Phương pháp bấm huyệt chữa đau răng theo đông y

Đăng lúc: 14-03-2023 8:49 Sáng - Đã xem: 301 lượt xem In bài viết

Cơn đau răng đến một cách bất chợt gây khó chịu, làm suy sút tâm trạng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Những phương pháp bấm huyệt chữa đau răng theo đông Y dưới đây bạn có thể áp dụng bất cứ lúc nào để giảm đau nhanh chóng.

I. Cách bấm huyệt chữa đau răng theo Đông Y

Đau răng là căn bệnh mà ai cũng mắc phải một lần trong đời. Cảm giác đau nhức ở vùng răng, nướu có thể bộc phát bất chợt hoặc kéo dài dai dẳng tùy theo mức độ của bệnh lý mà răng đang mắc phải.

Sâu răng, viêm tủy, viêm quanh chân răng, áp xe, viêm nướu,….là những bệnh lý răng miệng thường gặp phá hủy cấu trúc răng, tạo nên những khiếm khuyết trên bề mặt răng hoặc làm tổn thương các mô liên kết.

Khi một cơn đau răng cấp tính bởi một nguyên nhân nào kể trên xảy ra, cơn đau sẽ rất nghiêm trọng. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp bấm huyệt chữa đau răng theo Đông Y dưới đây để giảm đau cấp tốc:

1. Trường hợp mới bị đau răng

a. Bấm huyệt Giáp xa

Huyệt Giáp xa nằm giữa xương quai hàm vùng má, từ chân tai đi xuống, nơi lõm vào khi bạn nhai (xem hình ảnh để xác định đúng vị trí).

Theo lý thuyết về kinh lạc, huyệt giáp xa có tác dụng chủ trị các vùng bị đau xuất hiện trên mặt và vùng cằm cổ. Vì vậy bấm huyệt này có thể giúp giảm đau răng trong thời gian ngắn.

Khi bấm huyệt, nên ngồi ngay ngắn, xác định chính xác vị trí huyệt vị, dùng ngón cái và ngón út sờ vào huyệt và giữ, 3 ngón giữa thì thẳng ra ngoài.

Sau đó lại dùng 3 ngón giữa để xoa ấn lên vùng huyệt dưới cằm. Bấm đến khi tê tê thì dừng lại. Mỗi lần thực hiện từ 1-3 phút, nhiều lần trong ngày khi bạn có thời gian.

b. Bấm huyệt Thiếu hải

Thực hiện co tay lại. Khi đó ở mặt trong của cánh tay sẽ có nếp nhăn lớn, tại vị trí cuối ở đầu nếp nhăn hướng đến đầu của ngón tay út chính là huyệt thiếu hải.

c. Bấm huyệt Thương dương

Vị trí của huyệt nằm tại vị trí góc ngoài của chân móng ngón tay trỏ. Dùng tay ở bên kia bấm vào huyệt cùng bên với răng bị đau nhức.

d. Bấm huyệt Thái uyên

Vị trí tại lằn chỉ ngang cổ tay, vùng lõm trên động mạch tay quay. Ở bên dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.

e. Bấm huyệt Liêm tuyền

Vị trí nằm ở giữa vùng bờ trên sụn giáp trạng, phía trên lằn chỉ ngang ở cuống hầu.

f. Bấm huyệt Nhiên cốc

Huyệt nhiên cốc nằm tại vùng lõm ở sát giữa bờ dưới xương thuyền, trên đường giao nhau giữa da gan chân và mu chân.

g. Bấm huyệt Nội đình

Các triệu chứng đau nhức răng sẽ thuyên giảm đáng kể khi ấn huyệt nội đình trong khoảng 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để cảm nhận kết quả rõ rệt. Bạn có thể xác định huyệt nội đình dựa theo hình ảnh dưới đây:

h. Bấm huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc (còn được gọi là huyệt hổ khẩu), nằm ở phần lõm tam giác giữa ngón trỏ và ngón cái. Theo Đông Y, huyệt này được gọi là huyệt của khuôn mặt, thuộc về kinh dương minh đại tràng.

Vì thế bấm huyệt này có thể giảm chứng đau răng trong tích tắc do kinh đại tràng đi qua vùng miệng, vòm họng và vùng răng lợi.

Cách thực hiện: hãy bấm, giữ 2 giây rồi thả lỏng 1 giây, bấm tiếp như vậy trong 3-5 phút. Khi bấm nên dùng lực 1 chút đủ mạnh, sau đó đổi tay.

i. Bấm huyệt Ngư tế

Cách xác định vị trí huyệt Ngư tế:

  • Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay.
  • Quan sát xem đầu của ngón trỏ chạm đến vị trí nào ở mô ngón tay cái thì huyệt sẽ ở vùng đó.
  • Đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.

j. Bấm huyệt Nhị gian

Khi bấm huyệt Nhị gian chọn bên cùng với bên có răng bị đau. Dùng ngón tay cái của bên còn lại để ấn vào huyệt. Xác định vị trí huyệt nhị gian theo hình sau:

k. Bấm huyệt Đại nghinh

Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt đại nghinh tại bên răng đau nhức tầm 2 – 3 phút.

Để xác định huyệt bạn hãy cắn chặt răng, lúc này huyệt sẽ nằm tại vị trí sát bờ trước cơ cắn và trên bờ dưới xương hàm dưới.

l. Bấm huyệt Hạ quan

Ngậm miệng lại thật chặt, chỗ lõm dưới xương gò má, phía trước tai là huyệt Hạ quan.

m. Bấm huyệt Thái khê

Dùng ngón tay cái day vùng huyệt này khoảng 100 lần sẽ giúp cơn đau nhức răng nhanh thuyên giảm.

Vị trí huyệt nằm ở phía sau của mắt cá chân trong, tại chỗ lõm gần với gót chân.

2. Trường hợp đau răng lâu ngày

a. Bấm huyệt Vị du

Tại vị trí dưới gai sống lưng 12 và đo theo chiều ngang 1.5 tấc.

b. Bấm huyệt Tỳ du

Tại vị trí dưới gai sống lưng 11 và đo theo chiều ngang 1.5 tấc.

c. Bấm huyệt nội quan

Nằm ở giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé, phía trên cổ tay 2 tấc và nằm dưới huyệt gian sử 1 tấc.

d. Bấm huyệt Thận du

Vị trí nằm bên dưới gai sống thắt lưng 2 và đo theo chiều ngang ra 1,5 tấc.

e. Bấm huyệt Huyết hải

Dựa theo hình bên dưới đây để xác định vị trí của huyệt Huyết hải:

II. Lưu ý khi ấn huyệt chữa đau răng

Khi ấn huyệt chữa đau răng để đạt được hiệu quả cao cần phải kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày trong khoảng thời gian nhiều ngày liên tiếp.

Mỗi khi day huyệt cần chú ý thực hiện thao tác theo chiều kim đồng hồng và dùng một lực vừa đủ mạnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải chú ý xây dựng chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách mới có thể giảm được cảm giác đau răng khó chịu và ngăn chặn các bệnh răng miệng phát triển nặng hơn.

Theo khuyến cáo của bác sĩ thì các cách chữa đau răng tại nhà chỉ có tác dụng tạm thời giảm đau chứ không thể đem lại kết quả lâu dài và khắc phục triệt để được các vấn đề bệnh răng miệng.

Chính vì vậy, bắt buộc phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh bằng các biện pháp nha khoa thì mới trị dứt điểm cảm giác khó chịu này và ngăn chặn tình trạng răng bị hư hỏng nhiều hơn.

Theo nhakhoadongnam.com

Độc giả có thể tham khảo bài thơ của tác giả: Nguyễn Văn Hanh

Chủ tịch Hội Cựu TNXP phường Đồng Tiến TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

BẤM HUYỆT TRỊ VIÊM RĂNG LỢI

Viêm răng ăn ngủ đau dai

“Thứ nhất đau mắt thứ nhì nhức răng”

Trải răng sạch sẽ hai tăng

Ăn xong nước muối ngậm càng tốt hơn

Bấm huyệt Hợp Cốc lành ngon

Giáp xa đau đớn giảm đơn tức thì

Hạ quan mỏi mệt khỏi trì

Thái Khê cơn nhức lầm lì biến ngay

Gõ răng hữu hiệu chạy bay

Chỉ chăm bấm huyệt hàng ngày hai công

Làm cho huyết mạch lưu thông

Sức khỏe hạnh phúc mạnh cường bình an

Ban biên tập