ẢNH INTERNET
Gặp lại em sau ngày xuất ngũ
Vừa bất ngờ, ngạc nhiên rồi bở ngỡ
Cô gái ngày nào đạn bom không sợ
Nay xõa tóc, dịu dàng như thôn nữ miền quê
Cô gái xung phong ngày nào, nay sao mà lạ thế
Mặt hiền hòa, áo lụa, xinh tươi
Thấy tôi lặng im, cô gái mỉm cười
Nhìn gì mà mê mẩn vậy, anh …đồng chí
Em vẫn là em, cô bé hay đùa và…xấu xí
Chẳng phải Chúc Anh Đài[i], hay Hoa Mộc Lan[ii]
Trước quân thù thì em rất hiên ngang
Nay xuất ngũ, con gái phải dịu dàng đằm thắm
Vẫn còn đây những vết trầy lấm tấm
Bàn tay chai, chân nứt nẻ, mắt quầng thâm
Nhưng tóc vẫn dài óng mượt, da ngâm
Tiếng cười vẫn thế, vang vang, hào sảng
Trước khi đi xung phong, mẹ phải kêu mỗi sáng
Nhưng khi xuất ngũ về, đã thức sớm, phụ mẹ bán buôn
Cha thì vui, mẹ cũng hết buồn
Còn anh…đồng chí, sao bây giờ mới tới
Như lời đã hứa, em vẫn chờ vẫn đợi
Biên giới yên bình, sánh bước chung đôi
Thôi thì tới rồi, anh…đồng chí,vào nhà đi thôi
Rồi muốn gì, cứ nói… với cha với mẹ!
TRẦN VIỆT SƠN
[i] Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài là một truyền thuyết Trung Quốc về chuyện tình đẹp nhưng đầy bi kịch của một đôi trai gái, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Truyền thuyết Trung Hoa này thường được so sánh với câu chuyện tình yêu Romeo và Juliet của nước Anh.
[ii] Hoa Mộc Lan là một nhân vật nữ anh hùng trong truyền thuyết dân gian của Trung Quốc. Nhân vật này xuất hiện lần đầu trong một truyện thơ mang tên Mộc Lan từ. Trong bài thơ này, Mộc Lan vẫn không có họ, quê quán thậm chí cũng không đề cập đến niên đại của nhân vật. Cái họ tên đầy đủ Hoa Mộc Lan” trở nên phổ biến cũng bắt đầu từ “Tứ thanh viên” của học giả đời nhà Minh là Từ Vị. Hình tượng Hoa Mộc Lan đi vào văn hóa Trung Quốc biểu thị một ý nghĩa lý tưởng hết sức cao thượng, nói về một thiếu nữ yếu đuối vì thay cha mà đi tòng quân, do vậy rất được tích cực lưu truyền qua truyền thuyết và những tác phẩm thiên về thơ ca hoặc sân khấu.