Cựu thanh niên xung phong Đặng Văn Tại làm giàu bằng VAC

Đăng lúc: 28-10-2019 8:59 Sáng - Đã xem: 115 lượt xem In bài viết

Cựu TNXP Đặng Văn Tại (SN 1945) quê ở thôn Đoài, xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tháng 8/1964 ông tham gia TNXP xây dựng chủ nghĩa xã hội thuộc C148 CT114 làm nhiệm vụ mở đường chiến lược ở tỉnh Lai Châu thuộc Hoàng Liên Sơn cũ.

 Những năm 1965 máy bay Mĩ đánh phá miền Bắc đơn vị ông cũng nhiều lần bị máy bay oanh tạc. Đầu năm 1968 ông chuyển sang công nhân giao thông vẫn làm đường ở các tỉnh Tây Bắc. Trong thời gian đó ông kết hôn cùng bà Phạm Thị Duyên (SN 1947), người cùng đơn vị. Năm 1982 bà Duyên nghỉ chế độ mất sức 86%, sức khỏe, bà Duyên rất yếu, các con còn nhỏ nên ông cũng xin nghỉ công tác về chăm sóc gia đình với chế độ nghỉ mất sức “một cục”. Với số tiền nghỉ chế độ và lương hàng tháng nhưng năm đó ông bà cũng đã xây được nhà cửa khá  khang trang.

 Năm 2002 ông cùng con cái làm nghề mổ lợn và buôn bán thực phẩm. Từ đó ông đã xây dựng chuồng trại nuôi heo dự trữ phục vụ cho việc giết mổ và cung cấp thịt lợn ra thị trường. Do nghề nghiệp và khu đất ở và vườn xung quanh nhà gia đình ông rộng gần 5 sào. Nhưng do cơ chế nên trang trại của ông chỉ xây dựng được trên diện tích đất ở chật chội không đảm bảo vệ sinh môi trường, dễ dịch bệnh nên việc chăn nuôi của ông cũng không thoát khỏi thua lỗ. Năm 2010 địa phương ông có cơ chế phát triển kinh tế hộ gia đình, ông và gia đình chuyển đổi đất nông nghiêp hơn 1000 m2 vườn thành trang trại VAC[1]. Ông dành 1 sào đất vườn đào ao để lấy đất nâng cấp mặt bằng xây dựng trang trại trên diện tích còn lại. Những năm đầu tạo dựng cơ ngơi ông phải vay tín chấp Ngân hàng và bạn bè với số tiền cả tỷ đồng. Chuồng trại cũ ông vẫn duy trì đảm bảo thực phẩm giết mổ cung cấp thực phẩm ra thị trường hàng ngày, còn khu trang trại 700m2 gia đình phải xây dựng gần 2 năm mới hoàn thiện. Trong đó 400 m2 giành nuôi lợn thịt với số lượng 50 lồng nuôi hiện đại, mỗi con nuôi một lồng mà vào đây phải từ 30 kg trở lên. Mọi chế độ cho heo ăn uống, quạt điều hòa không khí, nước tắm rửa chuồng hàng ngạy đều được đặt theo lập trình tự động. Môi trường thoáng mát về mù hè, ấm về mùa lạnh, hệ thông nước thải không gây ô nhiễm môi trường. Trang trại có máy phát điện dự phòng phòng khi mất điện để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống.

 Còn khu nuôi lợn lái liền kề rộng 250 m2 gia đình ông quy hoặch nuôi 20 ô chuồng danh cho lợn chuyên sinh sản. Thường xuyên trong chuồng có 15 lái, có thời điểm đủ 20 con, làm nhiệm vụ cung cấp giống cho gia trại của ông và gia trại của chàng rể; còn dư cung cấp ra thị trường. Khu trại này việc vệ sinh dịch tễ nghiêm ngặt hơn và cùng chăm sóc theo lập trình tự động hóa.

 Hiện năm 2019 dịch tả châu Phi hoành hành trong tỉnh trong huyện nhiều trang trại xóa sổ nhưng riêng trang trại của ông và gia đình con rể của ông vẫn an toàn tuyệt đối. Thời điểm hiện tại khi tôi đến thăm (tháng 7/2019) trong trại thương phẩm còn 80 con lợn thịt nặng từ 120 đến 170 kg chờ xuất chuồng; 15 lợn lái đang nuôi con và chuẩn bị sinh sản; khu chuồng cũ đàn dự bị gần 100 con mỗi con khoảng 25 kg để chuẩn bị tái đàn cho trại chính.

 Ông Tại tâm sự mấy năm trước thu nhập trang trại bình quân mỗi năm có lãi 600 triệu đồng, nhưng 2 năm nay giá thịt lợn xuống lại gặp phải cơn bão dịch tả châu Phi càn quét nên tiêu thụ chậm. Từ đầu năm đến nay ngoài hỗ trợ của ngành thú y ra trang trại của nhà cũng phải mua thêm hóa chất vôi bột đến cả trăm triệu để phòng dịch cho trại nhà mình. Hiện tại chuẩn bị xuất chuồng trại thương phẩm một loạt cho thương lái khoảng 12 tấn với giá hiện nay là 41.000đ/kg. Rồi tiếp tục vệ sinh khử trùng chuồng trại đưa 80 con dự bị vào nuôi đón để có lợn xuất vào dịp Tết.

 Bà nhà tôi bị sức ép bom năm 1966 lại nghỉ mất sức 86 % nên yếu lắm, bà mới mất cách đây 6 năm, nếu không có tôi xin nghỉ về thời điểm đó thì bà ấy đi từ lâu rồi. Hiện tôi 75 tuổi rồi, bệnh huyết áp cao, tim mạch có sổ lĩnh thuốc hàng tháng tại bệnh viện. Giờ mọi việc trang trại là do vợ chồng con trai cả, cháu làm ở công ty cám chăn nuôi, sáng tối chúng kiểm tra quy trình đặt chế độ tự động nên tôi chỉ ở nhà trông coi trang trại, thỉnh thoảng kiểm tra có gì khác là điện cho cháu về xử lý.

 Năm 2007 xã Điệp Nông thành lập Hội Cựu TNXP tôi tham gia ngay từ ngày thành lập và được tín nhiệm vào Ban Chấp hành phụ trách quản lý sổ sách quỹ hội. Hơn chục năm nay quỹ hội của chúng tôi bình quân 500 ngàn đồng / hội viên. Hàng năm trích quỹ tặng quà động viên cho mỗi hội viên trong dịp Tết Nguyên là 50.000 đồng.

 Ông Đặng Văn Tại là 1 trong 4 gia đình hội viên Hội cựu TNXP của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình làm kinh tế giỏi, năm 2018 và 2019 được tỉnh Hội TNXP Thái Bình tặng giấy khen.

Hà Đỗ Tú


[1] Hệ thống VAC là một hệ thống khép kín mà các các thành phần trong hệ thống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông thường, trong hệ thống VAC, ao cá sử dụng phân (do gia súc, gia cầm thải ra) làm nguồn thức ăn cho các loài cá nuôi trong ao, ngoài ra phân còn được sử dụng để bón vườn; ao cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, đất bùn (khi vét cải tạo ao) bổ sung đất tốt cho toàn bộ cây trong vườn; còn vườn cung cấp rau phục vụ chăn nuôi. Ở Việt Nam, hệ thống VAC truyền thống được áp dụng rộng rãi ở nông thôn bao gồm cả vùng ven biển. Việc lồng ghép này bao gồm trồng cây trong vườn hộ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản