Phòng chống và đẩy lùi bệnh tật với ẩm thực dưỡng sinh

Đăng lúc: 31-08-2024 1:31 Chiều - Đã xem: 206 lượt xem In bài viết

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người nhằm duy trì sự sống và phát triển thể chất lẫn tinh thần của con người. Ngày nay, khi nhu cầu của cuộc sống tăng lên, thị hiếu ẩm thực con người vì thế cũng được nâng cao. Từ đó, ngày càng có nhiều sự chú ý và công nhận đối với tác dụng điều trị bổ trợ của ẩm thực dưỡng sinh trong duy trì sức khỏe và điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ cách phòng chống, đẩy lùi bệnh tật với chế độ của ẩm thực dưỡng sinh.

Ẩm thực dưỡng sinh là gì?

Dưỡng sinh gồm bốn nội dung chính gồm cách sống, thực dưỡng (ẩm thực), thái độ tinh thần và tập luyện dưỡng sinh. Trong đó, thực dưỡng hay ẩm thực dưỡng sinh là thuật ngữ đã có từ rất lâu đời, được miêu tả nhiều trong tài liệu Y học Cổ truyền phương Đông. Tại Việt Nam, ẩm thực dưỡng sinh xuất hiện vào thế kỉ thứ XIV, khi đại danh Y Tuệ Tĩnh đã đúc kết nhiều kinh nghiệm dân gian trong đó có dưỡng sinh.

Theo quan niệm của Y học Cổ truyền, mọi thứ tồn tại trong vũ trụ đều chứa hai phần đối nghịch nhau và được phân thành Âm – Dương. Trong thực phẩm cũng vậy, tính Âm Dương cũng rất được coi trọng để tạo ra món ăn ngon mà lại tốt cho sức khỏe mọi người. Một món ăn được coi là ngon lành, là món ăn phải đạt được sự cân bằng giữa Hàn, Nhiệt, Ôn, Bình. Sử dụng đúng cách các gia vị có hương vị làm dấy lên mùi thơm ngon, vừa có tác dụng kích thích dịch vị, vừa có tác dụng trung hòa hàn nhiệt, cân bằng âm dương, người ăn không phải chịu những phản ứng phụ có hại. Như vậy, ẩm thực dưỡng sinh có thể hiểu đơn giản là cách ăn uống theo nguyên tắc Âm Dương.

Y học Cổ truyền tin rằng tình trạng sức khỏe biểu thị sự cân bằng Âm-Dương, có tình trạng bệnh lý có nghĩa là sự mất cân bằng Âm- Dương. Do đó, Y học Cổ truyền cho ra đời thuyết chữa lành toàn diện, cốt lõi và sự cân bằng Âm Dương. Bằng cách bù đắp sự thiếu hụt của một bên và kiểm soát sự dư thừa của bên kia, chế độ ăn dưỡng sinh của Y học Cổ truyền giúp đưa Âm- Dương trở lại trạng thái tương đối cân bằng.

Ẩm thực dưỡng sinh trong phòng chống bệnh tật

Chế độ ăn dưỡng sinh để cân bằng Âm Dương, trong đó phải chú ý đến cách ăn và thực phẩm ăn.

Về cách ăn: Cần đảm bảo 03 yếu tố: ăn đúng bữa, ăn chậm nhai kỹ và ăn uống trong sự vui tươi và lạc quan.

Ăn đúng bữa: Ăn đúng bữa và đúng giờ sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động có giờ giấc, khoa học và tiêu hoá thức ăn được tốt hơn. Theo đó, bữa sáng nên ăn trong vòng 30 phút đến 1 tiếng sau khi thức dậy. Đây là bữa ăn rất quan trọng để bổ sung thêm năng lượng và lượng đường trong máu sau thời gian ngủ kéo dài 6-8 tiếng. Sau đó, bữa trưa nên ăn vào khoảng sau 3-4 tiếng khi ăn sáng, nếu ăn muộn cơ thể sẽ bị thiếu hụt năng lượng. Bữa nhẹ vào buổi chiều sau khi ăn trưa 3 tiếng. Còn bữa tối cần ăn trong vòng 2-3 tiếng sau khi ăn bữa ăn nhẹ vào cuối buổi chiều muộn.

Ăn chậm nhai kỹ: Thức ăn được nghiền nát trước khi đi vào dạ dàng sẽ giảm tải công việc cho dạ dày, từ đó hệ tiêu hoá mạnh hơn. Hệ tiêu hoá khỏe mạnh sẽ giúp hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu tốt hơn

Ăn uống trong sự vui tươi và lạc quan: Nếu muốn cơ thể cân bằng, quân bình, không bệnh tật thì phải đảm bảo vui và thoải mái khi ăn uống, không đem sự u uất vào trong bữa ăn.

Về thực phẩm ăn:

Toàn bộ đồ ăn được phân theo tiêu chuẩn tính chất, mùi vị và màu sắc. Cụ thể:

  • Âm Dương của vị: Âm: Cay -> chua -> ngọt -> mặn -> đắng -> Chát : Dương
  • Âm dương của màu sắc: Âm : Tia cực tím -> tím -> chàm -> xanh da trời -> xanh lá cây -> trắng -> vàng -> cam -> đỏ -> nâu -> đen -> tia hồng ngoại:Dương
  • Âm Dương trong một số gia vị, thực phẩm: Âm :đường trắng -> giấm -> đường tinh luyện -> rượu -> dầu ăn -> mật ong -> hoa quả -> nấm -> đậu phụ -> nước -> hạt -> đậu -> rau -> rong biển -> ngũ cốc -> sò hến -> cá sông -> xì dầu -> tương đậu miso -> cá biển -> muối biển -> chim -> bò lợn -> trứng -> muối tinh chế : Dương

Dựa vào đó, cần ăn chủ yếu đồ ở giữa để tốt cho việc bảo vệ tim mạch và cơ thể. Trong đó thực phẩm nên ăn buổi sáng là bột yến mạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trái cây và rau quả. Những thực phẩm nên dùng vào bữa trưa là các món ăn nhiều protein, đường – tinh bột phức, chất béo lành mạnh và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết vì nó sẽ cung cấp cho cơ thể tất cả các năng lượng cơ thể cần để hoạt động trong 4-5 giờ đồng hồ tiếp theo. Vào bữa nhẹ chiều cơ thể cần được cung cấp thêm với những thực phẩm như salad, sinh tố, trái cây, các loại hạt, sữa chua… Vào bữa tối và trưa, thực phẩm nên ăn như: gạo, hoa quả, cá, thịt, trứng, đồng thời cũng cần ăn trái cây và rau xanh để bổ sung cho cơ thể thêm vitamin, khoáng chất và các chất xơ cần thiết.

 

Ẩm thực dưỡng sinh trong điều trị bệnh

Thực phẩm không chỉ ăn no mà còn giá trị là thuốc. Y học Cổ truyền quan niệm “Dược thực đồng nguyên” cho rằng thuốc và thức ăn có chung nguồn gốc, có chung một cấu trúc (đồng cấu), có chung công hiệu (đồng hiệu) và được sử dụng với cùng một mục đích (đồng dụng). Thuốc và thức ăn đồng cấu, nên tính năng đều được phân loại theo Tứ khí (Hàn Nhiệt Ôn Lương) và Ngũ vị (tâm Cam Khổ Toan Hàm). Tức là thức ăn là thuốc, thuốc cũng là thức ăn, nghĩa là thực phẩm cũng có giá trị phòng bệnh và trị bệnh như những vị thuốc.

Các loại thực phẩm cũng được chia thành thực phẩm có thuộc tính Âm và các thực phẩm có thuộc tính Dương. Thực phẩm thiên về Dương sẽ giúp cho cơ thể ấm nóng, hưng phấn còn thực phẩm thiên về Âm thì sẽ hàn lạnh, an thần. Do vậy, khi dùng nhiều món thuộc Dương sẽ khiến cơ thể bị kích thích quá mức, tăng huyết áp… Còn dùng nhiều thức ăn thuộc Âm sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, khó tiêu. Do vậy, cần chọn món ăn phù hợp với cơ thể giúp điều hoà khí huyết, cân bằng Âm Dương.

Bảng hướng dẫn chung về cách phòng và trị bệnh thông qua ăn uống:

Bệnh

Không nên dùng

Nên dùng

Cảm lạnh

Nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa

Gừng, nghệ, sả

Viêm mũi dị ứng

Như trên + mắm các loại

nt.

Viêm xoang

Như trên + Chuối già, khoai lang, khoai mì, cà bát, cà tím, cà pháo, thịt gà, rau dền

nt.

Suyễn

Mắm, nước đá, nước cam nước chanh, nước dừa, cà bát, cà pháo, sữa hộp, cải bẹ xanh, măng tre, tương chao, dưa hấu

nt.

Thấp khớp, nhức mỏi

Mắm, nước đá, dưa leo, chanh, cải bẹ xanh, măng tre, các loại cà, nước dừa, nước suối

nt.

Đau bao tử

Chuối già, chuối cau, cà tím, cà pháo, dưa leo, nước đá, nước suối, tương chao, táo tây

nt. + Cải bẹ xanh

Trĩ

Nước đá, nước dừa, chanh, cam, mía, hột vịt lộn, cà bát, ớt, ốc bươu, ốc lác

Chè đậu đen

Nhức đầu kinh niên

Nước dừa, nước chanh, cam, nước đá, dưa leo, cà bát, cà tím, chuối già, cải bẹ xanh

Gừng, nghệ, tỏi

Viêm họng khan tiếng

Nước đá, nước ngọt, nước suối, cam, sữa hộp, đậu phộng, thuốc lá, tương chao

Me đất, tắc (quất) muối, chanh muối đen (không gọt vỏ khi muối)

Huyết áp cao

Mắm các loại, các thức ăn mặn, nước suối, thịt mỡ, rượu, cà phê, tương chao

Các thức ăn lạt, cá, cải bẹ xanh, nước dừa, nước chanh, nước cam, rau má

Suy nhược thần kinh

Nước dừa, nước đá, nước sâm, cam, chanh

Bí đỏ, cá lóc

Mất ngủ

Cà phê, rượu, thuốc lá

Chè đậu xanh, nhãn lồng

Táo bón

Nghệ, chuối chát, thịt, cacao, chocolate, sapôchê (hồng xiêm)

Chuối xiêm, đu đủ, bưởi, me, rau muống, rau lang, quýt

Tiêu chảy

Nước cốt dừa, sương sa, chuối xiêm, quýt, hột gà

Nghệ, chuối chát

Kiết lỵ

Cà phê, cacao, chocolate, rượu, cà ri, các thức ăn có nhiều dầu mỡ

Sương sáo

Viêm gan, xơ gan

Trứng các loại

Nghệ

Nhức răng

Tiêu, nước đá, thịt gà, rau dền

Ngậm nước muối pha loãng, nước dừa

 

Bảng cảnh báo về việc lạm dụng đồ ăn thức uống sẽ dẫn đến bị bệnh:

Lạm dụng

Gây ra bệnh

1. Nước đá hoặc chai nước lọc để trong tủ lạnh, các thức ăn công nghiệp

1. Cảm lạnh, viêm họng, thấp khớp, rụng tóc, già sớm, viêm mũi dị ứng, suyễn, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục, đau bao tử, nhức đầu kinh niên, mệt mỏi trong người

2. Nước dừa

2.Thấp khớp, cảm lạnh, trĩ, huyết áp thấp, xuất huyết nội, rong kinh, đau bao lưng, mệt tim, mỏi gối, yếu gân, yếu sức, bệnh về mắt

3. Nước cam

3. Trúng lạnh, thấp khớp, suyễn, trị, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, dễ viêm nhiễm, viêm đại tràng mãn tính, viêm bao tử

4. Nước chanh

4. Huyết áp thấp, thấp khớp trĩ, ung bướu

5. Nước mía

5. Trĩ, trúng lạnh, xuất huyết tiêu hóa, tiểu đường (diabetes)

6. Dưa leo

6. Thấp khớp, đau bao tử

7. Dưa hấu

7. Táo bón, kiết lỵ, tắt tiếng

8. Cà tím, cà pháo, cà bát

8. Suyễn, thấp khớp, đau bao tử, sỏi thận

9. Hột vịt lộn

9. Trúng thực, ói mửa, suyễn

10. Hột gà, hột vịt

10. Tiêu chảy, đau gan, suyễn

11. Chuối già, chuối cau (chuối tiêu)

11. Đau bao tử, khó tiêu, u nhọt, nhức đầu

12. Nhãn, trái vải

12. Mệt tim, nóng mặt

 Một số điều cần lưu ý trong Ẩm thực dưỡng sinh

Ngoài việc tuân theo chế độ ăn uống thì cũng cần chú ý một số điều sau:

Không nên ăn uống một thực phẩm trong thời gian quá dài: Mỗi loại thực phẩm đều có những đặc tính riêng. Việc duy trì một loại thực phẩm quá lâu sẽ gây mất cân bằng trong nội tạng bên trong, dẫn đến việc sinh bệnh. Duy chỉ có gạo tẻ và nước có thể duy trì quanh năm bởi chúng có tính mát, có thể cân bằng các khí, đều rất thanh đạm.

Ăn uống phải đi đôi với tập luyện: Cơ thể dung nạp calo thì cần phải vận động để tiêu hao bớt calo thừa không dùng đến. Không những thế, tập luyện khiến cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, tăng năng lượng trong ngày, giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp tinh thần thoải mái và hạnh phúc hơn…

Ăn uống theo thời tiết: “Mùa nào thức nấy” đã được ông cha ta truyền lại từ lâu, với ý nghĩa đề cao tính dưỡng sinh, sử dụng thực phẩm theo mùa. Câu ca dao trên cho thấy sự phân hoá khí hậu có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. Mỗi mùa có đặc điểm thời tiết riêng sẽ phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng vật nuôi nhất định, gọi là đặc trưng mùa vụ.

Ẩm thực dưỡng sinh trong điều trị bệnh

Thực phẩm không chỉ ăn no mà còn giá trị là thuốc. Y học Cổ truyền quan niệm “Dược thực đồng nguyên” cho rằng thuốc và thức ăn có chung nguồn gốc, có chung một cấu trúc (đồng cấu), có chung công hiệu (đồng hiệu) và được sử dụng với cùng một mục đích (đồng dụng). Thuốc và thức ăn đồng cấu, nên tính năng đều được phân loại theo Tứ khí (Hàn Nhiệt Ôn Lương) và Ngũ vị (tâm Cam Khổ Toan Hàm). Tức là thức ăn là thuốc, thuốc cũng là thức ăn, nghĩa là thực phẩm cũng có giá trị phòng bệnh và trị bệnh như những vị thuốc.

Các loại thực phẩm cũng được chia thành thực phẩm có thuộc tính Âm và các thực phẩm có thuộc tính Dương. Thực phẩm thiên về Dương sẽ giúp cho cơ thể ấm nóng, hưng phấn còn thực phẩm thiên về Âm thì sẽ hàn lạnh, an thần. Do vậy, khi dùng nhiều món thuộc Dương sẽ khiến cơ thể bị kích thích quá mức, tăng huyết áp… Còn dùng nhiều thức ăn thuộc Âm sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, khó tiêu. Do vậy, cần chọn món ăn phù hợp với cơ thể giúp điều hoà khí huyết, cân bằng Âm Dương.

Bảng hướng dẫn chung về cách phòng và trị bệnh thông qua ăn uống:

Bệnh

Không nên dùng

Nên dùng

Cảm lạnh

Nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa

Gừng, nghệ, sả

Viêm mũi dị ứng

Như trên + mắm các loại

nt.

Viêm xoang

Như trên + Chuối già, khoai lang, khoai mì, cà bát, cà tím, cà pháo, thịt gà, rau dền

nt.

Suyễn

Mắm, nước đá, nước cam nước chanh, nước dừa, cà bát, cà pháo, sữa hộp, cải bẹ xanh, măng tre, tương chao, dưa hấu

nt.

Thấp khớp, nhức mỏi

Mắm, nước đá, dưa leo, chanh, cải bẹ xanh, măng tre, các loại cà, nước dừa, nước suối

nt.

Đau bao tử

Chuối già, chuối cau, cà tím, cà pháo, dưa leo, nước đá, nước suối, tương chao, táo tây

nt. + Cải bẹ xanh

Trĩ

Nước đá, nước dừa, chanh, cam, mía, hột vịt lộn, cà bát, ớt, ốc bươu, ốc lác

Chè đậu đen

Nhức đầu kinh niên

Nước dừa, nước chanh, cam, nước đá, dưa leo, cà bát, cà tím, chuối già, cải bẹ xanh

Gừng, nghệ, tỏi

Viêm họng khan tiếng

Nước đá, nước ngọt, nước suối, cam, sữa hộp, đậu phộng, thuốc lá, tương chao

Me đất, tắc (quất) muối, chanh muối đen (không gọt vỏ khi muối)

Huyết áp cao

Mắm các loại, các thức ăn mặn, nước suối, thịt mỡ, rượu, cà phê, tương chao

Các thức ăn lạt, cá, cải bẹ xanh, nước dừa, nước chanh, nước cam, rau má

Suy nhược thần kinh

Nước dừa, nước đá, nước sâm, cam, chanh

Bí đỏ, cá lóc

Mất ngủ

Cà phê, rượu, thuốc lá

Chè đậu xanh, nhãn lồng

Táo bón

Nghệ, chuối chát, thịt, cacao, chocolate, sapôchê (hồng xiêm)

Chuối xiêm, đu đủ, bưởi, me, rau muống, rau lang, quýt

Tiêu chảy

Nước cốt dừa, sương sa, chuối xiêm, quýt, hột gà

Nghệ, chuối chát

Kiết lỵ

Cà phê, cacao, chocolate, rượu, cà ri, các thức ăn có nhiều dầu mỡ

Sương sáo

Viêm gan, xơ gan

Trứng các loại

Nghệ

Nhức răng

Tiêu, nước đá, thịt gà, rau dền

Ngậm nước muối pha loãng, nước dừa

 

Bảng cảnh báo về việc lạm dụng đồ ăn thức uống sẽ dẫn đến bị bệnh:

Lạm dụng

Gây ra bệnh

1. Nước đá hoặc chai nước lọc để trong tủ lạnh, các thức ăn công nghiệp

1. Cảm lạnh, viêm họng, thấp khớp, rụng tóc, già sớm, viêm mũi dị ứng, suyễn, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục, đau bao tử, nhức đầu kinh niên, mệt mỏi trong người

2. Nước dừa

2.Thấp khớp, cảm lạnh, trĩ, huyết áp thấp, xuất huyết nội, rong kinh, đau bao lưng, mệt tim, mỏi gối, yếu gân, yếu sức, bệnh về mắt

3. Nước cam

3. Trúng lạnh, thấp khớp, suyễn, trị, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, dễ viêm nhiễm, viêm đại tràng mãn tính, viêm bao tử

4. Nước chanh

4. Huyết áp thấp, thấp khớp trĩ, ung bướu

5. Nước mía

5. Trĩ, trúng lạnh, xuất huyết tiêu hóa, tiểu đường (diabetes)

6. Dưa leo

6. Thấp khớp, đau bao tử

7. Dưa hấu

7. Táo bón, kiết lỵ, tắt tiếng

8. Cà tím, cà pháo, cà bát

8. Suyễn, thấp khớp, đau bao tử, sỏi thận

9. Hột vịt lộn

9. Trúng thực, ói mửa, suyễn

10. Hột gà, hột vịt

10. Tiêu chảy, đau gan, suyễn

11. Chuối già, chuối cau (chuối tiêu)

11. Đau bao tử, khó tiêu, u nhọt, nhức đầu

12. Nhãn, trái vải

12. Mệt tim, nóng mặt

 Một số điều cần lưu ý trong Ẩm thực dưỡng sinh

Ngoài việc tuân theo chế độ ăn uống thì cũng cần chú ý một số điều sau:

Không nên ăn uống một thực phẩm trong thời gian quá dài: Mỗi loại thực phẩm đều có những đặc tính riêng. Việc duy trì một loại thực phẩm quá lâu sẽ gây mất cân bằng trong nội tạng bên trong, dẫn đến việc sinh bệnh. Duy chỉ có gạo tẻ và nước có thể duy trì quanh năm bởi chúng có tính mát, có thể cân bằng các khí, đều rất thanh đạm.

Ăn uống phải đi đôi với tập luyện: Cơ thể dung nạp calo thì cần phải vận động để tiêu hao bớt calo thừa không dùng đến. Không những thế, tập luyện khiến cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, tăng năng lượng trong ngày, giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp tinh thần thoải mái và hạnh phúc hơn…

Ăn uống theo thời tiết: “Mùa nào thức nấy” đã được ông cha ta truyền lại từ lâu, với ý nghĩa đề cao tính dưỡng sinh, sử dụng thực phẩm theo mùa. Câu ca dao trên cho thấy sự phân hoá khí hậu có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. Mỗi mùa có đặc điểm thời tiết riêng sẽ phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng vật nuôi nhất định, gọi là đặc trưng mùa vụ.

chia một số loại rau theo mùa

Kết luận:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe con người được phân chia thành ba nhóm cấp độ: khỏe mạnh, trung bình yếu và dễ mắc bệnh. Theo khảo sát thực tế, chỉ có khoảng 5% dân số thuộc nhóm người khỏe mạnh, 80% ở mức sức khỏe trung bình yếu và có đến 15% còn lại thuộc nhóm dễ mắc bệnh. Trong đó, 80% người thuộc nhóm sức khỏe trung bình yếu thường cận kề với những nguy cơ về các vấn đề sức khỏe. Đây là vấn đề đáng báo động, người dân cần phải có những biện pháp nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình, trước hết là thông qua chế độ ăn uống phù hợp.

Vì vậy, ẩm thực dưỡng sinh hay thực dưỡng ngày càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống mỗi người trong phòng chống và điều trị bệnh. Mọi người cần có chế độ ăn phù hợp để có sức khỏe tốt hơn.

Theo caodangyhanoi.org