểu Thịnh nói rằng giao quyền cũng không phải là vấn đề gì khác. Trong giao quyền cho Bộ trường, cho các thành viên Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề thể hiện vị trí, vai trò, quyết định rất quan trọng về chủ trương, chinh sách trong những trường hợp thật cần thiết. Ví dụ. như vấn đề tai nạn, tình trạng khẩn cấp, bão lũ, hỏa hoạn, về những tình huống đặt ra. Vấn đề đặt ra là Bộ trưởng tự quyết định theo phân công, phân nhiệm đó hay là Thủ tướng, mà liên quan đến huy động nhiều bộ, huy động nhiều lực lượng và huy động được khối lượng phương tiện, vật chất của quốc gia để phục vụ cho một nhiệm vụ nặng nề như vậy thì có phải là quyết định của bộ không hay là quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vai trò, vị trí của Thủ tướng ở chỗ nào trong lúc tình huống xảy ra như vậy? Cho nên, nói rằng không xử lý những vấn đề cụ thể, quyết định những vấn đề cụ thể, tôi nghĩ rằng mới một một vế. Còn một vế khác: trong trường hợp Bộ trưởng bị ốm, nằm viện dài ngày, cấp phó là Thứ trưởng không quyết định được thì Chính phủ phải ra tay, Thủ tướng, Phó Thủ tướng phải ra tay. Nếu quy định như thế thì trong những trường hợp đặc biệt thì như thế nào? Hoặc đi nước ngoài, ở nhà cỏ vấn đề thì có quyết định không? Cho nên chúng ta mới nói một phần vấn đề khi phân cấp, phân quyền nhưng trong những trường hợp cần thiết thì thế nào?
Trường hợp đổng chí Thủ tướng đi các tập đoàn vừa rồi, về họp đồng chí quyết định luôn anh này làm đầu máy, toa xe; anh kia làm đường ray; anh kia làm công nghệ, v.v có phải là quyền của Thủ tướng không? Chỗ này chúng ta phải suy nghĩ. Trong những trường hợp thật cần thiết hay trong những trường hợp vấn đề có ý nghĩa thế nào đó Thủ tướng phải quyết định, về câu chữ chúng ta nói rằng không quyết định những vấn đề trong lĩnh vực này là như thế nào? Vậy có gì ngoài ngành đó đâu, ngoài lĩnh vực đó đâu.
Vấn đề ủy quyền, ủy quyền là rõ ràng việc ai người ấy làm, phải nói rõ ủy quyền trong trường hợp nào cho rõ hơn! Luật này phải được nói rõ hơn, đừng đề cấp trên lợi dụng để né tránh trách nhiệm. Bởi vấn đề nhạy cảm muốn né tránh thì ủy quyền. Đừng để cấp dưới phải nhận việc ngoài chức năng, nhiệm vụ của mình quá lớn hoặc quá nhiều, quá tải sẽ ảnh hưởng những công việc chính của mình. Ủy quyền chúng ta cũng phải tính quyền ai người đó làm, việc ai người đó thực hiện sẽ tốt hơn. Vấn đề đặt ra là năng lực thực thi, quyền và trách nhiệm, tránh tình trạng như nhiệm vụ giá, lương, tiền trước đây, như nhiệm vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình trước đây, Phó Thủ tướng được phân, giao quyền hạn nhưng không phải chuyên môn đó thì sinh ra vấn đề thì chúng ta đều biết. Chính vì vậy, vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn gắn liền với khả năng thực thi quyền và chức năng, nhiệm vụ đó; chúng ta cũng không nên để cho Thủ tướng quyết định nhưng giao cho Bộ trường ký, Bộ trưởng thì chưa sẵn sàng, Bộ trưởng thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí để phân công vào công việc đó, vậy có trường hợp như vậy không? Chúng ta phải suy nghĩ rõ hơn về vấn đề quyết định của Thủ tướng cũng như những ủy quyền của Thủ tướng trong những vấn đề cụ thể.
Xin cảm ơn.