Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi)

Đăng lúc: 10-08-2018 3:53 Chiều - Đã xem: 41 lượt xem In bài viết

BỘ NỘI VỤ

 

Dự thảo
ĐỀ CƯƠNG
LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG SỬA ĐỔI

 

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Thi đua, khen thưởng.

 

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định cụ thể đối tượng áp dụng, trong đó bổ sung đối tượng là gia đình

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1.   Thi đua

  1. Danh hiệu thi đua
  2. Khen thưởng
  3. Thành tích đột xuất
  4. Hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua cấp Nhà nước

Điều 4. Các loại hình khen thưởng

Quy định cụ thể từng loại hình khen thưởng gồm:

  1. Khen thưởng theo công trạng và thành tích
  2. Khen thưởng theo đợt hoặc chuyên đề
  3. Khen thưởng đột xuất
  4. Khen thưởng theo niên hạn
  5. Khen thưởng quá trình cống hiến
  6. Khen thưởng đối ngoại

Điều 5. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

Bổ sung nguyên tắc khen thưởng: Không lấy hình thức khen thưởng theo đợt, theo chuyên đề để làm điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng cấp Nhà nước.

Điều 6. Danh hiệu thi đua

Bổ sung nội dung “Danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm hoặc theo đợt” (Khoản 4, điều 20 luật hiện hành)

Điều 7. Các hình thức khen thưởng

Điều 8. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

Nghiên cứu, xem xét không quy định “Đăng ký tham gia thi đua” là căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

Điều 9. Căn cứ xét khen thưởng

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Đưa nội dung và biên tập lại các điều Điều 9, 12, 13 của luật hiện hành

Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm

 

Chương 2.
TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

 

Điều 12. Mục tiêu thi đua

Chuyển nội dung của Điều 5 luật hiện hành về

Điều 13. Hình thức, phạm vi thi đua

Bổ sung quy định về hình thức “Thi đua theo chuyên đề”

Điều 14. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

Đưa nội dung Điều 16 của Luật hiện hành và bổ sung quy định về “Kiểm tra, đôn đốc phong trào thi đua…”

Điều 15. Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua

Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức phong trào thi đua.

Đưa nội dung của Điều 17 và Điều 19 của luật hiện hành

Điều 17. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân

Bổ sung nội dung tại Khoản 1, Điều 20 luật hiện hành

Điều 18. Danh hiệu thi đua đối với tập thể và hộ gia đình

  • Khoản 2, khoản 3 Điều 20 Luật hiện hành
  • Bổ sung danh hiệu Cờ thi đua cấp tổng cục thuộc bộ, cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng thuộc Bộ Quốc phòng, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là Cờ Thi đua cấp tổng cục).

  • Bổ sung danh hiệu đối với tập thể: Xã, phường, cơ quan, đơn vị văn hóa.

Điều 19. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”

Điều 20. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Bổ sung quy định “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” vào tiêu chuẩn xét tặng đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 21. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương

Bổ sung quy định về hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu.

Bổ sung quy định về thẩm quyền công nhận phạm vi ảnh hưởng nêu trên.

Điều 22. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Bổ sung quy định về hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu.

Bổ sung quy định về thẩm quyền công nhận phạm vi ảnh hưởng nêu trên. Điều 23. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” Điều 24. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” Điều 25. Cờ thi đua cấp tổng cục thuộc

Tiêu chuẩn Cờ Thi đua cấp tổng cục do các bộ quy định cụ thể.

Điều 26. Danh hiệu Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương

  • Bổ sung tiêu chuẩn: “Là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của các cụm, khối thi đua do bộ, ngành địa phương tổ chức”

Điều 27. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

  • Bổ sung quy định tặng “Cờ thu đua của Chính phủ” cho các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức.
  • Bổ sung quy định về tặng “Cờ thu đua của Chính phủ” cho các tập thể đầu trong các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động khi sơ, tổng kết 05 năm trở lên.

Điều 28. Bổ sung Danh hiệu “Xã, phường, cơ quan, đơn vị văn hóa”.

Điều 29. Danh hiệu thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa

Điều 30. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”

Điều 31. Các danh hiệu thi đua khác

Quy định về thẩm quyền của một số cơ quan, tổ chức được ban hành danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

 

Chương 3.
HÌNH THỨC ĐỐI TƢỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƢỞNG

 

Mục 1.

HUÂN CHƯƠNG

 Điều 32. Huân chương

  • Đưa nội dung Điều 32, 33 của luật hiện hành
  • Bổ sung hình thức “Huân chương Tấm lòng vàng” hoặc “Huân chương Vì cộng đồng” để khen thưởng cá nhân có thành tích trong công tác xã hội từ thiện.

Điều 33. “Huân chương Sao vàng”

  • Quy định cụ thể đối tượng là tập thể được tặng thưởng “Huân chương Sao vàng”: Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
  • Sửa đổi thời gian được tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho tập thể: Là 15 hoặc 20 năm tiếp theo trở lên từ khi được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Nếu tập thể đã được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh lần 02 thì thời gian và tiêu chuẩn được tính từ khi được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần
  • Bổ sung quy định Huân chương Sao vàng chỉ tặng thưởng 01 lần cho tập thể.

Điều 34. “Huân chương Hồ Chí Minh”

  • Quy định cụ thể đối tượng là tập thể được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh”: Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
  • Sau khi được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất, nếu tập thể được tặng thưởng Huân chương Độc lập, thì thời gian đề nghị tặng Huân chương Hồ Chí Minh (lần 2) là 10 năm kể từ ngày được tặng Huân chương Độc lập.
  • Bổ sung quy định Huân chương Hồ Chí Minh để tặng cho người nước ngoài.

Điều 35. “Huân chương Độc lập” hạng nhất

  • Bổ sung tiêu chuẩn tặng thưởng đối với tập thể: “Có quá trình xây dựng và phát triển từ 50 năm trở lên”.
  • Bổ sung quy định Huân chương Độc lập hạng nhất để tặng cho người nước ngoài.

Điều 36. “Huân chương Độc lập” hạng nhì

  • Bổ sung tiêu chuẩn tặng thưởng đối với tập thể: “Có quá trình xây dựng và phát triển từ 40 năm trở lên”.
  • Bổ sung quy định Huân chương Độc lập hạng nhì để tặng cho người nước ngoài.

Điều 37. “Huân chương Độc lập” hạng ba

Bổ sung quy định Huân chương Độc lập hạng ba để tặng cho người nước ngoài.

Điều 38. “Huân chương Quân công” hạng nhất

  • Sửa đổi tiêu chuẩn tặng thưởng cho cá nhân: Có quá trình cống hiến lâu dài trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
  • Bổ sung tiêu chuẩn tặng thưởng đối với tập thể: “Có quá trình xây dựng và phát triển từ 50 năm trở lên”.

Điều 39. “Huân chương Quân công” hạng nhì

  • Sửa đổi tiêu chuẩn tặng thưởng cho cá nhân: Có quá trình cống hiến lâu dài trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
  • Bổ sung tiêu chuẩn tặng thưởng đối với tập thể: “Có quá trình xây dựng và phát triển từ 40 năm trở lên”.

Điều 40. “Huân chương Quân công” hạng ba

Sửa đổi tiêu chuẩn tặng thưởng cho cá nhân: Có quá trình cống hiến lâu dài trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Điều 41. “Huân chương Lao động” hạng nhất

  • Quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với tập thể
  • Quy định cụ thể tiêu chuẩn khen thưởng đối với các đối tượng: Công nhân, nông dân, cán bộ, công chức, viên chức…
  • Bổ sung tiêu chuẩn khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách.
  • Bổ sung quy định Huân chương Lao động hạng nhất để tặng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 42. “Huân chương Lao động” hạng nhì

  • Quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với tập thể
  • Quy định cụ thể tiêu chuẩn khen thưởng đối với các đối tượng: Công nhân, nông dân, cán bộ, công chức, viên chức…
  • Bổ sung tiêu chuẩn khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách.
  • Bổ sung quy định Huân chương Lao động hạng nhì để tặng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 43. “Huân chương Lao động” hạng ba

  • Quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với tập thể
  • Quy định cụ thể tiêu chuẩn khen thưởng đối với các đối tượng: Công nhân, nông dân, cán bộ, công chức, viên chức…
  • Bổ sung tiêu chuẩn khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách.
  • Bổ sung quy định Huân chương Lao động hạng ba để tặng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 44. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất Điều 45. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì Điều 46. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba Điều 47. “Huân chương Chiến công”

Điều 48. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”

Quy định Huân chương Đại đoàn kết dân tộc tặng cho cá nhân là chức sắc tôn giáo, người dân tộc thiểu số, các doanh nhân tiêu biểu và người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích trong việc vận động, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Điều 49. “Huân chương Dũng cảm”

Điều 50. “Huân chương Tấm lòng vàng” hoặc “Huân chương Vì cộng đồng” Để tặng cho cá nhân có thành tích trong công tác xã hội, từ thiện

Điều 51. “Huân chương Hữu nghị”

Điều 52. Huy chương

Mục 2.
HUY CHƯƠNG

 

Đưa nội dung điều 52 và 53 luật hiện hành. Các loại Huy chương:

  • Bổ sung hình thức “Huy chương Thanh niên xung phong kháng chiến” để

tặng cho đối tượng là Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến

  • Đối với “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, có 02 phương án:

Phương án 1:

+ Bỏ hình thức “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”

+ “Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng cho cá nhân trong lực lượng Quân đội nhân dân

+ “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng cho cá nhân trong lực lượng Công an nhân dân

Phương án 2:

+ Bỏ hình thức “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”.

+ “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng cho cá nhân trong lực lượng Quân đội và Công an.

Điều 53. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng” (nếu chọn phương án 01 thì bỏ Điều 55) Điều 54.“Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” (nếu chọn phương án 01 thì bỏ Điều 55) Điều 55. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”

(nếu chọn phương án 02 thì bỏ Điều 53, Điều 54)

Điều 56. “Huy chương Hữu nghị”

 

Mục 3.

DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC

 Điều 57. Danh hiệu Vinh dự nhà nước

Điều 58. Danh hiệu “Tỉnh anh hùng”, “Thành phố anh hùng”

Điều 59. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Điều 60. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”

Quy định danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” chỉ phong tặng 01 lần cho tập thể, cá nhân.

Điều 61. Danh hiệu “Anh hùng Lao động”

Quy định danh hiệu “Anh hùng Lao động” chỉ phong tặng 01 lần cho tập thể, cá nhân.

Điều 62. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”

Cá nhân đã được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thì không đề nghị phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

Điều 63. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”

Cá nhân đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” thì không đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

Điều 64. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

Cá nhân đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, thì không đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

Điều 65. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

Cá nhân đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, thì không đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Mục 4.

“GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH”, “GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC”

 Điều 66. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”

Điều 67. “Giải thưởng Nhà nước”

Mục 5.

KỶ NIỆM CHƯƠNG, HUY HIỆU

 Điều 68. Kỷ niệm chương

Điều 69. Huy hiệu

Mục 6.

BẰNG KHEN, GIẤY KHEN

 Điều 70. Bằng khen

Bổ sung hình thức Bằng khen cấp tổng cục thuộc bộ, cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng thuộc Bộ Quốc phòng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là Bằng khen cấp tổng cục).

Điều 71. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”

Điều 72. Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

– Giữ nguyên các tiêu chuẩn đã quy định tại điều 72 của Luật hiện hành

– Bổ sung quy định: Các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương quy định tiêu chuẩn cụ thể cho từng đối tượng

Điều 73. Bằng khen cấp Tổng cục Phương án 1:

Tiêu chuẩn cụ thể tặng thưởng Bằng khen cấp tổng cục do bộ, ngành quy định.

Phương án 2:

Tiêu chuẩn cụ thể tặng thưởng Bằng khen cấp tổng cục do bộ, ngành quy định.

Riêng Bằng khen của 02 Đại học quốc gia do 02 Đại học Quốc gia quy định.

Điều 74. Giấy khen

Đưa Điều 74 và Khoản 1, 2 Điều 76 luật hiện hành.

Điều 75. Tiêu chuẩn tặng thưởng giấy khen

 

Chương 5.

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT ĐỀ NGHỊ DANH HIỆU THI ĐUA VÀ KHEN THƢỞNG

 

Mục 1.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG

 Điều 76. Thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước

Điều 77. Thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 78. Thẩm quyền quyết định của Thủ trưởng các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Điều 79. Thẩm quyền của cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, tỉnh; thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị khác

Điều 80. Thẩm quyền trao tặng

Quy định cụ thể thẩm quyền trao tặng đối với các hình thức khen thưởng.

Điều 81. Nghi lễ trao tặng

Quy định cụ thể nghi lễ trao tặng các hình thức khen thưởng.

 

Mục 2.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ

 Điều 82. Thẩm quyền và thủ tục đề nghị khen thưởng.

Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương khi đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước khen thưởng.

Quy định rõ trách nhiệm của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương trong thẩm định hồ sơ khen thưởng.

Điều 83. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng

Quy định bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ 01 bộ hồ sơ đề nghị khen thưởng.

Điều 84. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản

 

Chương 6.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA VÀ KHEN THƯỞNG

 Điều 85. Quyền của tập thể, cá nhân

Điều 86. Nghĩa vụ của tập thể, cá nhân

 

Chương 7.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

 Điều 87. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng Điều 88. Cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Điều 89. Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương

Điều 90. Quỹ Thi đua, khen thưởng

Điều 91. Hiện vật khen thưởng

 

Chương 8.
XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 92. Hủy bỏ quyết định khen thưởng

Điều 93. Tước danh hiệu

Điều 94. Khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng

 

Chương 9.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 95. Hiệu lực thi hành

Điều 96. Quy định chi tiết thi hành

Download văn bản: Download