Đầy bụng đau tức đi ngoài
Chán ăn mỏi mệt đoái hoài vui tươi
Cơ thể mất nước chơi vơi
Cung cầu điện giải cho nơi bình thường
Phúc ai đỡ hết thèm mong
Dạ dày đau bụng chạy cong hàng ngày
Khí hải tiêu chảy giảm ngay
Tam lý huyệt trị dạ dày hết mau
Công tôn nôn mửa đỡ nhiều
Hành gian ỉa chảy đầu đau chạy nhiều
Mỗi ngày day huyệt hai lần
Vui khỏe hạnh phúc bách niên muôn đời.
CHÚ THÍCH CÁC HUYỆT
* Phúc ai
– Vị trí: Nằm dưới đáy khung xương sườn. Từ giao điểm của đường thẳng đi qua núm vú và đi ngang rốn đo lên 3 thốn.
– Tác dụng: Giảm tiêu chảy và khó tiêu; giảm đau bụng, viêm loét dạ dày, loại bỏ cảm giác thèm ăn khi bạn ăn quá nhiều.
* Khí hải
– Vị trí: Nằm trên đường dọc giữa bụng từ rốn đo xuống 1,5 thốn.
– Tác dụng: Thuộc mạch nhâm, giúp giảm tiêu chảy mãn tính. Làm mạnh cơ vùng bụng, chữa táo bón, đầy hơi.
* Tam lý
– Vị trí: Từ chỗ lõm khớp gối đo xuống 3 thốn, ngay mặt trước ngoài của cẳng chân.
– Tác dụng: Huyệt tăng cường toàn bộ hệ thống cơ bắp, sức mạnh cho các cơ của hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa giúp giảm đau dạ dày.
* Công tôn
– Vị trí: Nằm trên đường tiếp giảm của da gan và da mu bàn chân, nằm ở bờ trong bàn chân. Là nơi tiếp nối của thân và đầu, sau xương bàn chân.
– Tác dụng: Về hệ tiêu hóa, chứng khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng thậm trí buồn nôn.
* Hành gian
– Vị trí: Ép ngón chân cái sát ngón chân trỏ, huyệt nằm ở ngay phần đầu kẽ hai ngón chân. Huyệt nằm hướng về phía mu chân.
– Tác dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, còn chữa giảm đau đầu.
Theo chuyên gia y học cổ truyền.
Nguyễn Văn Hanh
Chủ tịch Hội Cựu TNXP Phường Đồng Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên