Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Thi đua, Khen thƣởng (sửa đổi)

Đăng lúc: 10-08-2018 4:13 Chiều - Đã xem: 365 lượt xem In bài viết

BỘ NỘI VỤ

Số:       /TTr-BNV

Dự thảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày          tháng  7   năm 2018

 

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị xây dựng Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi)

  Kính gửi: Chính phủ

Thực hiện quy điṇh của Luât ban hành văn bản quy pham pháp luât năm 2015; Thông báo Kết luận của Ban Bí thư (Văn bản số 3257-CV/VPTW ngày 07/02/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng) và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng (Công văn số 6113/VPCP-PL ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ), Bộ Nội vụ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI LUẬT

Luật Thi đua, Khen thưởng được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (kỳ họp thứ 4) thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Luật Thi đua, Khen thưởng (sau đây gọi tắt là Luật) đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013. Sau 13 năm thực hiện, Luật đã và đang đi vào cuộc sống, được các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh những tích cực, Luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Một là, về tổ chức triển khai các phong trào thi đua

  • Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chưa đồng đều ở các vùng miền và các thành phần kinh tế (đặc biệt vùng nông thôn, địa bàn dân cư, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa được quan tâm chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua). Một số nơi phong trào thi đua còn hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân; chưa gắn kết thi đua với thực hiện nhiệm vụ chính trị; nội dung, tiêu chí thi đua chưa cụ thể, chưa gắn với lợi ích của người lao động; chưa lấy kết quả phong trào thi đua làm căn cứ để khen thưởng.
  • Quy định một số danh hiệu thi đua chưa bao quát hết các phong trào từ cơ sở; một số quy định về thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng còn thể hiện sự bất cập, không hợp lý; quy định tiêu chuẩn của một số danh hiệu thi đua chưa phù hợp; căn cứ để xét tặng là sáng kiến cũng chưa rõ ràng khó thực hiện.

Hai là, về công tác khen thưởng

  • Luật có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan đến cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định của Luật chủ yếu tập trung vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động, công tác qua các thời kỳ, Luật hiện hành chưa bao quát, cụ thể đối tượng đông đảo quần chúng trong cả nước (công nhân, nông dân, trí thức…). Các quy định về tiêu chuẩn còn chung chung, chưa cụ thể, định tính, chưa định lượng, phải điều chỉnh bằng nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn; do đó các văn bản quy phạm thường xuyên phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 đã có quy định điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng cho nông dân, người lao động trực tiếp; nhưng hiện nay trong quá trình tổ chức thực hiện còn lung túng vì những khu vực, vùng miền khác nhau, điều kiện khác nhau nên khó thực hiện, do vậy việc khen thưởng vẫn tập trung nhiều vào cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức.
  • Luật quy định thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, nhưng các tiêu chuẩn để xét khen thưởng theo Luật thì lại mang tính niên hạn, cộng dồn thành tích, trình tự từ thấp đến cao dẫn đến việc hiểu khen thưởng lần sau bao giờ cũng phải cao hơn lần trước, do đó xu hướng dồn lên các hình thức khen thưởng cấp bộ và cấp Nhà nước; khen thưởng nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý; khen thưởng tập thể nhỏ và lao động trực tiếp còn hạn chế. Ngoài ra, quy định khen thưởng cấp cao là phải đạt thành tích liên tục, nếu bị gián đoạn thì phải bắt đầu lại từ đầu, điều này không chỉ mang tính cộng dồn thành tích theo thâm niên mà còn làm giảm tính phấn đấu của người lao động, không khuyến khích được sự nỗ lực của cá nhân (hình thức này chỉ phù hợp với khen thưởng theo niên hạn đối với lãnh đạo hoặc đối với lực lượng vũ trang theo quy định hiện hành).
  • Một số quy định về thủ tục, hồ sơ còn rườm rà, phức tạp chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính. Luật chưa quy định về quy trình thủ tục, hồ sơ khen thưởng thông qua phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc để khen thưởng.
  • Luật hiện hành quy định nhiều hình thức khen thưởng cấp nhà nước (hiện có 26 hình thức khen thưởng với 42 cấp độ khen thưởng). Thẩm quyền khen thưởng của Chủ tịch nước gồm: Huân chương 10 loại, Huy chương 04 loại, Danh hiệu vinh dự Nhà nước 08 loại và 02 loại giải thưởng. Thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ: Cờ thi đua của Chính phủ, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra có các hình thức khen thưởng khác thuộc thẩm quyền của các cấp, các ngành…. Trên thực tế từ khi thực hiện Luật đến nay tỷ lệ khen thưởng cấp nhà nước chưa cân đối trong từng lĩnh vực, số lượng khen thưởng nhiều nhất tập trung chủ yếu vào khen niên hạn trong lực lượng vũ

(Bộ Nội vụ đã có Báo cáo Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng trình bày chi tiết những hạn chế nêu trên).

II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT

1.     Mục tiêu, quan điểm

Một là, sửa đổi, bổ sung Luật nhằm động viên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của cả hệ thống chính trị để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Hai là, công tác thi đua, khen thưởng phải thực sự là động lực to lớn thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương và đơn vị cơ sở.

Ba là, hoàn thiện quy định của pháp luật để giải quyết được các vướng mắc chồng chéo về đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng giữa các cấp, các ngành, quy trình thủ tục, thẩm quyền khen thưởng và phong tặng các danh hiệu, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

2.   Yêu cầu xây dựng Luật:

  • Việc sửa đổi, bổ sung Luật cần phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đồng bộ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Phân cấp về thẩm quyền và các hình thức khen thưởng cho các bộ, ngành, địa phương, mặt trận tổ quốc, đoàn thể và cấp cơ sở trong việc sử dụng các hình thức khen thưởng, kịp thời động viên người lao động trực tiếp.
  • Hệ thống hóa, điều chỉnh bổ sung một số quy định về danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cho phù hợp với công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
  • Bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi và hiệu quả trong việc thực hiện các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1.     Đối tượng áp dụng

Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu khen thưởng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đối tượng áp dụng là cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài.

2.     Phạm vi Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi)

Để thực hiện các mục tiêu, quan điểm và yêu cầu nêu trên, Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi), tập trung vào 04 nhóm quy định chủ yếu sau đây:

  • Nhóm 1: Hoàn thiện hệ thống về danh hiệu thi đua, bao gồm số lượng, tên gọi, đối tượng và tiêu chuẩn của mỗi danh hiệu thi đua.
  • Nhóm 2: Hoàn thiện hệ thống hình thức khen thưởng, bao gồm số lượng, tên gọi, đối tượng và tiêu chuẩn của mỗi hình thức khen thưởng.
  • Nhóm 3: Hoàn thiện chế định về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
  • Nhóm 4: Cải cách thủ tục hành chính trong thi đua khen thưởng.

IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1.   Chính sách 1

Hoàn thiện hệ thống về danh hiệu thi đua, bao gồm số lượng, tên gọi, đối tượng và tiêu chuẩn của mỗi danh hiệu thi đua.

1.1.    Mục tiêu của chính sách

  • Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”; Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư “Về đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018).
  • Hoàn thiện quy định của pháp luật về hệ thống danh hiệu thi đua, đồng thời, thực hiện phân cấp tăng thẩm quyền cho bộ, ngành, địa phương trong việc xác định đối tượng, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua để khen thưởng kịp thời.
  • Góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân và trong các cấp, các ngành.

1.2.    Nội dung của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách

Trên cơ sở đánh giá những phương án lựa chọn, Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) dự kiến quy định:

– Bổ sung danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

+ Danh hiệu Cờ thi đua cấp tổng cục thuộc bộ; Đại học Quốc gia; Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

+ Danh hiệu “Xã, phường, cơ quan, đơn vị văn hóa”.

  • Bổ sung quy trình xét tặng danh hiệu thi đua thông qua phát hiện tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua.
  • Bổ sung quy định tiêu chuẩn cho các danh hiệu thi đua theo hướng: Luật quy định tiêu chuẩn đối với 02 danh hiệu thi đua cấp nhà nước là “Cờ Thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; còn lại các danh hiệu thi đua cấp bộ, ngành, địa phương Luật chỉ quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn chung, trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua của bộ, ngành, địa phương cho phù hợp.

2.   Chính sách 2

Hoàn thiện hệ thống hình thức khen thưởng, bao gồm số lượng, tên gọi, đối tượng và tiêu chuẩn của mỗi hình thức khen thưởng.

2.1.    Mục tiêu của chính sách

  • Triển khai Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”; Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư “Về đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018).
  • Hoàn thiện quy định của pháp luật về hệ thống các hình thức khen thưởng, đồng thời, thực hiện phân cấp cho bộ, ngành, địa phương trong quy định về hình thức khen thưởng cho phù hợp.
  • Đảm bảo khen đúng, khen trúng, khen kịp thời công khai minh bạch tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.2.    Nội dung của chính sách và giải pháp thực hiện

Trên cơ sở đánh giá những phương án lựa chọn, Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) dự kiến quy định:

Sửa đổi tiêu chuẩn Huy chương theo hướng một loại Huy chương có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và nhiều loại hình thành tích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

Giảm một số hình thức khen thưởng Huy chương trùng lặp về tiêu chuẩn, đối tượng, cụ thể:

Phương án 1:

+ Giảm hình thức “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, chỉ để lại “Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng cho cá nhân trong lực lượng Quân đội nhân dân; và “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng cho cá nhân trong lực lượng Công an nhân dân.

Phương án 2:

+ Giảm hình thức “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, chỉ để lại “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng cho cá nhân trong lực lượng Quân đội và Công an.

– Bổ sung một số hình thức khen thưởng cho các đối tượng đặc thù, gồm:

+ Bổ sung hình thức “Huân chương Tấm lòng vàng” hoặc “Huân chương Vì cộng đồng”, để tặng cho cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác xã hội, từ thiện.

+ Bổ sung hình thức “Huy chương Thanh niên xung phong kháng chiến” để tặng cho đối tượng là Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến.

+ Bổ sung hình thức Bằng khen của tổng cục thuộc bộ; Đại học Quốc gia; Tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

  • Sửa đổi tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng cấp nhà nước theo hướng: Quy định cụ thể về tên gọi, đối tượng, tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước (từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên); còn lại các hình thức khen thưởng của bộ, ngành, địa phương Luật chỉ quy định các nguyên tắc chung còn lại phân cấp để các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở nguyên tắc chung của Luật, xác định đối tượng, tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng của bộ, ngành, địa phương cho phù hợp.
  • Bổ sung tiêu chuẩn cụ thể phù hợp để khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách.

3.   Chính sách 3

Hoàn thiện chế định về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

3.1.    Mục tiêu của chính sách

Hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền khen thưởng theo hướng tránh trùng lặp, đẩy mạnh phân cấp cho bộ, ngành, địa phương

3.2.    Nội dung của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách

Trên cơ sở đánh giá những phương án lựa chọn, Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) dự kiến quy định:

  • Phân cấp về thẩm quyền quy định đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo hướng: Luật chỉ quy định thẩm quyền đối với đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước; còn lại xây dựng nguyên tắc chung về việc xác định thẩm quyền quy định đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng để các bộ, ngành, địa phương quy định cụ thể .
  • Bổ sung quy định về việc phân định rõ thẩm quyền khen thưởng theo chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành và chức năng quản lý nhà nước theo địa phương để tránh tình trạng khen thưởng chồng chéo, trùng lặp giữa quản lý ngành dọc và địa phương.

4.   Chính sách 4

Cải cách thủ tục hành chính trong thi đua khen thưởng.

4.1.    Mục tiêu của chính sách:

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng để đơn giản hóa thủ tục, góp phần giảm chi phí của Nhà nước, cơ quan (có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính) và cá nhân có liên quan; đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

4.2.    Nội dung của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách

Trên cơ sở đánh giá những phương án lựa chọn, Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) dự kiến quy định:

Cải cách thủ tục hành chính trong thi, đua khen thưởng theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, cụ thể:

  • Về quy trình thực hiện: Sửa đổi quy định về quy trình xét tặng danh hiệu thi đua của các đơn vị, cơ quan, bộ, ngành, địa phương thông qua việc phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua.
  • Về số lượng hồ sơ: Giảm số lượng bộ hồ sơ theo quy định hiện hành còn từ 01 đến 02 bộ hồ sơ trình đề nghị khen thưởng.
  • Về thành phần hồ sơ: Giảm bớt thành phần trong hồ sơ đề nghị khen thưởng của các doanh nghiệp, hồ sơ khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng đột xuất.
  • Về thời gian giải quyết thủ tục hành chính: Giảm thời gian thẩm định hồ sơ khen thưởng, thời gian thông báo kết quả khen thưởng đối với tất cả các cấp.

Thay đổi hệ thống các văn bản quy định về thủ tục hành chính trong thi đua, khen thưởng theo hướng:

+ Luật chỉ đưa ra những nguyên tắc chung trong quy định về thủ tục hành chính.

+ Các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, thành phố), trên cơ sở nguyên tắc chung của Luật, quy định chi tiết về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.

V. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THI HÀNH LUẬT

Các nội dung của dự án Luật này chủ yếu sửa đổi các quy định liên quan đến thẩm quyền, điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ thủ tục hành chính và sửa đổi một số quy định của Luật để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Do vậy, để bảo đảm triển khai thi hành Luật sau khi được thông qua, về cơ bản, các cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn sử dụng nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực hiện hành.

VI. THỜI GIAN DỰ KIẾN TRÌNH QUỐC HỘI XEM XÉT, THÔNG QUA

Dự án Luật dự kiến trình Quốc hội khoá XIV xem xét cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ …… (tháng 10/2019).

VII. MỘT SỐ NỘI DUNG XIN Ý KIẾN CHÍNH PHỦ

1.   Về việc phân cấp thẩm quyền cho bộ, ngành, địa phương quy định điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng tặng thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của bộ, ngành, địa phương.

Có hai loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất: Đề nghị không phân cấp cho bộ, ngành, địa phương quy định điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng tặng thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương, vì thi đua và khen thưởng có mối quan hệ biện chứng với nhau, đồng thời hệ thống các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo Luật hiện hành được sắp xếp theo hình chóp, nếu phân cấp sẽ dẫn tới bộ, ngành, địa phương sẽ có cách làm không giống nhau, nên việc xét khen thưởng dẫn tới nơi làm chặt chẽ thì khen thưởng ít, nơi xét chọn dễ thì khen thưởng nhiều, do đó sẽ không thống nhất vai trò quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở các cấp.

Loại ý kiến thứ hai: Đề nghị phân cấp thẩm quyền cho bộ, ngành, địa phương quy định điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng tặng thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của bộ, ngành, địa phương để chủ động và phù hợp với quá trình tổ chức thực hiện các phong trào thi đua để khen thưởng kịp thời.

Về vấn đề này, đề nghị Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện Dự án Luật này.

2.     Bổ sung hình thức “Huy chương Thanh niên xung phong kháng chiến” để tặng thưởng cho đối tượng là Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ thời kỳ kháng chiến (Theo Kết luận số 3257-CV/VPTW ngày 07/02/2017 của Ban Bí thư).

Có hai loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất: Không bổ sung hình thức “Huy chương Thanh niên xung phong kháng chiến” để tặng thưởng cho đối tượng là Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ thời kỳ kháng chiến vào quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Vì thành tích của Lực lượng Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng và có gần 100 tập thể, cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, về cơ bản các Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến đã được khen thưởng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ theo Điều lệ khen thưởng kháng chiến.

Trường hợp chưa đủ điều kiện tặng thưởng huân chương, huy chương kháng chiến, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, ngày 05 tháng 5 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 98/2006/QĐ-TTG về việc tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương cho các đối tượng có thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tiêu chuẩn tặng Bằng khen là cán bộ, nhân dân có thành tích dưới mức quy định để tặng Huy chương Kháng chiến hạng nhì và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, đối tượng Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến đủ điều kiện đã được khen thưởng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.

Nếu bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong kháng chiến” vào quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng để khen thưởng đồng loạt một hạng cho Thanh niên xung phong có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên, kể cả người đã hy sinh và từ trần trong thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ tổ quốc (trong đó có đối tượng đã được khen thưởng theo Điều lệ kháng chiến và theo Quyết định số 98/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng), như vậy là hạ thấp tiêu chuẩn khen thưởng và trùng khen thưởng, không công bằng với các đối tượng đã được khen thưởng, đồng thời bổ sung hình thức khen thưởng này để tặng cho đối tượng Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến thì sau khi giải quyết khen thưởng xong sẽ không còn đối tượng để khen thưởng, do đó tính lâu bền của điều luật không có.

Vì vậy, đề nghị không đưa nội dung này vào Luật Khi đua, Khen thưởng mà Chính phủ cho phép các cơ quan có thẩm quyền trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết cá biệt để giải quyết vấn đề này.

Loại ý kiến thứ hai: Hội Cựu Thanh niên xung phong có nguyện vọng thiết tha đề nghị Đảng, Nhà nước có hình thức khen thưởng 01 Huy chương để ghi nhận và làm kỷ niệm thời gian phục vụ tại ngũ Thanh niên xung phong (khen thưởng đồng loạt 1 hạng cho Thanh niên xung phong có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên, kể cả người đã hy sinh và từ trần trong thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ tổ quốc) và đề nghị bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong kháng chiến” vào quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng để thực hiện.

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ đề nghị thực hiện theo loại ý kiến thứ nhất nêu trên.

Tài liệu kèm theo: Đề cương xây dựng Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi); Báo cáo đánh giá tác động chính sách; Báo cáo Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng, Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ, ngành, địa phương và Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Bộ Nội vụ kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:

–  Như trên;
–  VPCP;
–  BNV: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
–  Lãnh đạo Ban TĐKT Trung ương;
– Lưu: VT, Ban TĐKTTW (10).

BỘ TRƯỞ NG
Lê Vĩnh Tân

 

 

Download văn bản: Download