Bến sông Đình Đoài từng diễn ra cuộc tiễn đưa trên 1.500 trai làng ra mặt trận,
230 người ra đi mãi mãi không về. Ảnh: Đoàn Đức Chính
Bên bến sông quê ấy
Đặt tên Bến không chồng[1]
Đọc mà rơi nước mắt
Các bạn có biết không?
Những năm tháng chờ mong
Tiễn chồng đi đánh giặc
Bên bến sông thầm nhắc
Em khắc khoải chờ anh
Rồi kết thúc chiến tranh
Anh hy sinh anh dũng
Em lập đền thờ cúng
Tri ân chiến công anh
Từ khi tóc còn xanh
Nay đầu hai thứ tóc
Em ở vậy chăm sóc
Cái bến sông không chồng
Nay bến vẫn bên sông
Đặt tên ghi dấu tích
Bến này không ai thích
Vì gọi Bến không chồng.
Lưu Sỹ Mùi
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thái Nguyên
[1] Công trình Khu bia lưu niệm “Bến không chồng” ở xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình gồm nhiều hạng mục: Bia đá khắc đại tự, khuôn viên, tiểu cảnh, kè đá hai bên bờ sông Đình Đoài… Tượng đài và bia lưu niệm mang tính khái quát cao, được chế tác từ đá nguyên khối có dáng dấp một thiếu phụ bồng con đứng trông chồng. Nổi bật dòng chữ lớn “Bến không chồng”, dưới là dòng chữ khắc ghi: “Bến sông này cùng với mảnh đất con người nơi đây đã đi vào đời sống văn học nghệ thuật ghi một dấu ấn sâu sắc như bản tình ca bi tráng về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại…”.