Báo cáo Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng (dự thảo)

Đăng lúc: 10-08-2018 9:12 Sáng - Đã xem: 40 lượt xem In bài viết

BỘ NỘI VỤ

Số:       /BC-BNV

Dự thảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày         tháng 7   năm 2018

 

BÁO CÁO

Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng


Luật Thi đua, Khen thưởng được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (kỳ họp thứ 4) thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Luật Thi đua, Khen thưởng (sau đây gọi tắt là Luật) đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013. Sau 13 năm thực hiện, Luật đã và đang đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh những tích cực, Luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tiễn. 

Để tổng kết đánh giá 13 năm triển khai thực hiện Luật, ngày 26/5/2017 Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 1873/QĐ-BNV thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật và ban hành Quyết định số 1874/QĐ-BNV ngày 26/5/ 2017 về Kế hoạch thực hiện gửi các bộ, ban, ngành, địa phương tổng kết đánh giá 13 năm thực hiện; đồng thời kiến nghị, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nâng cao tác dụng và hiệu quả của Luật; góp phần động viên cán bộ, nhân dân khắc phục khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra. Đến nay 81 bộ, ngành, địa phương (gồm 19 bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và 62 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có báo cáo gửi về Bộ Nội vụ). Qua tổng hợp báo cáo 13 năm thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ báo cáo như sau:

Phần I
ĐÁNH GIÁ 13 NĂM
THỰC HIỆN LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

 Trong những năm qua bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm; khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn; diễn biến phức tạp trên Biển Đông… đã tác động bất lợi đến nước ta.

Khó khăn thách thức rất lớn, song dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự điều hành, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Chính phủ; với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, đồng bào cả nước và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã đạt được những kết quả tích cực; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; chủ quyền quốc gia được bảo đảm; chính trị xã hội ổn định; vị thế quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng lên, thành tích trên tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn trong giai đoạn mới. Đạt được những kết quả nêu trên có sự đóng góp tích cực, có hiệu quả của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong cả nước.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng, Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp đã tiếp tục tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cụ thể: Kết luận 83/KL-TW ngày 30/8/2010 của Ban Ban Bí thư, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác thi đua, khen thưởng…Công tác thi đua, khen thưởng đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội và sự đồng lòng của nhân dân trong cả nước. Sự phối hợp của các cơ quan thông tin, truyền thông trong việc tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, nêu gương, cổ vũ và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đó là những thuận lợi cơ bản, quan trọng để Luật Thi đua, Khen thưởng đi vào cuộc sống.

I.  CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Tổ chức quán triệt Luật Thi đua, Khen thưởng

– Sau khi Luật Thi đua, Khen thưởng có hiệu lực (tháng 07/2004), Ban Thi đua –Khen thưởng Trung ương (Ban TĐKT Trung ương) đã tổ chức Hội nghị toàn quốc để phổ biến quán triệt cho cán bộ chủ chốt làm công tác thi đua, khen thưởng trên toàn quốc. Ban TĐKT Trung ương đã phân công cán bộ hướng dẫn quán triệt một số nội dung cơ bản của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật tới các tầng lớp nhân dân. Năm 2005, Quốc hội đã bổ sung 01 điều của Luật. Năm 2013 Luật đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 07/4/2014, Bộ Nội vụ đã tham mưu để Chính phủ tổ chức truyền hình trực tuyến trên toàn quốc để triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị và triển khai quán triệt những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và tổ chức Hội nghị tập huấn toàn quốc cho 462 cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng của 84 bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là bộ, ngành, địa phương) và 11.405 lượt cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị của Bộ Chính trị, trong 13 năm triển khai Luật Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương) đã chỉ đạo hệ thống thi đua, khen thưởng các cấp hoàn thành tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến, Đại hội thi đua các cấp và tham mưu tổ chức thành công 03 kỳ Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc (lần thứ VII, VIII, IX) để tổng kết phong trào thi đua qua các giai đoạn và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực với hàng nghìn điển hình tiên tiến tiêu biểu xuất sắc, anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc, những tấm gương tiêu biểu, gương “Người tốt, việc tốt” đã thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hàng năm, Ban TĐKT Trung ương tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, triển khai thực hiện các quy định của Luật cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước. Tạp chí Thi đua, Khen thưởng, Cổng thông tin điện tử của Ban TĐKT Trung ương đã có chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, giới thiệu về Luật Thi đua, Khen thưởng.

Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng của các bộ, ban, ngành, địa phương đã tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện; qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân… về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

  • Các bộ, ngành, đoàn thể trung ương đã tổ chức quán triệt Luật đến cán bộ chủ chốt và cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng bằng nhiều hình thức phong phú, cụ thể: Đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai Luật cho cán bộ, công chức, viên chức; biên soạn tài liệu tổ chức tập huấn nghiệp vụ; phối hợp tuyên truyền, đề ra khẩu hiệu hành động để cán bộ, công chức, viên chức nhận thức đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Luật đối với công tác thi đua, khen thưởng (Tiêu biểu như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt ..).
  • Các địa phương đã tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ chủ chốt làm công tác thi đua, khen thưởng; Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng nội dung của Luật; phổ biến, quán triệt Luật thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết; tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền pháp luật; tích cực tuyên truyền, quán triệt pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng đến công chức, viên chức, người lao động thông qua các hội nghị, trên các phương tiện thông tin đại chúng; một số địa phương mở chuyên mục tuyên truyền Luật trên Cổng thông tin điện tử, Đài phát thanh, truyền hình; hàng tháng định kỳ tổ chức giao lưu tọa đàm với điển hình tiên tiến trên sóng truyền hình; xuất bản các đầu sách là các chuyên đề hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức; xuất bản sách “Gương người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến; tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu trong “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (Tiêu biểu như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…).

2. Công tác ban hành văn bản thực hiện Luật

  1. Công tác tham mưu ban hành văn bản
  • Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị (Khóa VIII); Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) “Về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”. Ngày 07/4/2014 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”. Bộ Chính trị (Khoá IX) đã có Thông báo số 193-TB/TW ngày 20/9/2005 về việc xét tặng Huân chương bậc cao. Ban Tổ chức Trung ương ban hành Văn bản số 1572-CV/BTCTW ngày 20/3/2007 về thủ tục đề nghị khen thưởng đối với cán bộ diện trung ương quản lý. Văn phòng Trung ương Đảng có Văn bản số 333- TB/VPTW ngày 13/11/2007 thông báo ý kiến Thường trực Ban Bí thư về công tác thi đua, khen thưởng của các Ban Đảng ở trung ương.

Nhằm khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, ngày 22/12/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW về Kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái qu ốc (11 /6/1948 – 11/6/2008). Thủ tướn g Chín h ph ủ ban h ành Qu yết định số 258/QĐ-TTg ngày 04/3/2008 lấy ngày 11/6 hàng năm là Ngày truyền thống thi đua yêu nước…

  • Sau khi Luật được ban hành, Ban TĐKT Trung ương đã nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Ban TĐKT Trung ương có Văn bản số 56/TĐKT- HD-VI ngày 12/01/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP. Sau gần 02 năm thực hiện, Ban TĐKT Trung ương đã nghiên cứu, bổ sung hướng dẫn số 56/TĐKT-HD-VI và đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư số 01 /200 7/TT-VPCP n gày 3 1 /7/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu; bằng huân chương, bằng huy chương; cờ thi đua, bằng khen, giấy

Ban TĐKT Trung ương tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (thay thế Nghị định số 121/2005/NĐ- CP) và trình Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP thay thế Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ; Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ngày 27/4/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP. Theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Bộ Nội vụ (Ban TĐKT Trung ương) đã phối hợp với các bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Tài chính và Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, ban hành các thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện.

Năm 2013 Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Để triển khai thực hiện Luật, Ban TĐKT Trung ương đã tham mưu Bộ Nội vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định, 01 Thông tư, gồm: Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013; Nghị định số 85/2014/NĐ-CP ngày 10/ 9/2014 của Chính phủ quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương, mẫu bằng, khung, hộp, cờ của các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; quản lý, cấp phát, cấp đổi, cấp lại, thu hồi hiện vật khen thưởng; Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 hướng dẫn Nghị định số 42/20110/NĐ-CP, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

Ban TĐKT Trung ương đã phối hợp với các bộ: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công Thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế ban hành 07 Nghị định quy định về xét tặng một số danh hiệu vinh dự nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc Bộ quản lý, gồm: Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”; Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 20/7/2014 của Chính phủ quy định về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về khoa học và công nghệ; Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ; Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”; Nghị định số 41/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.

Ban TĐKT Trung ương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Tổng hợp những vấn đề vướng mắc, gửi Bộ Quốc phòng ý kiến của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2013/NĐ-CP.

Trong quá trình hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng, Bộ Nội vụ xây dựng Nghị định (thay thế Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng trình Chính phủ. Ngày 31/7/2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.

Đồng thời với việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện những văn bản nêu trên, Hội đồng TĐKT Trung ương, Ban TĐKT Trung ương đã ban hành nhiều văn bản tổ chức phong trào thi đua; tăng cường quản lý nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng; đôn đốc các bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật… Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã ban hành quy chế (hoặc thông tư) thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn. Đến nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua, khen cơ bản hoàn thiện làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; tổ chức phong trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật về công tác khen thưởng ở các cấp, các ngành.

  • Sau khi Luật Thi đua, Khen thưởng ban hành, Bộ Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương) đã nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan liên quan trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành: 16 chỉ thị, thông báo, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác thi đua, khen thưởng (trong đó có Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/8/2004, Kết luận số 83-KL/TW ngày 30 tháng 8/2010, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014); trình Quốc hội 02 lần sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng; 16 Nghị định của Chính phủ, 04 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật; 13 thông tư của Bộ Nội vụ và các Bộ liên quan (có phụ lục các văn bản kèm theo).

2. Bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc thi hành Luật Trên cơ sở Luật và các nghị định quy định chi tiết, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, cơ bản đến nay các bộ, ngành, địa phương đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thi hành công tác thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền:

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 04 thông tư về quy chế làm việc, thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến. Bộ Tư pháp ban hành chỉ thị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và 06 thông tư hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, trích lập quỹ thi đua, khen thưởng; Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì Sự nghiệp tư pháp”; ngoài ra còn ban hành nhiều quyết định phát động thi đua, các chương trình, kế hoạch hành động. Bộ Quốc phòng ban hành 03 chỉ thị của Quân uỷ Trung ương; 01 chỉ thị và 11 thông tư của Bộ Quốc phòng và nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành; ban hành Quy chế thi đua khen thưởng cho các đơn vị căn cứ tình hình địa phương ban hành hướng dẫn tổ chức, tổng kết các phong trào thi đua. Thanh tra Chính phủ ban hành 05 thông tư và 03 quyết định quy định công tác thi đua, khen thưởng Ngành Thanh tra; hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương; Quy chế thi đua, khen thưởng Ngành Thanh tra; ngoài ra còn ban hành các kế hoạch phát động thi đua, hướng dẫn về bảng điểm, bình xét thi đua. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ban hành 03 thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng; Quy định xét tặng kỷ niệm chương; Quy trình thủ tục xét tặng các giải thưởng; Quyết định về quy chế thi đua, khen thưởng. Năm 2009 và năm 2016 tổng hợp biên soạn cuốn hệ thống các văn bản Quy phạp pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng. Bộ Công thương ban hành Chỉ thị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; 03 thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng Ngành Công thương và hướng dẫn quy trình, thủ tục hồ sơ tặng các danh hiệu thi đua và 05 Quyết định về Quy chế thi đua, khen thưởng, Quy chế xét tặng kỷ niệm chương. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 03 thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng; hướng dẫn quy trình, thủ tục hồ sơ tặng các danh hiệu thi đua và 17 quyết định, quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong toàn Ngành Khoa học và công nghệ. Bộ Công an ban hành 03 kế hoạch, 03 chỉ thị và 02 thông tư, 04 quyết định cùng nhiều văn bản quy định, hướng dẫn triển khai công tác thi đua, khen thưởng đối với công an các đơn vị địa phương…

  • Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hằng năm đã ban hành Chỉ thị của tỉnh ủy về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; về đổi mới, đẩy mạnh các phong trào thi đua. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch, công văn đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra; quy chế về thi đua, khen thưởng để triển khai thực hiện Luật tại địa phương; quy chế làm việc và các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức các phong trào thi đua, công tác khen thưởng ở các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, kinh tế, an ninh quốc phòng; quy chế quy định tiêu chí khen thưởng trong các phong trào thi đua chuyên đề; quyết định ban hành quy chế, bảng điểm cho các khối thi đua, xét công nhận sáng kiến, quy định về nông thôn mới, các tiêu chí khen chuyên đề, khen đột xuất; đề nghị Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết quy định về tiền thưởng và tặng huy hiệu. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ban hành quy chế làm việc, bảng điểm cho các khối thi đua; kiện toàn hội đồng thi đua, khen thưởng; kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua; Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy định, quy chế xét tặng các giải thưởng, tiền thưởng, thủ tục hồ sơ tặng cờ thi đua; Quy chế làm việc, quy định hình thức tiêu chuẩn, thành lập Hội đồng sáng kiến; Quy chế làm việc, xét công nhận sáng kiến, quy định về nông thôn mới, các tiêu chí khen chuyên đề; Quyết định về chính sách khen thưởng của Uỷ ban nhân dân tỉnh khen thưởng học sinh, nông dân, nghệ nhân, các giải thưởng văn học nghệ thuật; Quy chế chấm điểm nông thôn mới; Chương trình hành động của tỉnh và văn bản chỉ đạo củng cố kiện toàn cụm, khối thi đua…

Nhìn chung, để triển khai Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng, các bộ, ngành, địa phương đã bám sát nội dung của Luật và các văn bản quy định, hướng dẫn để ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thi hành Luật phù hợp với tình hình thực tiễn.

II.            KẾT QUẢ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT

Ban TĐKT Trung ương đã tập trung tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng đến cán bộ, công chức, nhân viên trong toàn Ban cũng như cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng của các bộ, ngành, địa phương trong toàn quốc. Đặc biệt, Ban TĐKT Trung ương đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn các nội dung mới của Luật Thi đua, Khen thưởng, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác về công tác thi đua, khen thưởng đến cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của các bộ, ngành, địa phương trong toàn quốc. Qua các lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong toàn quốc đã nắm vững các quy định, nội dung mới của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng; từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.

Ban TĐKT Trung ương đã soạn thảo, xây dựng tập bài giảng với từng chuyên đề cụ thể để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước. Quán triệt Thông báo số 120-TB/TW ngày 18/01/2013 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Ban TĐKT Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh soạn thảo chuyên đề đưa vào giảng dạy cho các đối tượng học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị; phối hợp với Nhà xuất bản Lao động xuất bản sách Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi, bổ sung năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành để phát hành trong toàn quốc; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cử báo cáo viên giảng bài cho các lớp tập huấn…

Các bộ, ngành, địa phương đã bám sát nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn để ban hành kịp thời các văn bản văn bản chỉ đạo, đôn đốc thi hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn của bộ, ngành, địa phương để triển khai công tác thi đua, khen thưởng theo quy định. Đến nay các bộ, ban, ngành ở trung ương đã hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản để hướng dẫn triển khai thực hiện. Tại địa phương có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi Luật có hiệu lực đã kịp thời ban hành chỉ thị của tỉnh ủy, nghị quyết của hội đồng nhân dân về công tác thi đua, khen thưởng. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch, quy chế về công tác thi đua, khen thưởng và các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức các phong trào thi đua, công tác khen thưởng ở các lĩnh vực và ban hành các văn bản đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra thực hiện…

1.    Kết quả tổ chức thực hiện phong trào thi đua

  1. Kết quả triển khai tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trên toàn quốc
  • Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, “Càng khó khăn càng phải đẩy mạnh phong trao thi đua”, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Hội đồng TĐKT Trung ương luôn quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng. Ban TĐKT Trung ương đã tham mưu trình Bộ Chính trị Đề án “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; trình Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng các năm 2005 và năm 2013; trình Chính phủ ban hành nhiều nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng TĐKT Trung ương phát động 03 phong trào thi đua trọng tâm: Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào “Doanh nhân Việt Nam hội nhập và phát triển”; phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”… gắn các phong trào thi đua với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ban, ngành, địa phương tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước như: Phong trào thi đua “Lao đông giỏi, lao đông sáng tạo”; phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”; phong trào “Dạy tốt, học tốt”; phong trào “Vì an ninh Tổ quốc”; phong trào “Thi đua Quyết thắng”. Đặc biệt phong trào thi đua “Cả nước chung sứ c xây dưng nông thôn mới ” đã được triển khai sâu rộng, đồng bộ, nội dung phong phú, hình thức đa dạng, trở thành phong trào quần chúng, sâu rộng, hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
  • Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động và ban hành Quyết định số 1620/QĐ-TTg về kế hoạch tổ chức phong trào thi đua, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã tích cực hưởng ứng, tổ chức phát động và xây dựng kế hoạch triển khai. Từ năm 2012, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được tập trung chỉ đạo, nhiều địa phương thực hiện đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư, hỗ trợ nâng cao năng lực Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; tích cực đào tạo nghề cho nông dân nhất là các địa phương có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi; công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh hơn; nhiều địa phương quan tâm và có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về nông thôn làm việc; có quy chế khen thưởng cho hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp… Nhiều mô hình mới được triển khai thực hiện hiệu quả như: Chuyển đổi diện tích ven biển để nuôi tôm (tỉnh Nam Định); mô hình mỗi làng một sản phẩm (tỉnh Quảng Ninh); xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên vùng cát ven biển (tỉnh Hà Tĩnh). Phong trào hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, đã có hàng vạn hộ gia đình nông dân tự nguyện dỡ rào, chặt cây và hiến hàng triệu m2 đất, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng và hàng triệu ngày công lao động để xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi xã hội ở địa phương. Từ thực tiễn triển khai trong thời gian qua, có thể khẳng định phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” là một chủ trương đúng, cần thiết, hợp lòng dân, được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đến nay, phong trào đã hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn 01, đang tập trung triển khai giai đoạn 02 và nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% số xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Kết quả tổ chức triển khai tổ chức các phong trào thi đua của các bộ, ngành, địa phương

  • Trong lĩnh vực công thương, xây dựng, giao thông vận tải: Đã tổ chức nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ chính trị được giao và được cụ thể hóa thành những khẩu hiệu để công nhân, người lao động dễ hiểu, dễ nhớ khi thực hiện, tiêu biểu như: Phong trào “Rèn luyện tay nghề thành thợ giỏi, chuyền may giỏi” trong ngành Dệt May. Phong trào “Việc hôm nay không để ngày mai”, “Thi đua thực hành tiết kiệm chống lãng phí, không có ngày, giờ lao động mất an toàn” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được tổ chức thực hiện hiệu quả dưới nhiều hình thức. Phong trào “Kỷ cương, chất lượng, an toàn, hiệu quả” của các đơn vị trong ngành giao thông, vận tải, xây dựng; phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong xây dựng các công trình trọng điểm đã đầu tư, nâng cấp, hoàn thành nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng, xây dựng mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện. Các phong trào hưởng ứng thực hiện “Năm an toàn giao thông”, chương trình “Nhịp cầu yêu thương”, chung tay xây cầu treo dân sinh cho bà con vùng sâu, vùng xa. Phong trào lao động sáng tạo “Năng suất, chất lượng, hiệu quả trên công trình trọng điểm Thủy điện Sơn La”, góp phần đưa công trình về đích sớm 3 năm so với kế hoạch, đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội cho đất nước…
  • Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Đã đẩy mạnh phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sử dụng đất, xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững; phong trào thi đua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất… Các phong trào thi đua “Toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới”; phong trào thi đua liên kết “Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn” đã tạo bước chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao; Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục phát triển và có sức lan tỏa, tạo động lực khích lệ, động viên các hộ nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và giúp đỡ nhau thoát nghèo…
  • Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dịch vụ và du lịch với các phong trào thi đua đã góp phần tạo được mức tăng trưởng khá, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, bảo đảm lưu thông hàng hóa và xuất khẩu. Ngành Ngân hàng đã tổ chức các phong trào thi đua tập trung vào việc xây dựng cơ chế, chính sách, công tác an toàn kho quỹ, hiện đại hóa công nghệ và cải cách hành chính, như phong trào “Thi đua xây dựng cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng có hiệu quả”; phong trào “Thi đua lao động giỏi, huy động vốn, nâng cao chất lượng tín dụng”. Ngành Du lịch mặc dù có những khó khăn, song lượng khách du lịch và thu nhập từ du lịch hàng năm vẫn tăng trưởng. Ngành Tài chính tiếp tục đổi mới, có nhiều phong trào thi đua trong lĩnh vực hải quan, thuế, kho bạc, tiêu biểu như: “Phong trào đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa Hải quan”, “Phong trào người cán bộ kiểm ngân liêm khiết”, phong trào “Thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách” của ngành Thuế… và nhiều phong trào thi đua khác đã góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ, tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
  • Lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua và các cuộc vận động. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”; thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”… tiếp tục được triển khai sâu rộng và có hiệu quả. Hệ thống giáo dục các cấp phát triển cả về quy mô và chất lượng; các giải pháp đổi mới giáo dục, đào tạo được triển khai áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả, chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. Thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động, nhiều tấm gương thầy giáo, cô giáo tâm huyết yêu nghề, yêu trẻ, đạt thành tích xuất sắc đã được các cấp khen thưởng và phong tặng các danh hiệu cao quý.
  • Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phong trào thi đua đã có nhiều sáng tạo, nội dung phong phú, được dư luận hoan nghênh như: Phong trào vận động hiến máu “Lễ hội Xuân Hồng”, “Hành trình Đỏ”; phong trào vận động xây dựng “Quỹ Vì ngày mai tươi sáng”, “Quỹ vòng tay nhân ái”, “Nồi cháo tình thương” để hỗ trợ các bệnh nhân ung thư; phong trào “Thực hiện 12 điều y đức”, “Khám chữa bệnh cho 01 triệu người nghèo”, “Vệ sinh yêu nước – Nâng cao sức khỏe nhân dân”, “Đưa bác sĩ trẻ về phục vụ tại 63 huyện nghèo”… Các phong trào thi đua đã góp phần triển khai có chất lượng các chương trình mục tiêu quốc gia, củng cố hệ thống mạng lưới y tế từ trung ương đến cơ sở, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế tốt hơn, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, các dịch bệnh được kiểm soát, từng bước củng cố niềm tin của nhân dân đối với ngành y tế.
  • Lĩnh vực khoa học, công nghệ đã phát động nhiều phong trào thi đua trong các lĩnh vực: Quản lý, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát huy năng lực sáng tạo của cá nhân, như: Phong trào thi đua “Năng động, sáng tạo vì sự phát triển khoa học, công nghệ Việt Nam”, “Đoàn kết phấn đấu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”… Phong trào thi đua với trọng tâm đưa khoa học về nông thôn được triển khai hiệu quả, đã phổ biến kinh nghiệm, cung cấp thông tin, tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ đến với nông dân. Các phong trào thi đua trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đã thu hút được sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều thành tựu khoa học đã được ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính – viễn thông, tài nguyên – môi trường, y tế… góp phần thúc đẩy tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực then chốt trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
  • Lĩnh vực an sinh xã hội, giải quyết việc làm và dạy nghề: Các phong trào thi đua tiếp tục được triển khai có hiệu quả, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng”, “Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng”… được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, đã huy động tốt mọi nguồn lực trong xã hội và cộng đồng cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đối với những người có công, đối tượng chính sách. Mô hình dạy nghề gắn giải quyết việc làm với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Bình Dương, Nghệ An; giải quyết việc làm cho người đang cai nghiện và sau cai nghiện tại các thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng; các tỉnh: Phú Thọ, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang…; Mô hình đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn ở Yên Bái, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Bình Phước…; Mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, dựa vào cộng đồng ở Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bình Thuận…
  • Lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình, thể dục, thể thao, các phong trào thi đua ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy sức sáng tạo trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động quần chúng đạt nhiều kết quả thiết thực: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với trên 90% gia đình trên toàn quốc tham gia, hơn 16 triệu gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 70% thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đạt tỷ lệ người tham gia luyện tập thường xuyên ngày càng cao…
  • Lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng quân đội nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh, thực sự là động lực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, đã tổ chức nhiều đợt thi đua cao điểm, đột kích có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo quần chúng tham gia và mang lại hiệu quả thiết thực, điển hình như đợt thi đua cao điểm”60 ngày đêm hành động kiểu mẫu” lập thành tích chào mừng, kỷ niêm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; đợt thi đua đột kích “Sáng mãi Điện Biên” chào mừng 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”; phong trào “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng” chào mừng 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam – 25 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân; đơt thi đua đột kích với chủ đề “Thần tốc – Quyết thắng” chào mừng, kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, gắn với kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chỉ tịch Hồ Chí Minh và Đại hội thi đua quyết thắng lần thứ VIII, thứ IX; phong trào “Phất cao Cờ hồng Tháng Tám chào mừng, kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 gắn với kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VIII, thứ IX và gần đây nhất là phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua hướng về biển đảo, ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ…

Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, “Học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân”, “Công an nhân dân, vì nước quên thân, vì dân phục vụ” được duy trì và thực hiện có hiệu quả, trở thành động lực thúc đẩy mỗi cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều thành tích trong bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn trật tự xã hội. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia, đã có trên 700 mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự như: “Xây dựng cụm liên kết bảo vệ an ninh, trật tự”, “Khu dân cư tự quản”, “Ngõ xóm bình yên”, “Tiếng kẻng an ninh”, “Toàn dân tham gia quản lý giáo dục, cảm hoá những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư”… góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

  • Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan tư pháp, nội chính đã đẩy mạnh các phong trào thi đua góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ pháp luật; tham mưu nâng cao chất lượng công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tuyên truyền, vận động nhân dân “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân. Tòa án nhân dân các cấp phát động phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”; Ngành kiểm sát nhân dân với phong trào thi đua thực hiện lời Bác dạy “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”; Bộ Tư pháp với phong trào thi đua “Toàn ngành Tư pháp đồng thuận, vượt khó, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao”; Văn phòng Quốc hội phát động phong trào “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội”.
  • Lĩnh vực đối ngoại, các phong trào thi đua: “Ngoại giao Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế”, “Đoàn kết, dân chủ, trí tuệ” đã hướng thi đua vào việc tập trung nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách ngoại giao phù hợp, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ đất nước. Chủ động tham gia tích cực, có trách nhiệm trong các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Phối hợp đẩy mạnh phong trào thi đua trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần vun đắp niềm tin, niềm tự hào và hướng về Tổ quốc bằng nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, chung tay, chung sức xây dựng quê hương, đất nước qua biện pháp ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân.
  • Lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy nhà nước và chính quyền các cấp

+ Trong công tác xây dựng Đảng, các phong trào thi đua hướng vào việc thực hiện các chủ trương lớn của Đảng như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng”, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XII) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tạo sự chuyển biến tích cực trong các tổ chức đảng và đảng viên, nâng cao trách nhiệm và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng đảng, tỷ lệ tổ chức đảng đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh” ngày càng tăng cao. Các cơ quan Đảng ở Trung ương và địa phương đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, có sức lan tỏa rộng, như: Phong trào “Dân vận khéo” của Ban Dân vận Trung ương, phong trào “Đoàn kết, sáng tạo, tham mưu tốt, phục vụ chu đáo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị” của Văn phòng Trung ương Đảng, phong trào “Bản lĩnh vững vàng – Tận tụy, tiết kiệm – Đoàn kết, trung thực – Sâu sát cơ sở” của Đảng ủy khối cơ quan Trung ương… Các phong trào thi đua đã góp phần nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, xây dựng các đề án, đề xuất các chủ trương, chính sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, tăng cường sự gắn kết giữa Đảng với nhân dân…

+ Trong các cơ quan nhà nước, phong trào thi đua trọng tâm hướng vào việc nâng cao chất lượng phục vụ, cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin, giảm phiền hà cho nhân dân. Phong trào thi đua nâng cao hiệu quả công tác tham mưu của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; thi đua xây dựng nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả” của Bộ Nội vụ… Kết hợp chặt chẽ nội dung các phong trào thi đua với việc xây dựng người cán bộ, công chức “Trung thành, tận tuỵ, sáng tạo, gương mẫu” với tiêu chí cụ thể, thiết thực, mang lại kết quả tích cực. Từng cán bộ, công chức, viên chức đã phấn đấu lao động sáng tạo, tích cực học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác xây dựng đảng, quản lý nhà nước, quản lý ngành; đồng thời, chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách, các chương trình, đề án, chiến lược, các văn bản quản lý nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của bộ, ban, ngành, địa phương và của đất nước.

  • Phong trào thi đua yêu nước của mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cấp, các tổ chức chính trị xã – hội phát động, triển khai đã có bước phát triển mới, hướng về cơ sở, các khu dân cư với nhiều cách làm sáng tạo; nhiều mô hình được xây dựng có hiệu quả, ngày càng được nhân rộng, huy động được tiềm năng, sức sáng tạo và sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân và đoàn viên, hội viên, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Xây dựng nhà đại đoàn kết”, đã khơi dậy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Các tổ chức chính trị – xã hội, các hội đoàn thể đã chủ động, tích cực triển khai các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả, tiêu biểu như: Phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thi đua liên kết trên các công trình trọng điểm” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” của Hội Nông dân Việt Nam. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Hội Cựu chiến binh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Cựu chiến binh hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn mới”. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội sinh viên đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sáng tạo, phù hợp với tuổi trẻ như “Thanh niên tình nguyện”, “Mùa hè xanh”, “Xung kích phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, vận động xây dựng “Ngân hàng bò” cho người nghèo. Hội Người cao tuổi Việt Nam với phong trào “Ông, bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Hội Khuyến học Việt Nam triển khai phong trào thi đua “Học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng”… cùng nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động có ý nghĩa của các tổ chức đoàn thể, tổ chức hội đã thực sự đi vào cuộc sống, đã khơi dậy, động viên, lôi cuốn được đông đảo đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, tạo khí thế sôi nổi, tăng thêm tinh thần đoàn kết gắn bó giữa thành viên trong cộng đồng xã hội.

  • Các địa phương đã căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tiễn hằng năm phát động các phong trào thi đua phù hợp góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hộ, triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, tiêu biểu là: Thành phố Hà Nội có các phong trào thi đua: “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”… Tỉnh Hưng Yên có phong trào thi đua “Cùng cả nước chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”; “Tuổi trẻ Hưng Yên Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Xây dựng gia đình 05 không 03 sạch. Thành phố Hồ Chí Minh phong với trào thi đua “Xây dựng bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến”, “Doanh nghiệp đồng hành cùng thành phố đổi mới và phát triển”; “Thanh niên thành phố lập nghiệp và khởi nghiệp giai đoạn 2017 2022”. Tỉnh Nam Định với phong trào thi đua “Lập thành tích kỷ niệm 750 năm Thiên trường – Nam Định”.

2. Công tác tuyên truyền, xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến

Công tác tuyên truyền, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến là một trong những trọng tâm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng Hội đồng TĐKT Trung ương đã tham mưu, tư vấn cho Đảng, Nhà nước trong công tác ban hành chủ trương, chương trình, kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật về khen thưởng…

Ban TĐKT Trung ương đã chủ động phối hợp với với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến; ký kết chương trình phối hợp; phát hiện, giới thiệu các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tuyên truyền; phối hợp xây dựng nội dung chuyên đề về thi đua, khen thưởng… Các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước đã xây dựng nhiều chương trình, chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền về các phong trào thi đua, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, điển hình là: Báo Nhân dân với chuyên mục “Gương sáng, việc hay Hà Nội”, “Người tốt, việc tốt”, “Những việc làm vì dân – Những việc làm phiền dân”; Đài Truyền hình Việt Nam thường xuyên phát sóng chuyên mục “Việc tử tế”, “Sinh ra từ làng”; Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng chuyên mục “Những bông hoa đẹp”, “Cửa sổ nhân ái”; Báo Quân đội nhân dân với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Báo Hà Nội mới mở chuyên mục “Nét đẹp người Thủ đô”; Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) với chuyên mục “Gương sáng soi chung”, để biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong cả nước…

Trên cơ sở chương trình phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, Ban Thi đua – Khen thưởng các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ và Báo, Đài Phát thanh – Truyền hình mở các chuyên trang, chuyên mục, xây dựng nhiều tin bài, phóng sự, phim tài liệu về các phong trào thi đua và giới thiệu các điển hình tiên tiến; tổ chức các cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, sáng tác ca khúc về thi đua… tạo không khí sôi nổi ở nhiều địa phương như: Thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh: Quảng Ninh, Lào Cai, Lai Châu, Thái Nguyên, Gia Lai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh…

Các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động để kịp thời động viên, khích lệ và nhân rộng các điển hình thông qua nhiều hình thức: Tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh; tổ chức gặp mặt, nói chuyện, giao lưu với các điển hình tiên tiến; tổ chức các cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt; xuất bản tạp chí, tập san chuyên đề giới thiệu các điển hình tiên tiến như: Thành phố Hà Nội hơn 20 năm duy trì biểu dương gương “Người tốt, việc tốt”; Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức tuyên dương các điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam biểu dương cán bộ mặt trận cơ sở, khu dân cư tiêu biểu; Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam hàng năm tổ chức biểu dương công nhân lao động giỏi, lao động sáng tạo… Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tổ chức gặp mặt, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, như: 100 điển hình trong phong trào hiến máu tình nguyện, 100 trí thức trẻ tiêu biểu; 100 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, thực hiện cánh đồng mẫu lớn, 110 cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu, các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu… qua đó góp phần khích lệ, nêu gương, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua, vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đảng, Nhà nước, Hội đồng TĐKT Trung ương và các cấp, các ngành đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều đổi mới trong công tác thi đua, khen thưởng. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương đã kịp thời phát hiện, biểu dương và khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc, góp phần khích lệ, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhìn chung, phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng trong cả nước đã từng bước được đổi mới với nhiều hình thức, nội dung phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các phong trào thi đua đã trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Qua các phong trào thi đua yêu nước đã có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, được các ngành, các cấp khen thưởng. Chất lượng công tác khen thưởng ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua; thực hiện chế độ, chính sách góp phần ổn định chính trị xã hội. Việc bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến có bước chuyển tích cực. Ban TĐKT Trung ương đã phối hợp với một số ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các cơ quan truyền thông đại chúng có nhiều hình thức tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt”…

3. Thực hiện chính sách khen thưởng

Từ khi có Luật và Nghị định của Chính phủ, công tác khen thưởng đã đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật, chất lượng được nâng lên; việc thẩm định hồ sơ khen thưởng và đề nghị khen thưởng của các cấp, các ngành đã đảm bảo thực hiện theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích, khen thưởng người lao động trực tiếp, góp phần động viên, giáo dục, nêu gương trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các loại hình khen thưởng (khen thưởng thường xuyên, khen đột xuất, khen thưởng theo niên hạn, khen thưởng tổng kết các giai đoạn cách mạng và khen thưởng đối ngoại) được triển khai ở các cấp, các ngành kịp thời và thiết thực. Việc khen thưởng tổng kết các giai đoạn cách mạng đến nay đã cơ bản hoàn thành. Ban TĐKT Trung ương đã tập trung  đôn đốc, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết cơ bản

công tác khen thưởng thàn h tích kháng chiến; trong đó, tâp trung viêc phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Huân chương Độc lâp cho gia đình có nhiêù liêṭ sĩ. Chất lượng công tác khen thưởng ngày càng được nâng cao góp phần thúc đẩy phong trào thi đua; thực hiện chế độ chính sách ổn định. Các hình thức khen thưởng: thường xuyên, đột xuất, chuyên đề, niên hạn, quá trình cống hiến, đối ngoại, khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân lao động trực tiếp được các bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn.

Thời gian qua các bộ, ban, ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo và có những giải pháp cụ thể để tăng cường khen thưởng nhiều hơn cho công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác như: Đã ban hành thông tư, quy chế quy định về công tác thi đua, khen thưởng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khen thưởng; quy định tỷ lệ, đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ khen thưởng cho người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; bình xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo từng nhóm đối tượng…; thông qua việc phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để khen thưởng kịp thời.

Những năm gần đây, công tác khen thưởng đối với người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu… đã có nhiều chuyển biến tích cực: Khen thưởng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm tỷ lệ trên 50%. Khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động các hạng, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc chiếm tỷ lệ 15%. Qua số liệu khen thưởng trong 13 năm (2004 – 2017) cho thấy tỷ lệ khen thưởng theo công trạng và thành tích hàng năm đạt được chiếm 14,33%; khen thưởng theo niên hạn cho lực lượng vũ trang chiếm 63.15%; khen thưởng cống hiến và Thông tri 38/TT-TW là 0,51%; khen thưởng kháng chiến chiếm 20,66%, các danh hiệu vinh dự nhà nước chiếm 1,35% trên tổng số khen thưởng; trong đó các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước chiếm 89,90%, các hình thức khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ chiếm 10,10% ,

Thực hiện Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg về tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, trong 07 năm (2010 – 2016) có 23 bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ 48 giải thưởng, trong đó có 30 giải thưởng được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép tổ chức. Việc tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng đã đi vào nền nếp và thực chất hơn phát huy được tác dụng trong tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệp.

Trên cơ sở các quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành, các bộ, ban, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện công tác khen thưởng đảm bảo chính xác, kịp thời, bám sát các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn và bảo đảm trình tự, thủ tục, hồ sơ đúng quy định theo tinh thần cải cách hành chính. Các trường hợp được khen thưởng chủ yếu là những tập thể, cá nhân tiêu biểu, đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, chấp hành tốt chính sách, pháp luật. Các tấm gương dũng cảm trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, những cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất trong đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được các cấp tổ chức trao thưởng ngay tại khu dân cư, kết hợp với tuyên truyền gương người tốt, việc tốt…

(Kèm theo kết quả và tỷ lệ khen thưởng cấp nhà nước từ năm 2004 – 2017).

4. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng.

Ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Thi đua, Khen thưởng, Ngày 21/5/2004, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, để củng cố cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2004/NĐ-CP ngày 25/8/2004 thành lập Ban TĐKT Trung ương là cơ quan thuộc Chính phủ, giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước.

Ban TĐKT Trung ương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 về tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng. Bộ Nội vụ có Văn bản số 3499/BNV-TCBC ngày 29/11/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Thi đua – Khen thưởng trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) có cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân (hiện nay thuộc Phòng Nội vụ);. Cấp xã (phường, thị trấn) nhiều địa phương đã bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng. Các bộ, ban, ngành, địa phương đã triển khai thành lập các Vụ (Phòng, Ban) Thi đua – Khen thưởng.

Nhìn chung, trong thời kỳ này bộ máy tổ chức và cán bộ ở các bộ, ban, ngành, địa phương đã được củng cố và đi vào hoạt động, thực hiện chức năng tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

Thực hiện chủ trương Bộ đa ngành, đa lĩnh vực, Chính phủ đã có Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 08/8/2007 chuyển Ban TĐKT Trung ương vào Bộ Nội vụ; Ban TĐKT Trung ương có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban TĐKT Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ. Ở các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương, bộ máy tổ chức được kiện toàn, sắp xếp tổ chức theo Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005, Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ và Thông tư số 01/2010/TT-BNV ngày 16/4/2010 của Bộ Nội vụ. Tính đến năm 2012 trên toàn quốc có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Ban Thi đua – Khen thưởng là tổ chức tương đương cấp Chi cục trực thuộc Sở Nội vụ. Trong tổng số 78 bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước có 12 bộ, ngành đã thành lập Vụ Thi đua – Khen thưởng, còn lại chủ yếu là cấp phòng hoặc bộ phận thuộc Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Văn phòng; một số bộ, ban, ngành chỉ có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện và sở, ban, ngành cấp tỉnh, theo thống kê có khoảng 50% số đơn vị bố trí được 01 cán bộ chuyên trách, một số ít quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có 02 cán bộ chuyên trách, phần lớn số đơn vị còn lại phân công 01 cán bộ thuộc Phòng Nội vụ kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng. Đối với cấp xã, phường, thị trấn theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp xã được bố trí cán bộ làm thi đua, khen thưởng kiêm nhiệm, phần lớn do cán bộ làm công tác văn hóa – xã hội, cán bộ làm công tác thống kê hoặc cán bộ làm công tác văn phòng đảm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời kiêm nhiệm nhiều công tác khác.

Từ tháng 02/2015 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban TĐKT Trung ương được thực hiện theo Quyết định số 05/2015/QĐ-TTg và Quyết định số 168/2007/QĐ-TTg ngày 05/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế hoạt động của Hội đồng TĐKT Trung ương. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công chức, viên chức, người lao động của Ban TĐKT Trung ương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ là Cơ quan thường trực của Hôị đồng TĐKT Trung ương và tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thi đua, khen thưởng trong toàn quốc.

Ngày 31/10/2014 Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quy định: “Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo, thi đua – khen thưởng của từng địa phương, Giám đốc Sở Nội vụ có thể phân công Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm nhiệm Trưởng ban Ban Tôn giáo hoặc kiêm nhiệm Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng, nhưng không được vượt quá số lượng Phó Giám đốc Sở Nội vụ quy định”.

Ngày 01/9/2016 Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ quy định: “Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc bộ, trừ trường hợp đặc biệt”.

Hiện nay tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, gồm 88 đầu mối thì có 14/88 thành lập cấp Vụ thi đua, khen thưởng và 38/88 thành lập cấp Phòng thi đua, khen thưởng, còn lại 36 đầu mối chỉ có cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng. Tại địa phương có 33/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Trưởng ban Thi đua, Khen thưởng tỉnh không phải là Phó Giám đốc sở Nội vụ, một số tỉnh chỉ có Phụ trách Ban không có Trưởng Ban, có tỉnh Trưởng ban là cán bộ chuẩn bị chờ nghỉ hưu… Tổ chức bộ máy của Ban TĐKT bộ, ngành và cấp tỉnh không ổn định, luôn đứng trước sự thay đổi, nên đội ngũ công chức, viên chức chưa thực sự yên tâm công tác.

5. Hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp

  • Hội đồng TĐKT Trung ương đã tham mưu, tư vấn cho Đảng, Nhà nước trong công tác ban hành chủ trương, chương trình, kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật về khen thưởng… Tham mưu để Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” làm nòng cốt cho các phong trào thi đua trong cả nước và trở thành phong trào thi đua trọng tâm trong cả nước giai đoạn 2011 – 2015 và những năm tiếp theo. Tổ chức chia cum, khối thi đua; bình xét và đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chí nh phủ” và “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” cho các tập thể tiêu biểu, dân đầu phong trào thi đua hàng năm.
  • Đầu các nhiệm kỳ đại hội Đảng, Ban TĐKT Trung ương đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị phát độn g phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiêm vu ̣phát triên̉ kinh tế, xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc. Ban hành kế hoac̣ h và tổ chức kiểm tra, giám sát các bộ, ngành, địa phương tổ chức phong trào thi đua và thưc hiên chính sách khen thưởng…
  • Hôi đồng TĐKT Trung ương đã ban hành kế hoac̣ h và chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến, Đại hội thi đua các cấp và tham mưu cho Đảng, Nhà nước tổ chức thành công 03 kỳ Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc (lần thứ VII năm 2005; lần thứ VIII năm 2010; lần thứ IX năm 2015) để tổng kết phong trào thi đua qua các giai đoạn và biểu dương, tôn vinh các tâp̣ thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hộị. Các anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc, những tấm gương tiêu biểu, gương “Người tốt, viêc tốt” đã thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các bộ, ngành, địa phương tích cực tham mưu ban hành chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phát động nhiều
  • phong trào thi đua phù hơp tình hình thưc tiêñ, Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự, đảng đoàn, đảng ủy các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương cũng như chính quyền, Mặt trận các cấp, các ngành đã ban hành văn bản chỉ đạo, thông tư, quy chế, quy định; tích cực hưởng ứ ng các phong trào thi đua do Chủ tic̣ h nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

6. Hoạt động của cụm, khối thi đua

6.1. Những kết quả đạt được

  • Ban TĐKT Trung ương đã tham mưu cho Hội đồng TĐKT Trung ương chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thành lập các cụm, khối thi đua trong cả nước (gồm 08 khối thi đua các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và 09 cụm thi đua các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); tổ chức ký giao ước thi đua, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, bình xét và đề nghị Chính phủ tặng Cờ thi đua các đơn vị dẫn đầu cụm, khối thi đua hàng năm. Qua tổ chức thi đua theo mô hình cụm, khối, đã tạo được sự liên kết phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức phong trào thi đua ở các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương. Ban TĐKT Trung ương đã tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch để các thành viên Hội đồng TĐTĐ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Hoạt động của các cụm, khối thi đua hiện nay tiếp tục được duy trì và có những đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Căn cứ hướng dẫn của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, các cụm, khối thi đua đã ban hành quy chế, kế hoạch hoạt động, xây dựng thang bảng điểm thi đua trên nguyên tắc chung và có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù của mỗi cụm, khối thi đua.

  • Từng đơn vị trong cụm, khối đã kịp thời phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để chỉ đạo và theo dõi thường xuyên tình hình tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng. Các phong trào thi đua được triển khai kịp thời đến các đơn vị cơ sở, nội dung thi đua gắn với việc thực hiện tốt các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước như: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội; cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Bên cạnh việc triển khai các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và cơ quan Trung ương phát động, các đơn vị trong cụm, khối thi đua còn tích cực tổ chức phát động thi đua theo đợt, theo chuyên đề nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, khắc phục khó khăn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội của từng bộ, ngành, địa phương và của đất nước.
  • Các cụm, khối thi đua đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên, là cầu nối để các đơn vị trao đổi ý kiến chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao, như: Tổ chức hội thảo, tọa đàm để trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng (như: Khối thi đua các cơ quan của Đảng; Khối thi đua Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng, Khối các bộ ngành kinh tế, Cụm 05 thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh miền Núi phía Bắc,…). Tổ chức tham quan, khảo sát thực tế, để học tập các mô hình, điển hình tiên tiến (như: Khối các bộ, ngành tổng hợp, Khối các bộ, ngành khoa học – văn hóa – xã hội, Cụm thi đua các tỉnh đồng bằng Sông Hồng…). Tổ chức lồng nghép việc sơ, tổng kết với giới thiệu, tôn vinh các điển hình tiên tiến, mô hình mới (như: Khối thi đua các tổ chức chính trị – xã hội, Khối thi đua các ngành văn hóa, xã hội, Cụm thi đua các tỉnh Tây Nam bộ, Cụm thi đua các tỉnh Đông Nam bộ, Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên, Cụm thi đua các tỉnh Trung du và miền Núi phía Bắc, Cụm thi đua các tỉnh biên giới phía Bắc…). Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, giao lưu văn nghệ, thể thao, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa các đơn vị (Khối thi đua các Tổng Công ty, Khối thi đua các Ban Đảng…). Một số khối đã phối hợp có hiệu quả trong thi đua thực hiện công tác an sinh xã hội, xây dựng các công trình trọng điểm (như: Khối Thi đua các tổ chức chính trị – xã hội, Khối thi đua các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước…).
  • Thông qua các hoạt động của các cụm, khối, các đơn vị thành viên đã có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng tiêu chí và nội dung thi đua phù hợp thiết thực. Lãnh đạo các bộ, ngành, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trung ương và các địa phương đã nêu cao trách nhiệm và trực tiếp tham dự hoạt động của các cụm, khối thi đua.

6.2 Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những mặt đã làm được như trên, hoạt động của các cụm, khối thi đua còn có một số mặt hạn chế:

  • Các văn bản hướng dẫn về tổ chức, hoạt động cụm, khối thi đua tuy đã được điều chỉnh và hoàn thiện nhưng chưa đáp ứng với thực tiễn hết sức đa dạng, phong phú các bộ, ngành, địa phương, từng cụm, khối thi đua. Việc phân chia cụm, khối còn có những điểm chưa hợp lý, như: Số lượng các đơn vị trong từng cụm, khối chưa đồng đều; có cụm thi đua gồm các tỉnh có địa bàn rộng, cách xa nhau, gây khó khăn trong công tác phối hợp và tổ chức các hoạt động của cụm; một số khối thi đua các đơn vị trong khối chưa có tính chất tương đồng, còn có sự đan xen giữa các bộ quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp…
  • Quy chế hoạt động của cụm, khối thi đua gắn với cơ cấu, thang bảng điểm, chỉ tiêu thi đua còn mang tính định tính. Kết quả đánh giá thi đua chưa phản ánh đúng thực chất công tác thi đua, khen thưởng của từng bộ, ngành, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trung ương và các địa phương trong cụm, khối thi đua. Việc xem xét, đánh giá thi đua chủ yếu dựa vào báo cáo của các đơn vị mà chưa có nhiều kênh thông tin khác để thẩm định một cách khách quan. Mặt khác, cũng do điều kiện từng ngành, lĩnh vực, địa phương nên có nơi, có đơn vị luôn nhận được Cờ, nhưng có nơi, có đơn vị rất khó có thể được suy tôn. Việc chấm điểm bình xét đề nghị tặng Cờ Thi đua của Chính phủ chủ yếu do các đơn vị tự chấm, vì vậy một số cụm khối việc bình xét, xếp loại còn cảm tính, nể nang, có tính chất luân phiên…
  • Hoạt động của một số cụm, khối thi đua mặc dù đã có sự đổi mới tuy nhiên vẫn còn mang tính hình thức, chưa có nhiều hoạt động thực chất, tính kết nối giữa các tỉnh, thành viên chưa sâu rộng, đặc biệt là sự kết nối về kinh tế – xã hội chưa rõ, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh hoạt động của cụm thi đua các tỉnh, thành phố vẫn tồn tại các cụm thi đua do các bộ, ngành tổ chức đối với các sở, ngành của các tỉnh, thành phố, việc này thực hiện chưa có sự thông nhất và có sự trùng chéo.

7. Thực hiên các nhiệm vu ̣khác

  • Để nâng cao chất lương công tác thi đua, khen thưởng, Ban TĐKT Trung ương đã quan tâm nghiên cứ u, xây dưng môt số đ ề án, đề tài cấp nhà nước và đề tài cấp bộ, Phối hơp với Hoc viên Chính tri ̣quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu, đưa chương trình bài giảng về công tác thi đua, khen thưởng trong các trường chính trị cấp tỉnh, Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, triển khai thực hiện các quy định của Luật và các văn bản quy điṇ h chi tiết, văn bản hướng dẫn cho đội ngũ công chức, viên chức chuyên trách và bán chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra qua đó phát hiên và đề xuất giải quyêt́ những sai sót trong tổ chức thực hiện; đồng thời kiến nghi,̣ đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp. Thưc hiên tốt công tác tiêṕ dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về công tác khen thưởng và thưc hiên chính sách pháp luât khen thưởng, Công tác tra cứu, xác nhận khen thưởng; cấp đổi, cấp lai bằng và xác nhân thành tích cho tổ chức, cá nhân được chú trọng. Việc cải cách hành chính được coi trọng đi đôi với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành (Công khai các thủ tục hành chính; triển khai ứng dụng ISO: 9001-2008; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý công tác thi đua, khen thưởng; “Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử” trong cả nước…). Tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở một số nước nhằm nâng cao hiêu quả công tác tham mưu…

Các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm công tác bồi dưỡng nghiệp vụ; cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT

Sau khi Quốc hội ban hành Luật Thi đua, Khen thưởng đến nay công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chủ trương, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng ngày càng được hoàn thiện; đặc biệt, Bộ Chính trị đã thông qua Đề án “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, là những quan điểm chỉ đạo, định hướng quan trọng để các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã tập trung nghiên cứu, tham mưu với Bộ Nội vụ trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, tạo cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện để quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Các phong trào thi đua yêu nước có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, thiết thực và hiệu quả hơn. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã chủ động và phối hợp để tổ chức các phong trào thi đua, bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, được đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng. Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tạo động lực mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nên được người dân đồng tình hưởng ứng, trở thành phong trào thi đua trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016-2020, huy động được cả hệ thống chính trị tham gia, tạo bước chuyển biến trong các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến được quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến rõ nét.

Công tác khen thưởng đã có tác dụng động viên, cổ vũ kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đã chủ động khen thưởng kịp thời các trường hợp có thành tích đột xuất, người lao động trực tiếp lao động, sản xuất, công tác… Ban Thi đua

  • Khen thưởng Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể để phát hiện, quan tâm đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước cho người lao động, cá nhân, tập thể ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo… Việc phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và khen thưởng kháng chiến được tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tốt.

1.     Ưu điểm

  • Trên cơ sở các quy định của Luật, vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng được tăng cường. Công tác thi đua, khen thưởng dần đi vào nề nếp, các phong trào thi đua đã thực sự góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và của các bộ, ngành, địa phương. Phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu, rộng trong cả nước. Công tác khen thưởng đã kịp thời động viên, khích lệ, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong lao động, sản xuất, công tác…
  • Luật là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng bằng pháp luật, là cơ sở cho việc nghiên cứu, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
  • Luật quy định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành và lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, nâng cao trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên một bước. Từ đó việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đã được các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tích cực quan tâm hơn trong công tác xây dựng củng cố bộ máy tổ chức và cán bộ, xây dựng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phát động phong trào thi đua. Các bộ, ban, ngành, địa phương đã chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra phong trào thi đua; tổ chức ký giao ước thi đua, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm; biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích. Qua đó, phong trào thi đua đã có những tác dụng thiết thực, trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.
  • Luật quy định đối tượng, nguyên tắc, phạm vi, nội dung, hình thức các danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng… tạo cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua và công tác khen thưởng; là cơ sở pháp lý tạo sự thống nhất, bình đẳng trong công tác khen thưởng, khắc phục bệnh thành tích, nâng cao rõ rệt chất lượng khen thưởng.
  • Luật đã kế thừa và phát huy truyền thống thi đua yêu nước là động lực to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là đạo lý uống nước nhớ nguồn, góp phần xây dựng nền văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc; đồng thời có tác dụng to lớn trong công tác vận động quần chúng nhân dân hưởng ứng các chủ trương, các cuộc vận động lớn do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; là công cụ quản lý Nhà nước; là một trong những biện pháp xây dựng con người mới có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong các tầng lớp nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Những tồn tại, hạn chế

2.1 Về tổ chức triển khai các phong trào thi đua

  • Sau 13 năm thực hiện Luật đã bộc lộ những bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn (có ý kiến cho rằng việc tham gia phong trào thi đua là tự nguyện, tự giác trên cơ sở vận động quần chúng, không thể quy định bắt buộc…).
  • Nhận thức về vị trí, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng ở một số cơ quan, tổ chức, người đứng đầu chưa đầy đủ, sâu sắc, còn nặng về biện pháp hành chính, tổ chức nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động, nhưng việc phối hợp lồng ghép phong trào thi đua của các bộ, ban, ngành, địa phương, các tổ chức quần chúng, các cuộc vận động với nhau còn lúng túng, dẫn đến chồng chéo; việc khắc phục khâu yếu, mặt yếu chuyển biến còn chậm, nhất là trong việc tổ chức, thực hiện các phong trào thi đua ở cơ sở, phát huy dân chủ, an toàn giao thông; việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưa
  • Cơ quan tham mưu về thi đua, khen thưởng, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, tham mưu đề xuất cho lãnh đạo các cấp. Cơ chế hoạt động công tác thi đua, khen thưởng có nơi còn trùng lắp, chồng chéo, hiệu quả chưa cao, nhất là vai trò của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng ở cơ sở. Hiện tượng chạy theo thành tích vẫn còn tồn tại, làm suy giảm giá trị, tác dụng của phong trào thi đua.
  • Tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chưa đồng đều ở các vùng miền và các thành phần kinh tế (đặc biệt vùng nông thôn, địa bàn dân cư, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa được quan tâm chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua). Nhiều nơi phong trào thi đua còn hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân; hiệu quả, tác dụng của các phong trào thi đua còn chưa cao. Môt số nơi phong trào thi đua còn hình thứ c, chưa gắn kết thi đua với thực hiện nhiệm vụ chính trị; nội dung, tiêu chí thi đua chưa cụ thể, chưa gắn với lợi ích của người lao động. Một số bộ, ngành, địa phương công tác khen thưởng chưa bám sát các phong trào thi đua, chưa lấy kết quả phong trào thi đua làm căn cứ, cơ sở để khen thưởng nên tác dụng khen thưởng chưa cao; một số trường hợp còn thiếu chính xác, nể nang, cào bằng, có đơn vị báo cáo không trung thực, chạy theo thành tích; cá biệt còn có tâp thể, cá nhân được khen thưởng, nhưng thành tích chưa tiêu biểu và tao sứ c lan tỏa…
  • Công tác tổ chức, chỉ đạo phát động, thực hiện phong trào thi đua yêu còn có hạn chế: nhiều cơ quan, đơn vị nhất là các cơ quan hành chính nhà nước chưa thực hiện tốt quy trình tổ chức phát động thi đua, như việc đăng ký thi đua không được thực hiện; nội dung thi đua không cụ thể, không bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị; hình thức thi đua không phong phú; công tác kiểm tra, đánh giá thi đua chưa được coi trọng, bình xét thi đua nể nang, cào bằng, do vậy việc tổ chức phát động, thực hiện phong trào thi đua còn hình thức và tác dụng chưa Nguyên nhân của tình hình trên là do: một số cấp ủy đảng chưa quan tâm lãnh đạo công tác thi đua, khen thưởng; nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của thi đua, khen thưởng; bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng không ổn định, năng lực tham mưu với cấp ủy đảng, các cấp chính quyền của cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế.

2.2 Về công tác khen thưởng

  • Luật có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan đến cả hệ thống chính trị, các cơ quan nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp; tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp; các dân tộc, vùng, miền; các tôn giáo và chức sắc tôn giáo; các thành phần trí thức, công nhân, nông dân; các lứa tuổi thanh niên, thiếu niên, người cao tuổi; các tổ chức hội; các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng cụ thể của Luật chủ yếu tập trung vào đội ngũ là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động, công tác qua các thời kỳ, Luật hiện hành chưa bao quát, cụ thể đối tượng đông đảo quần chúng trong cả nước (công nhân, nông dân, trí thức…). Các quy định về tiêu chuẩn còn chung chung, chưa cụ thể, định tính, chưa định lượng, phải điều chỉnh bằng nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn; do đó các văn bản quy phạm thường xuyên phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 đã có quy định điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng cho nông dân, người lao động trực tiếp; nhưng hiện nay trong quá trình tổ chức thực hiện nhiều nơi thực hiện chưa nghiêm dẫn đến khen thưởng không trúng thành tích, khen thưởng chưa kịp thời, việc khen thưởng vẫn tập trung nhiều vào cán bộ lãnh đạo, quản lý.
  • Luật xây dựng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng chưa phù hợp ở các cấp, nhất là ở cấp cơ sở; đặc biệt chưa có những quy định ràng buộc chặt chẽ, có hệ thống để tạo ra mô hình khen thưởng theo hình chóp; một số quy định về thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng còn thể hiện sự

bất cập, không hợp lý; quy định tiêu chuẩn của một số danh hiệu thi đua và khen thưởng cao, nhưng tiêu chuẩn lại thấp hơn dẫn đến xu hướng dồn lên các hình thức khen thưởng cấp bộ và cấp nhà nước. Khen thưởng nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý; khen thưởng tập thể nhỏ và lao động trực tiếp còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào các kỳ đại hội.

  • Luật quy định thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, nhưng các tiêu chuẩn để xét khen thưởng theo Luật thì lại mang tính niên hạn, cộng dồn thành tích, trình tự từ thấp đến Ngoài ra, quy định đối với khen thưởng cấp cao là phải đạt thành tích liên tục, nếu bị gián đoạn thì phải bắt đầu lại từ đầu, điều này không chỉ mang tính cộng dồn thành tích theo thâm niên mà còn làm giảm tính phấn đấu của người lao động, không khuyến khích được sự nỗ lực của cá nhân (hình thức này chỉ phù hợp với khen thưởng theo niên hạn đối với lãnh đạo hoặc đối với lực lượng vũ trang theo quy định hiện hành). Luật chưa quy định về quy trình thủ tục, hồ sơ khen thưởng đối với tập thể, cá nhân khi cấp trên phát hiện có thành tích đột xuất tiêu biểu xuất sắc.
  • Công tác phát hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích trong thực hiện nhiệm vụ đột xuất chưa kịp thời và ít được chú trọng, còn nặng về khen thưởng thành tích tổng hợp của một số năm nhất định, nhất là việc đề nghị các hình thức khen thưởng bậc cao đang có xu hướng tập trung vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống. Việc xét, đề nghị khen thưởng trong sơ kết, tổng kết nhiệm vụ, nhất là khen thưởng theo chuyên đề còn có biểu hiện tràn lan, cào bằng, đề nghị mức khen cao hơn thành tích, đẩy khen lên trên, khen cơ quan nhiều hơn đơn vị, khen cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy nhiều hơn cho người trực tiếp làm nhiệm vụ. Công tác giải quyết tồn đọng khen thưởng thành tích các cuộc kháng chiến và khen thưởng niên hạn chưa dứt điểm; quy trình, thủ tục khen thưởng còn phức tạp, rườm rà, không kịp thời, làm giảm ý nghĩa, tác dụng của khen thưởng.
  • Luật hiện hành quy định nhiều hình thức khen thưởng cấp nhà nước (hiện nước ta có 26 hình thức khen thưởng với 42 cấp độ khen thưởng). Thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước gồm (Huân chương 10 loại, Huy chương 04 loại, Danh hiệu vinh dự Nhà nước 08 loại và 02 loại giải thưởng. Thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (Cờ thi đua của Chính phủ, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ) và các hình thức khác thuộc thẩm quyền của các cấp, các ngành….). Trên thực tế từ khi thực hiện Luật đến nay tỷ lệ khen thưởng cấp nhà nước chưa cân đối trong từng lĩnh vực, số lượng khen thưởng nhiều tập trung chủ yếu vào khen niên hạn, khen quá trình cống hiến… Một số chủ trương chính sách của Đảng về thi đua, khen thưởng chưa được thể chế hoá; một số quy định về thủ tục, hồ sơ còn rườm rà, phức tạp chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính (cụ thể: Một hồ sơ đề nghị khen thưởng phải làm từ dưới cơ sở lên đến 6, 7 tháng sau đó thủ tục được tiến hành từ Ban TĐKT xét duyệt đến Sở, họp Hội đồng, xin ý kiến Ban Thường vụ, trình Chủ tịch UBND).
  • Việc trích lập quỹ thi đua, khen thưởng chưa huy động được các nguồn lực để thực hiện tốt việc khen và thưởng. Thực tế nhiều đơn vị có khen nhưng không có thưởng (hầu hết ở các bộ, ngành khi tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc các tỉnh, thành phố không có tiền thưởng do khen thưởng nhiều và không có quỹ khen thưởng, trừ những đơn vị quản lý toàn diện).

2.3 Về tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng

Bộ máy tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng thiếu ổn định luôn có sự thay đổi, không thống nhất (trong 70 năm qua, Ban TĐKT Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương…Từ năm 2007 Ban TĐKT Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh hoạt động còn nhiều khó khăn, bất cập thủ tục hành chính rườm rà, phúc tạp. Công tác kiện toàn tổ chức chưa đi đôi với việc bố trí, phân công cán bộ và xây dựng chức danh, tiêu chuẩn cán bộ. Do bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều bất cấp, nên việc tham mưu với cấp ủy, chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế.

3. Nguyên nhân

3.1.  Nguyên nhân chủ quan:

Trước hết, về nhận thức tuy có sự chuyển biến so với trước khi có Chỉ thị 39-CT/TW và Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XI) “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, song trước yêu cầu đổi mới đất nước, cùng với sự vận hành của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhiều cấp uỷ Đảng chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức, có nơi còn tình trạng khoán cho tổ chức thi đua, khen thưởng và cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng; coi nhẹ về chỉ đạo thi đua, nặng về khen thưởng; chưa đầu tư thời gian tương xứng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các phong trào thi đua. Phương châm “Cả hệ thống chính trị làm công tác thi đua, khen thưởng” chưa được các cấp uỷ Đảng quan tâm đầy đủ. Nhiều cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và người đứng đầu bộ, ngành, đia phương chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tác dụng to lớn của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; dẫn tới thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; thiếu quan tâm củng cố kiện toàn bô ̣ máy tổ chức, Đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm nên chưa đáp ứng yêu cầu về công tác tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, Hiêu lưc, hiêu quả trong công tác quản lý nhà nước; cải cách thủ tục hành chính…còn hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

–    Luật mới được xây dựng mà đối tượng điều chỉnh quá rộng (các tầng lớp nhân dân trong nước và nước ngoài, thành phần, lứa tuổi, tôn giáo, an ninh quốc phòng…) nên chưa bao quát hết được. Một số bộ, ngành và địa phương chưa chấp hà nh nghiêm quy điṇ h của Luâṭ, tổ chức nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động, nhưng việc phối hợp lồng ghép các phong trào thi đua của các ngành, các tổ chức quần chúng, các cuộc vận động còn lúng túng, dẫn đến chồng chéo; việc khắc phục khâu yếu, mặt yếu chuyển biến chậm, việc sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưa cao. Có trường hợp đề nghị vận dụng khen thưởng chưa đúng quy định của Luật; bình xét danh hiệu thi đua và khen thưởng còn nể nang, cào bằng, luân phiên. Chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng về thi đua, khen thưởng còn chậm, có nơi triển khai còn hình thức, chất lượng thấp.

  • Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng chưa thực hiện đúng quy định của Luật, dẫn đến tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tiễn đang đặt ra, có những mặt còn yếu kém; tổ chức không ổn định và thiếu thống nhất. Việc thực hiện Nghị định 122/2005/NĐ-CP ở một số bộ, ngành chưa được quan tâm đúng mức. Việc chuyển Ban Thi đua – Khen thưởng các tỉnh, thành phố vào Sở Nội vụ nên công tác tham mưu và hoạt động còn hạn chế; kiện toàn tổ chức chưa đi đôi với việc bố trí, phân công công tác và xây dựng chức danh, tiêu chuẩn cán bộ. Năng lực tham mưu, tổ chức vận động quần chúng của cán bộ chuyên trách thi đua, khen thưởng còn hạn chế, nhiều cán bộ mới chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng. Việc tổ chức thực hiện mới chỉ tập trung vào công tác khen thưởng, chưa chú trọng tham mưu tổ chức, phát động các phong trào thi đua và nhân rộng điển hình tiên tiến. Công tác khen thưởng có những trường hợp còn dập khuôn, máy móc; nhiều trường hơp đề nghị khen thưởng nhưng th ành tích chưa xuất sắc, tiêu biểu và tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương chưa cao, chưa có sức lan tỏa trong quần chúng.
  • Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu. Trình độ chuyên môn chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn cuộc sống. Cơ chế hoạt động công tác thi đua, khen thưởng có nơi còn trùng lắp, chồng chéo, hiệu quả chưa cao, nhất là vai trò của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ở cơ sở.
  • Công tác phát hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích trong thực hiện nhiệm vụ đột xuất chưa kịp thời và ít được chú trọng, còn nặng về khen thưởng thành tích tổng hợp của một số năm nhất định, nhất là việc đề nghị các hình thức khen thưởng bậc cao đang có xu hướng tập trung vào ngày truyền thống. Việc xét, đề nghị khen thưởng trong sơ kết, tổng kết nhiệm vụ, nhất là khen thưởng theo chuyên đề còn có biểu hiện tràn lan, cào bằng, đề nghị khen thưởng cao hơn thành tích, đẩy khen lên trên, khen cho lãnh đạo nhiều hơn khen cho người trực tiếp lao động; quy trình, thủ tục khen thưởng còn phức tạp, rườm rà, không kịp thời, làm giảm ý nghĩa, tác dụng của khen thưởng.

3.2  Nguyên nhân khách quan:

  • Trước sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng trong những năm qua chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức; công tác thi đua, khen thưởng chậm được đổi mới và chưa theo kịp sự phát triển của đất nước.
  • Bên cạnh mặt tích cực là tạo động lực thi đua và hành lang pháp lý để quản lý Nhà nước và thực hiện chính sách, pháp luật về khen thưởng; Luật đã bộc lộ rõ những mặt bất cập và hạn chế như: Luật chưa bao quát hết các đối tượng; chưa quy định rõ thẩm quyền và mối quan hệ trong công tác thi đua, khen thưởng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; chưa quy định cụ thể đối với tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước… Vì vậy, khi đi vào thực tế cuộc sống đã nảy sinh những vướng mắc và có những quy định dẫn tới khen thưởng chồng chéo và trùng lắp về thành tích, không đảm bảo mối tương quan bình đẳng trong khen thưởng.

Phần II
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG THỜI GIAN TỚI 

I.      CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VÀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC

1.   Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng; tiếp tục quán triệt, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Thông qua các phong trào thi đua, phải tạo được động lực cách mạng của quần chúng, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện thành công sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Các cấp ủy, tổ chức Đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở”. gắn trách nhiệm của tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng, nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23/01/2018 của Ban Bí thư “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tác dụng to lớn của phong trào thi đua yêu nước trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Gắn kết các phong trào thi đua yêu nước với Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết số 04-NQ/TW (Khóa XII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ làm cho các phong trào thi đua yêu nước chứa đựng nội dung sâu sắc về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động quần chúng của Đảng.

Các cấp ủy, tổ chức đảng cần có kế hoạch cụ thể để tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc, đầy đủ Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 83-KL/TW của Ban Bí thư (Khóa X), Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá XI) về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tuyên truyền, giáo dục của Đảng, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia tích cực công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ động phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

2.   Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Phong trào thi đua phải xác định được mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua cần tập trung về cơ sở và được tổ chức phát động với những hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí thi đua cụ thể, phù hợp với chức năng của từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết. Qua các phong trào thi đua lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, để khen thưởng kịp thời. Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua thường xuyên hàng năm, kết hợp phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để hướng phong trào thi đua vào việc giải quyết những khó khăn vướng mắc, những mặt còn hạn chế, yếu kém, quá trình phát động phong trào thi đua đều tập trung về cơ sở, trong khi nhân lực, vật lực lại thiếu, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị, qua đó đánh giá chất lượng, hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước.

Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua hiện nay. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực hiện từ cơ sở và chỉ đạo thực hiện đồng bộ tốt cả 04 khâu: Phát hiện – bồi dưỡng – tổng kết – nhân điển hình tiên tiến. Gắn trách nhiệm của các cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông trong việc định hướng dư luận và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

3.   Đổi mới công tác tuyên truyền

Tiếp tục tiến hành tuyên truyền, phổ biến Luật đến các bộ, ngành, địa phương trong toàn quốc; đồng thời tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trong toàn quốc nắm bắt kịp thời và chính xác những quy định của Luật; Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật và các văn quy phạm pháp luật có liên quan.

Duy trì và đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng có hiệu quả như ứng dụng công nghệ thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình, kết hợp các hội nghị, hội thảo …

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đặc biệt là tiếp tục công tác tuyên truyền kịp thời những chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng tới cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng và các văn bản liên quan, để hiểu sâu và nắm vững các quy định của Nhà nước nói chung và những vấn đề liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Các vụ, đơn vị thuộc Ban TĐKT Trung ương cần phối hợp tốt với các vụ, ban, phòng thi đua, khen thưởng các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp và hiệu quả, dành một khoản kinh phí thoả đáng cho hoạt động phổ biến Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng theo quy định, kết hợp với các hội nghị tập huấn nghiệp vụ của các bộ, ngành, địa phương.

Tiếp tục nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, nhân viên trong Cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương và các cấp về vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, về nghiệp vụ thi đua, khen thưởng để tuyên truyền, phổ biến triển khai hướng dẫn Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trên phạm vi toàn quốc.

4.   Đổi mới về bộ máy tổ chức và cán bộ

Để triển khai thực hiện Luật và thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng cần phải củng cố bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”Chỉ thị nêu rõ: “Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương khẩn trương kiện toàn bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp nhằm tạo sự thống nhất, ổn định từ trung ương đến địa phương” theo hướng tinh gọn hiệu lực, hiệu quả.

  • Về tổ chức:

Ban TĐKT Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; đồng thời là cơ quan thường trực của Hội đồng TĐKT Trung ương. Ban TĐKT Trung ương có chức năng tham mưu, nghiên cứu đề xuất với Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; tham mưu tổ chức triển khai và tổng kết việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện chính sách khen thưởng trong phạm vi cả nước. Theo đó, tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng cấp bộ, ngành, địa phương có chức năng tham mưu, nghiên cứu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng (theo ngành, lĩnh vực, địa bàn); đồng thời là cơ quan thường trực, giúp việc cho Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với các cơ quan Đảng ở trung ương, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để quy định mô hình tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp.

Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp thực hiện theo Thông báo số 120-TB/TW ngày 18/01/2013 của Bộ Chính trị “Tổ chức, bộ máy làm công tác về thi đua, khen thưởng ở trung ương và địa phương trước mắt giữ nguyên như hiện nay”.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 quy điṇ h: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

trong pham vi cả nước, Cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương có trách nhiêm giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bô ̣máy của cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng”.

Các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chí nh quyền tăng cường bố trí đội ngũ cán bộ bảo đảm chất lượng và số lượng, để thực hiện tốt vai trò tham mưu tổ chức các

phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tăng cường các nguồn lưc để bộ máy làm thi đua, khen thưởng các cấp đáp ứ ng đươc yêu cầu, nhiêm vu ̣mới.

  • Về đội ngũ cán bộ, công chức

Kiện toàn tổ chức, đi đôi với việc xây dựng đội ngũ cán bộ theo phương châm tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có hiệu lực, hiệu quả, số lượng cán bộ đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cán bộ thi đua, khen thưởng có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực tham mưu, nghiên cứu cụ thể hoá các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và có khả năng tổ chức vận động quần chúng tham gia các phong trào thi đua yêu nước và có kinh nghiệm thực tiễn… Nghiên cứu xây dựng chức danh, tiêu chuẩn cán bộ về thi đua, khen thưởng, trên cơ sở đó hoạch định kế hoạch, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ chủ chốt thi đua, khen thưởng các cấp.

5.   Đổi mới công tác khen thưởng:

  • Khen thưởng kịp thời người trực tiếp lao động có nhiều sáng tạo, thông qua phát hiện điển hình tiên tiến để khen thưởng; khen thưởng đột xuất, khen thưởng tập thể, cá nhân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Khen thưởng kịp thời để động viên các phong trào thi đua, thông qua phát hiện các điển hình tiên tiến là cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong thi đua lao động sản xuất.
  • Hướng khen thưởng tập trung vào khen thưởng cho tập thể, cá nhân có nhiều sáng tạo, nhiều cách làm hay có mô hình mới mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

II. KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1.     Mục tiêu

Sửa đổi, bổ sung Luật nhằm động viên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của cả hệ thống chính trị để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực to lớn góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương và đơn vị cơ sở.

Phong trào thi đua phải được thực hiện từ cơ sở, hướng phong trào thi đua và công tác khen thưởng tập trung vào cơ sở và người lao động, tạo được phong trào và động lực cách mạng từ quần chúng nhân dân, làm cho pháp luật về thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào đời sống của nhân  dân.

Giải quyết được các vướng mắc chồng chéo về đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình thủ tục, thẩm quyền khen thưởng và phong tặng các danh hiệu, cải cách thủ tục hành chính.

2.     Quan điểm

Luật Thi đua, Khen thưởng phù hợp với các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đồng bộ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

Phong trào thi đua và danh hiệu thi đua phải xuất phát từ cơ sở và do cơ sở thực hiện. Thực hiện phân cấp cho cấp bộ, ngành, địa phương, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội và cấp cơ sở quy định các danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng để tạo động lực trực tiếp.

Quy định về tiêu chuẩn khen thưởng đảm bảo chặt chẽ, chính xác; hình thức khen thưởng phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay theo hướng quy định những hình thức khen thưởng cấp nhà nước có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương; thành tích đến đâu khen đến đó. Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu trong việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng.

3.     Kiến nghị sửa đổi những nội dung cụ thể

  • Hoàn thiện hệ thống về danh hiệu thi đua, bao gồm số lượng, tên gọi, đối tượng và tiêu chuẩn của mỗi danh hiệu thi đua.
    • Những vấn đề bất cập
  • Trong thực tiễn, một số danh hiệu thi đua tuy chưa được quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng nhưng trong quá trình tổ chức phong trào thi đua đã xuất hiện và phát huy tốt tác dụng, ví dụ như một số danh hiệu thi đua của các cơ quan, đơn vị có quy mô lớn (tổng cục thuộc bộ, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Đại học quốc gia).
  • Một số danh hiệu thi đua cần thiết cho phong trào thi đua trên thực tế nhưng chưa được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng, ví dụ như danh hiệu “Xã, phường, cơ quan, đơn vị văn hóa”.
  • Tiêu chuẩn một số danh hiệu thi đua chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, chưa cụ thể đối với từng lĩnh vực, vùng miền, đối tượng cụ thể, vì vậy còn khó áp dụng chung trong phạm vi cả nước.
  • Luật hiện hành quy định quy trình xét tặng danh hiệu thi đua thông qua phát hiện tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Hiện nay, để được xét tặng danh hiệu thi đua thì cá nhân, tập thể phải đăng ký tham gia thi đua từ thời điểm phát động phong trào thi đua (thường là đầu năm đăng ký thi đua cuối năm mới bình xét để tặng thưởng danh hiệu thi đua). Trong trường hợp cá nhân, tập thể không đăng ký thì mặc dù có thành tích tốt nhưng vẫn không được xét tặng danh hiệu thi đua vào cuối đợt tổng kết phong trào. Điều này không đồng nhất với định nghĩa về “thi đua” trong Luật Thi đua, Khen thưởng – “Thi đua là họat động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, thực trạng trên không chỉ không đảm bảo tinh thần của hoạt động thi đua mà còn tạo ra việc hành chính hóa trong hoạt động thi đua.

  • Các giải pháp

Sửa đổi, bổ sung các quy định về hệ thống danh hiệu thi đua theo hướng bổ sung một số danh hiệu thi đua đối với tập thể để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, bao gồm: (1) Danh hiệu Cờ thi đua cấp tổng cục thuộc bộ; Đại học quốc gia; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; (2) Danh hiệu “Xã, phường, cơ quan, đơn vị văn hóa”

  • Bổ sung quy trình xét tặng danh hiệu thi đua thông qua phát hiện tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua.
  • Bổ sung quy định tiêu chuẩn cho các danh hiệu thi đua theo hướng Luật chỉ quy định tiêu chuẩn đối với danh hiệu thi đua cấp nhà nước, bao gồm: “Cờ Thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; còn lại đối với các danh hiệu thi đua cấp bộ, cấp tỉnh, Luật chỉ quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn chung, trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua của bộ, ngành, địa phương cho phù hợp.

3.2.   Hoàn thiện hệ thống hình thức khen thưởng, bao gồm số lượng, tên gọi, đối tượng và tiêu chuẩn của mỗi hình thức khen thưởng

  • Những vấn đề bất cập
  • Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành quy định tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng có sự trùng lặp, chồng chéo do đối tượng, tiêu chuẩn bị trùng lặp (ví dụ như sự trùng lặp giữa các “Huy chương Chiến sỹ vẻ vang”, “Huy chương Quân kỳ quyết thắng” và “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”; hay sự trùng lặp về tiêu chuẩn, đối tượng giữa “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” và “Huân chương Lao động”). Do vậy đề nghị sửa đổi quy định đối tượng, tiêu chuẩn được tặng thưởng “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” là các chức sắc tôn giáo, nhân sỹ trí thức và các đối tượng đặc thù, có quá trình cống hiến có công lao to lớn, thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
  • Một số hình thức khen thưởng chưa được quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn được tặng thưởng Huân chương bậc cao (ví dụ như đối với các Huân chương bậc cao như “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công”…).
  • Một số đơn vị có quy mô lớn như tổng cục thuộc bộ; Đại học Quốc gia; Tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thẩm quyền chỉ được ký khen thưởng giấy khen do đó không phát huy tác dụng động viên trong khen thưởng. Vì vậy cần bổ sung quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng Bằng khen của tổng cục thuộc bộ; Đại học Quốc gia; Tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
  • Thực tiễn phát sinh những trường hợp xứng đáng được vinh danh và khen thưởng nhưng chưa có hình thức khen thưởng phù hợp theo Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành, cụ thể:

+ Hiện nay trong xã hội có rất nhiều cá nhân có tấm lòng cao quý, sẵn sàng giúp đỡ những số phận kém may mắn gặp hoàn cảnh khó khăn, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hình thức khen thưởng phù hợp cho đối tượng là các cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác xã hội, từ thiện nêu trên. Đối với cá nhân có thành tích trong công tác xã hội từ thiện: Số liệu thực tiễn cho thấy, đối tượng này hiện nay hằng năm Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng khoảng 1.000 “Huân chương Lao động”. Do đó, cần thiết bổ sung hình thức Huân chương mới để phù hợp hơn với cá nhân có thành tích trong lĩnh vực này.

+ Theo và báo cáo và đề nghị của Hội Cựu Thanh niên xung phong có nguyện vọng thiết tha đề nghị Đảng, Nhà nước có hình thức khen thưởng 01 Huy chương để ghi nhận và làm kỷ niệm thời gian phục vụ tại ngũ Thanh niên xung phong (khen thưởng đồng loạt 1 hạng cho Thanh niên xung phong có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên, kể cả người đã hy sinh và từ trần trong thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ tổ quốc). Vì trong các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, có hơn nửa triệu (500.000) nam, nữ thanh niên nhập ngũ “Thanh niên xung phong” trong đó tập trung phục vụ trực tiếp trên các chiến trường, các địa bàn khó khăn, gian khổ, vùng có chiến sự ác liệt để làm các nhiệm vụ mở đường, đảm bảo giao thông, phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu, tháo gỡ bom mìn; cõng thương binh, tử sỹ, vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thu dọn chiến trường. Đến nay theo số liệu của Trung ương Hội Thanh niên xung phong Việt Nam thì còn khoảng 40 vạn trường hợp khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc chiến tranh kết thúc xuất ngũ trở về địa phương chưa được khen thưởng.

  • Với đối tượng là Đại biểu Quốc hội chuyên trách, hoạt động của đối tượng này là theo nhiệm kỳ, tương đối đặc thù so với các đối tượng khác. Tuy nhiên, chưa có các quy định tiêu chuẩn khen thưởng riêng phù hợp với đối tượng này.
    • Các giải pháp

Sửa đổi tiêu chuẩn Huy chương theo hướng một loại Huy chương có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và nhiều loại hình thành tích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

Giảm một số hình thức khen thưởng Huy chương trùng lặp về tiêu chuẩn, đối tượng, cụ thể:

Phương án 1:

+ Giảm hình thức “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, chỉ để lại “Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng cho cá nhân trong lực lượng Quân đội nhân dân; và “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng cho cá nhân trong lực lượng Công an nhân dân.

Phương án 2:

+ Giảm hình thức “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, chỉ để lại “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng cho cá nhân trong lực lượng Quân đội và Công an.

– Bổ sung một số hình thức khen thưởng cho các đối tượng đặc thù, gồm:

+ Bổ sung hình thức “Huân chương Tấm lòng vàng” hoặc “Huân chương Vì cộng đồng”, để tặng cho cá nhân/tổ chức có thành tích trong công tác xã hội, từ thiện.

+ Bổ sung hình thức “Huy chương Thanh niên xung phong kháng chiến” để tặng cho đối tượng là Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến.

+ Bổ sung hình thức Bằng khen của tổng cục thuộc bộ; Đại học Quốc gia; Tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

  • Sửa đổi tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng cấp nhà nước theo hướng: Quy định cụ thể về tên gọi, đối tượng, tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước (từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên); còn lại các hình thức khen thưởng của bộ, ngành, địa phương Luật chỉ quy định các nguyên tắc chung còn lại phân cấp để các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở nguyên tắc chung của Luật, xác định đối tượng, tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng của bộ, ngành, địa phương cho phù hợp.
  • Bổ sung tiêu chuẩn cụ thể phù hợp để khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách.

3.3. Hoàn thiện chế định về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

  • Những vấn đề bất cập
  • Luật chưa phân cấp về thẩm quyền quy định tiêu chuẩn cụ thể các danh hiệu thi đua, và hình thức khen thưởng thuộc các bộ, ngành, địa phương.
  • Hiện nay thẩm quyền khen thưởng của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý là khen thưởng toàn diện, khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề và khen thưởng theo quy định tại Điều 4 Luật Thi đua, Khen thưởng. Bên cạnh đó, thẩm quyền khen thưởng theo chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành đối với các đơn vị ở địa phương là khen thưởng theo ngành dọc. Như vậy, với những trường hợp có khả năng thuộc phạm vi khen thưởng của cả cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và cơ quan quản lý ngành dọc, thì việc xác định thẩm quyền khen thưởng còn nhiều lúng túng, dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lặp.

Chưa phân định cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trình khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng các cấp.

  • Các giải pháp
  • Phân cấp về thẩm quyền quy định đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo hướng: Luật chỉ quy định thẩm quyền đối với đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước; còn lại xây dựng nguyên tắc chung về việc xác định thẩm quyền quy định đối tượng, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng để các bộ, ngành, địa phương quy định cụ thể,
  • Bổ sung quy định về việc phân định rõ thẩm quyền khen thưởng theo chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành và chức năng quản lý nhà nước theo địa phương để tránh tình trạng khen thưởng chồng chéo, trùng lặp giữa quản lý ngành dọc và địa phương.

3.4.   Cải cách thủ tục hành chính trong thi đua, khen thưởng

  • Những vấn đề bất cập
  • Luật chưa quy định về quy trình, thủ tục, hồ sơ đối với các tập thể, cá nhân được cấp trên phát hiện, đề nghị khen thưởng; các trường hợp có thành tích trong các lĩnh vực thuộc danh mục bảo vệ bí mật nhà nước, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài.
  • Một số quy định về thủ tục, hồ sơ còn rườm rà, phức tạp chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính (phải xin ý kiến nhiều cơ quan khác nhau, thông qua nhiều cấp), dẫn đến thời gian thẩm định hồ sơ dài, không kịp thời, làm giảm ý nghĩa, tác dụng của khen thưởng.
    • Các giải pháp

Cải cách thủ tục hành chính trong thi đua, khen thưởng theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, cụ thể:

  • Về quy trình thực hiện: Sửa đổi quy định về quy trình xét tặng danh hiệu thi đua của các đơn vị, cơ quan, bộ, ngành, địa phương thông qua việc phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua.
  • Về số lượng hồ sơ: Giảm số lượng bộ hồ sơ theo quy định hiện hành còn từ 01 đến 02 bộ hồ sơ trình đề nghị khen thưởng.
  • Về thành phần hồ sơ: Giảm bớt thành phần trong hồ sơ đề nghị khen thưởng của các doanh nghiệp, hồ sơ khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng đột xuất.
  • Về thời gian giải quyết thủ tục hành chính: Giảm thời gian thẩm định hồ sơ khen thưởng, thời gian thông báo kết quả khen thưởng đối với tất các các cấp.

Thay đổi hệ thống các văn bản quy định về thủ tục hành chính trong thi đua, khen thưởng theo hướng:

+ Luật chỉ đưa ra những nguyên tắc chung trong quy định về thủ tục hành chính;

+ Các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, thành phố), trên cơ sở nguyên tắc chung của Luật, quy định chi tiết về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.

Bộ Nội vụ báo cáo tình hình thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng trong 13 năm qua và các giải pháp khắc phục, định hướng công tác thi đua khen thưởng trong thời gian tới./.

 

Nơi nhận:

–  Thường vụ Quốc hội;
–  Thủ tướng Chính phủ;
–  Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
–  Ủy ban các vấn đề xã hội của QH;
–  Văn phòng Quốc hội;
–  Văn phòng CP (BTCN, các PCN);
–  Bộ Tư pháp;
–  Ban Soạn thảo Luật TĐKT;
–  BNV: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
–  Lãnh đạo Ban TĐKT Trung ương;
–  Lưu: VT, Ban TĐKTTW (Vụ I).

BỘ TRƯỞNG

 

 

Đã ký

 

 

 

Lê Vĩnh Tân

 

Phụ lục I

 VĂN BẢN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞ NG

___ _

I. VĂN BẢN CỦA ĐẢ NG

  1. Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị “Về đổi mới công
  2. tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới”.
  3. Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào tđ yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”.
  4. Kết luân số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiên Chỉ thi ̣số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”.
  5. Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
  6. Thông báo số 193-TB/TW ngày 20/9/2005 của Bộ Chính trị về xét tặng Huân chương bậc cao.
  7. Công văn số 42-CV/TW ngày 03/10/2006 của Ban Bí thư về việc giải quyết các loại hình khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến.
  8. Thông báo Kết luân của Ban Bí thư số 137-TB/TW ngày 22/8/2008 về việc phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”.
  9. Công văn số 1992-CV/UBKTTW ngày 31/8/2012 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về hiệp y phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”, “Anh hùng Lao động”.
  10. Công văn số 132-CV/TW ngày 24/10/2012 của Ban Bí thư về việc tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lưc lượng vũ trang Nhân dân”, “Anh hùng Lao động”.
  11. Thông báo số 137-TB/TW ngày 14/6/2013 của Ban Bí thư về việc tiếp tục phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”.
  12. Thông báo số 120-TB/TW ngày 18/01/2013 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
  13. Công văn số 9661-CV/VPTW ngày 03/02/2015 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Ban Bí thư về việc xet́ tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân” thời kỳ kháng chiến.
  14. Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại.
  15. Thông báo Kết luận của Ban Bí thư số 34-TB/TW ngày 13/6/2017 của Ban Bí thư về việc phong tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lưc lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ kháng chiến.
  16. Quyết định số 272/QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại.
  17. Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23/01/2018 của Ban Bí thư “Về đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018).

II. VĂN BẢN CỦA QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

  1. Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
  2. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng số 47/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
  3. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng số 39/2013/QH12 ngày 16/11/2013.
  4. Văn bản số 365/UBTVQH ngày 07/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc khen thưởng cho cá nhân, tập thể Văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao và đại biểu Quốc hội chuyên trách, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đông nhân dân các cấp.

III.    VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

A. VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ

  1. Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
  2. Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.
  3. Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 quy định mẫu Huân chương, Huy chương, Huy hiệu; Bằng Huân chương, Bằng Huy chương; Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen.
  4. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
  5. Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của CP quy định chi tiết thi hành của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
  6. Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Ba mẹ Việt Nam anh hùng”.
  7. Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
  8. Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghê ̣nhân ưu tú” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
  9. Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luậ t sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng thi hành năm 2013.
  10. Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” và các giải thưởng khác về khoa học và công nghê.̣
  11. Nghị định số 85/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiêụ, kỷ niệm chương; mẫu bằng, khung, hộp̣, cờ của các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; quản lý, cấp phát, cấp đổi, cấp lại, thu hồi hiện vật khen thưởng.
  12. Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn hoc̣, nghê ̣thuật.
  13. Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghê ̣sĩ ưu tú”.
  14. Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghê ̣nhân nhân dân”, “Nghê ̣nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
  15. Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
  16. Nghị định số 41/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.

B. VĂN BẢN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỈ THỊ

  1. Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17/5/2011của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 và kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) theo Nghi quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
  2. Chỉ thị số 01/CT-TTg ngà y 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và Ngày Truyền thống thi đua yêu nước.
  3. Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và các ngày lễ lớn trong năm 2015.
  4. Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2016 và kế hoạch 5 năm (2016 – 2020) theo Nghi quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

QUYẾT ĐỊNH

  1. Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 05/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua      – Khen thưởng Trung ương.
  2. Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 4/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 11 tháng 6 hàng năm là Ngày Truyền thống thi đua yêu nước.
  3. Quyết định số 82/2009/QĐ-TTg ngày 25/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 8 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương.
  4. Quyết định số 59/2009/QĐ-TTg ngày 06/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban TĐKTTrung ương trực thuộc Bộ ̣Nội vụ.
  5. Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiêp̣,
  6. Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức th ực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2015.
  7. Quyết định số 05/2015/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiêm vu, quyền han và cơ cấu tổ chức của Ban TĐKT Trung ương trực thuộc Bộ ̣Nội vụ.
  8. Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung      sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020

 IV. VĂN BẢN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ

A. THÔNG TƯ

  1. Thông tư số 06/2009/TT-BNV ngày 27/5/2009 Bổ ̣Nội vụ ̣hướng dẫn Xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiêp thi đua, khen thưởng”.
  2. Thông tư số 01/2010/TT-BNV ngày 16/4/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiêm vu, quyền han và cơ cấu tổ chức của sở Nội vụ ̣thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phòng nội vụ thuộc UBND quận, huyêṇ, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  3. Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghi định số 42/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
  4. Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghi định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
  5. Thông tư số 01/2012/TT-BNV ngày 16/01/2012 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiêp̣,
  6. Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điêù của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012. Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ.
  7. Thông tư số 15/2015/TT-BNV ngày 31/10/2015 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiêm vu, quyền han và cơ cấu tổ chức của sở Nội vụ ̣thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phòng nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân quâṇ, huyêṇ, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

B. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

  1. Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BCA-BNV ngày 8/9/2011 của Bộ công an, Bộ Nội vụ quy định các chức danh tương đương xét khen thưởng đối với cán bộ lãnh đaọ, chỉ huy có quá trình cống hiến trong Công an nhân dân.
  2. Thông tư liên tịch số 35/2012/TTLT-BQP-BNV ngày 18/4/2012 của Bộ Nội vụ ̣và Bổ ̣Quốc phòng quy định các chức danh tương đương để xét khen thưởng đối với cán bộ chỉ huy, quản lý có quá trình cống hiến trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  3. Thông tư số 03/2011/TTLT-BNV-TTCP ngày 6/5/2011 của Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ quy định khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.
  4. Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 của Bộ Nội vụ, Bổ ̣Quốc phòng, Bổ ̣Lao đông -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghi ̣định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà me ̣Việt Nam anh hùng”.
  5. Thông tư số 01/2015/TTLT/BNV-TTCP ngày 16/3/2015 của Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ quy định khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng.
  6. Thông tư liên tịch số 70/2016/TTLT-BTC-TTCP ngày 06/5/2016 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định việc lập, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng về phòng chống tham nhũng.

 

 

 

Phụ lục II. THỐNG KÊ KHEN THƯỞNG CẤP NHÀ NƯỚC TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2017

 

 

TT

 

Hình thức khen thưởng

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

 

Tổng cộng

Tỷ lệ %

trong tổng số

 

I. KHEN THƯỞNG NIÊN HẠN

34,201

16,256

101,430

101,814

112,872

147,564

65,426

279,164

70,630

51,722

407,877

75,851

83,175

30,762

1,578,744

63.15%

 

1

Huy chương Chiến sỹ vẻ vang

9,808

0

91,469

85,134

94,272

130,658

56,878

244,810

55,851

40,661

392,947

61,286

70,939

24,810

1,359,523

 

 

2

Huy chương Quân kỳ Quyết

thắng

15,205

4,363

9,961

3,638

16,468

15,571

0

25,131

8,654

7,258

9,990

14,096

10,030

4,829

145,194

 

 

3

Huy chương Vì An ninh Tổ

quốc

9,188

11,893

0

13,042

2,132

1,335

8,548

9,223

6,125

3,803

4,940

469

2,206

1,123

74,027

 

 

II. KHEN THƯỞNG CỐNG HIẾN VÀ THÔNG TRI 38

547

323

358

1,474

2,266

1,700

1,573

1,451

432

607

675

459

653

287

12,805

0.51%

 

1

Huân chương Độc lập

420

107

160

584

523

404

328

246

159

147

122

88

159

57

3,504

 

 

2

Huân chương Lao động

127

216

198

890

1,743

1,296

1,245

1,205

273

460

553

371

494

230

9,301

 

 

III. KHEN THƯỞNG K/CHIẾN

41,841

178,656

75,958

21,386

13,496

10,298

12,192

12,202

29,740

11,344

54,282

30,163

13,844

11,068

516,470

20.66%

 

1

Huân chương Độc lập (cho gia

đình có nhiều liệt sĩ)

0

52

776

817

123

1,013

268

613

918

686

1,250

452

824

2,813

10,605

 

 

2

Huân chương Kháng chiến

chống Pháp

228

1,136

297

377

88

63

26

45

109

28

35

16

13

15

2,476

 

 

3

Huy chương Kháng chiến

chống Pháp

1,825

17,832

3,940

1,939

884

336

268

268

2,022

604

487

76

26

95

30,602

 

 

4

Huân chương Kháng chiến

chống Mỹ

10,203

48,966

17,741

2,810

2,499

1,878

1,749

3,296

7,982

2,816

1,593

2,031

183

931

104,678

 

 

5

Huy chương Kháng chiến

chống Mỹ

16,722

92,918

42,486

2,310

4,023

2,485

3,801

4,349

15,797

4,874

2,315

3,440

788

1,578

197,886

 

 

6

Huân chương Chiến thắng

183

563

0

0

0

1

0

0

0

0

11

0

0

2

760

 

 

7

Bà mẹ VN anh hùng

559

763

408

1,106

125

727

422

214

163

292

46,935

22,406

9,937

3,741

87,798

 

 

8

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (thành tích k/chiến)

4,642

6,550

5,366

351

316

120

678

577

935

254

58

282

142

469

20,740

 

 

9

Huy hiệu Vì nghĩa vụ Quốc tế

882

1,423

720

4,770

739

482

88

350

0

192

0

556

36

44

10,282

 

 

10

Kỷ niệm chương CSCM bị địch

bắt tù đày

6,597

8,453

4,224

6,906

4,699

3,193

4,892

2,490

1,814

1,598

1,598

904

1,895

1,380

50,643

 

 

IV. KHEN THƯỞNG THTHÀNH TÍCH VÀ CÔNG TRẠNG ĐẠT ĐƯỢC

19,420

94,743

10,417

14,243

14,673

17,529

23,213

27,483

27,480

31,971

32,581

16,216

17,119

11,121

358,209

14.33%

 

1

Huân chương Sao vàng

6

9

13

43

9

8

33

12

3

2

1

3

0

2

144

 

 

2

Huân chương Hồ Chí Minh

11

26

33

61

77

43

46

34

20

10

18

23

11

7

420

 

 

3

Huân chương Độc lập

397

190

126

134

171

207

342

243

225

268

308

240

58

111

3,020

 

 

4

Huân chương Quân công

16

25

28

22

47

74

137

86

93

51

20

119

85

62

865

 

 

5

Huân chương Lao động

6,078

3,507

3,327

3,755

4,420

5,056

6,060

6,262

7,202

7,199

8,218

3,031

2,653

1,296

68,064

 

 

6

Huân chương Chiến công

8,812

82,112

4,000

313

130

240

295

397

340

300

337

355

621

780

99,032

 

 

7

Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

0

174

259

586

234

403

944

1,741

1,947

5,135

5,460

3,387

3,969

4,588

28,827

 

 

 

TT

 

Hình thức khen thưởng

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

 

Tổng cộng

Tỷ lệ % trong tổng

số

 

8

Huân chương Đại đoàn kết Dân

tộc

0

10

106

112

61

75

189

106

40

14

11

18

4

15

761

 

 

9

Huân chương Dũng cảm

0

3

1

3

14

6

15

3

5

10

9

5

9

6

89

 

 

10

Huân chương Hữu nghị

44

130

110

94

139

79

55

64

847

90

136

52

91

2

1,933

 

 

11

Huy chương Hữu nghị

20

63

17

71

112

235

31

23

803

86

103

29

67

3

1,663

 

 

12

Bằng khen của Thủ tướng CP

4,036

8,494

2,397

9,049

9,259

11,103

15,066

18,512

15,955

18,806

17,960

8,954

9,551

4,249

153,391

 

 

V. CÁC DANH HIỆU THI ĐUA VÀ DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC

399

3,671

1,605

1,721

3,194

1,478

4,722

1,708

3,725

1,386

2,601

2,799

1,607

3,126

33,742

1.35%

 

 

1

Anh hùng Lao động

38

169

49

26

49

34

35

26

8

25

10

44

1

0

514

 

 

Cá nhân

7

36

13

5

21

15

5

7

1

8

1

8

1

0

128

 

 

Tập thể

31

133

36

21

28

19

30

19

7

17

9

36

0

0

386

 

 

 

2

Anh hùng LLVTND

31

837

15

74

27

86

617

168

175

84

461

145

7

11

2,738

 

 

Cá nhân

2

76

7

70

4

26

257

91

106

45

193

97

7

5

986

 

 

Tập thể

29

761

8

4

23

60

360

77

69

39

268

48

0

6

1,752

 

 

3

Nhà giáo Nhân dân

0

0

64

0

101

2

132

0

40

0

39

0

0

0

378

 

 

4

Nhà giáo Ưu tú

0

0

484

0

816

13

1,062

0

570

0

681

0

0

0

3,626

 

 

5

Thầy thuốc Nhân dân

0

34

0

0

43

0

73

0

73

0

0

0

0

135

358

 

 

6

Thầy thuốc Ưu tú

0

1,024

0

0

897

0

1,233

0

864

0

0

0

0

1,654

5,672

 

 

7

Nghệ sỹ Nhân dân

0

0

0

39

0

0

1

0

74

0

0

102

0

0

216

 

 

8

Nghệ sỹ Ưu tú

0

0

0

335

0

0

0

0

356

1

0

337

43

0

1,072

 

 

9

Nghệ nhân Nhân dân

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

16

0

17

 

 

10

Nghệ nhân Ưu tú

0

0

0

0

0

0

20

0

0

16

0

662

84

0

782

 

 

11

Giải thưởng Hồ Chí Minh

0

12

0

6

0

0

0

0

194

0

0

0

0

137

349

 

 

12

Giải thưởng Nhà nước

0

41

0

159

0

0

0

0

215

0

0

0

0

171

586

 

 

 

13

Cờ Thi đua của CP

330

716

708

874

907

966

1,126

1,269

1,065

1,029

1,194

1,368

1,338

982

13,872

 

 

Cờ Năm học

15

32

29

52

39

66

67

125

105

114

119

146

177

86

1,172

 

 

Cờ Thi đua

315

684

679

822

868

900

1,059

1,144

960

915

1,075

1,222

1,161

896

12,700

 

 

14

Chiến sỹ thi đua TQ

0

838

285

208

354

377

422

245

91

231

216

141

118

36

3,562

 

 

TỔNG CỘNG

96,408

293,649

189,768

140,638

146,501

178,569

107,126

322,008

132,007

97,030

498,016

125,488

116,398

56,364

2,499,970

100.00%

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Các hình thức khen thưởng

của Chủ tịch nước

79,921

267,175

176,068

118,480

130,227

162,328

84,854

298,565

112,147

74,920

476,990

113,283

103,318

49,204

2,247,480

89.90%

 

Tỷ lệ % các hình thức khen

thưởng của CTN trong tổng số khen thưởng hàng năm

 

82.90%

 

90.98%

 

92.78%

 

84.24%

 

88.89%

 

90.90%

 

79.21%

 

92.72%

 

84.96%

 

77.21%

 

95.78%

 

90.27%

 

88.76%

 

87.30%

 

89.90%

 

2

Các hình thức khen thưởng

của Thủ tướng Chính phủ

16,487

26,474

13,700

22,158

16,274

16,241

22,272

23,443

19,860

22,110

21,026

12,205

13,080

7,160

252,490

10.10%

 

Tỷ lệ % các hình thức khen thưởng của TTCP trong tổng số khen thưởng hàng năm

 

17.10%

 

9.02%

 

7.22%

 

15.76%

 

11.11%

 

9.10%

 

20.79%

 

7.28%

 

15.04%

 

22.79%

 

4.22%

 

9.73%

 

11.24%

 

12.70%

 

10.10%

 

 

 

 

 

 

 

Download văn bản: Download