Trong số các nữ cựu TNXP tiêu biểu của xã Tản Lĩnh và huyện Ba Vì (Hà Nội) phải kể đến bà Trần Thị Dần ở thôn Bát Đầm xã Tản Lĩnh.
Bà Dần cho gà ăn
Bà Trần Thị Dần là TNXP ở Sơn La từ năm 1976 đến năm 1978 thì trở về quê hương. Đến năm 2010 chị đã cùng chồng tận dụng đất đai rộng rãi, đầu tư vào nuôi gà mía lai[i].
Bà Dần chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp gian khó: “Bắt tay vào nuôi gà lai Mía, nhưng thời gian đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn bởi tiền vốn còn ít ỏi, kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi chưa có nên đã thất bại. Nhờ được tham quan học hỏi ở nhiều nơi trong và ngoài huyện về mô hình chăn nuôi gà mía lai, được trao đổi về kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi làm sao để có hiệu quả tốt nhất, với quyết tâm phải thực hiện bằng được việc chăn nuôi giống gà này, tôi đã dành hết số tiền vốn còn lại để đầu tư, mở rộng quy mô trang trại như ngày hôm nay”.
Là một trong những người đầu tiên trong xã áp dụng chăn nuôi giống gà mía lai, các bước trong quá trình chăn nuôi được bà Dần đặc biệt chú trọng. Trang trại chăn nuôi được xây dựng kiên cố trong khu vườn rộng rãi của gia đình đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, hạn chế tối đa dịch bệnh bên ngoài…Song song với đó là khâu chọn giống và chăm sóc gà. Để gà sinh trưởng, phát triển tốt, bà Dần thường xuyên chú ý một số khâu cơ bản, đó là chọn giống tốt, đúng giống gà mía lai, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, có “sân chơi” để gà chạy nhảy. Đặc biệt, về quy trình phòng bệnh phải thực hiện nghiêm quy trình phòng bệnh bằng vacxin. Chế độ dinh dưỡng thì chủ yếu cho gà là ăn thóc, cám gạo, ngô nghiền, rau xanh, bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là gà ở giai đoạn đẻ trứng và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà. Hiện nay đàn bà của bà Dần luôn cố định mỗi năm hai lứa, mỗi lứa khoảng 1.000 gà, khi gà được khoảng 2 kg đến 2,2 kg là bà xuất bán, với mức giá ổn định từ 70 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng, mỗi năm bà thu lãi cũng hơn 100 triệu đồng.
Bà Dần cho biết thêm: để có được thành công như ngày hôm nay, bà đã rút kinh nghiệm sau những lần thất bại; học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước từ khâu chọn giống gà đến cách làm chuồng trại hợp lý; tuân thủ nghiêm ngặt quy định tiêm phòng, chống các loại bệnh dịch. Ngoài làm kinh tế giỏi, là Chi hội trưởng chi hội 1, Hội Cựu TNXP xã Tản Lĩnh, bà Dần còn tích cực tham gia công tác hội, với 15 hội viên trong chi hội, bà Dần đã gây dựng quỹ 1 triệu đồng/hội viên, tiền quỹ phục vụ cho hoạt động của hội. Bên cạnh đó, nhiều năm qua, bà đã quên góp trong xã 1,5 tấn gạo, 200 thùng mì tôm, 50 thùng quần áo sách vở để giúp đỡ các tỉnh miền Trung.
Bà Nguyễn Thị Chung, Chủ tịch Hội TNXP xã Tản Lĩnh cho biết “Đồng chí Trần Thị Dần luôn là một Cựu TNXP làm kinh tế giỏi và có nhiều đóng góp cho hoạt động của hội”.
Trần Phương (Đài Truyền Thanh huyện Ba Vì-Hà Nội)
[i] Gà mía lai là giống gà được lại giữa gà ta với gà Lương Phượng cho thịt thơm đặc trưng, da giòn, mỡ dưới da ít, sức đề kháng cao rất thích hợp với điều kiện chăn thả của các hộ gia đình khu vực miền núi có diện tích vườn bãi rộng.
Gà Lương Phượng hay còn gọi là gà lông vàng (chữ Hán: 黃毛雞) hay còn gọi là Lương Phượng hoa là một giống gà xứ từ vùng ven sông Lưỡng Phượng của Trung Quốc, đây là giống gà thịt cao sản và có năng suất cao. Chúng là là một phẩm giống mới, nuôi chăn thả lấy thịt đã nhà được các nhà tạo giống gà tại Nam Ninh (Quảng Tây-Trung Quốc) nghiên cứu và chọn lọc trong thời gian dài. Tên của gà Lương Phượng hình chung chúng có cơ thể to, khỏe mạnh, ý nghĩa tinh thần là nuôi giống gà này sẽ mang lại niềm hạnh phúc, giàu có và phú quý cho gia đình)