Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp), tháng 12/1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Chúng con thương nhớ Bác ơi!
Nhớ đôi mắt Bác sáng ngời ánh sao
Vầng trán Bác tựa trời cao
Nếp nhăn bao nỗi gian lao tháng ngày
Tìm đường cứu nước – trời Tây
Bôn ba năm tháng dạn dày tuyết sương
Đêm đen bừng sáng Luận cương[i]
“Đường Kách mệnh[ii]” đến – con đường quang vinh
Mùa thu tháng tám lung linh
Cờ sao lấp lánh bóng hình “tự do”
Bác vui dân được ấm no
Cụ già biếu lụa trẻ thơ tặng quà
Thương người chiến sĩ xa nhà
Dân công thức giữa rừng già thiếu chăn
Suốt đời vì Đảng quên thân
Vào sinh ra tử vì dân quên mình
Tình yêu đất nước trong tim
Chúng con ghi tạc bóng hình Bác ơi!
Nhớ công ơn Bác muôn đời
Bác đi để lại rạng ngời nước non.
Nguyễn Đại Duẫn
Nguyễn Hữu Cảnh, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
[i] Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L’Humanité) Pháp, Nguyễn A’i Quốc được đọc Luận cương của V.I Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương của V. I Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nhu đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta.”
[ii] Đường kách mệnh (Đường cách mạng) là tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu do bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức phát hành vào đầu năm 1927