Vở kịch Hoa lửa Truông Bồn qua hình ảnh

Đăng lúc: 05-05-2019 9:23 Chiều - Đã xem: 34 lượt xem In bài viết

Tối 24/4, vở kịch hát “Hoa lửa Truông Bồn”, món quà tinh thần ý nghĩa chính thức đến với khán giả phương Nam.

Khai từ: Thời hiện tại. Bà Thông (đã hơn 70 tuổi, nguyên tiểu đội trưởng Tiểu đội thép TNXP Truông Bồn – ở giữa), ông Diên (nguyên lái xe bộ đội) gặp lại bà Hường (cựu TNXP) và nghe bà Hường nói về sự gian trá trong việc làm báo cáo điển hình của ông Tuấn (nguyên cán bộ xã – giờ đã là lãnh đạo tỉnh).

Ông Tuấn có mặt và bị bà Thông lật tẩy về sự gian trá trong việc làm báo cáo điển hình. Ông Tuấn đã dùng tiền để mua chuộc bà Thông, bà Hường, ông Diên nhưng bị cả ba lên án, phê phán việc làm trái lương tâm đó.

 

Cảnh Bà Thông gặp lại linh hồn các đồng đội đã hy sinh Linh hồn các TNXP nói với bà Thông là người ta làm báo cáo sai, dựng chuyện và mong bà Thông lấy lại sự thật, trả lại sự công bằng cho người đang sống và những người đã khuất “Người chết sợ cô đơn, lạnh lẽo, người chết sợ sự lãng quên, người chết sợ sự không công bằng”.

 

Bà Thông lúc đầu cho rằng TNXP là những con người lí tưởng, không ngại gian khó vì sự nghiệp giải phóng đất nước chứ không phải vì công lao, thành tích nên không định đấu tranh. Tuy nhiên, sau khi được thuyết phục, bà Thông đã quyết tâm thực hiện mong ước của các linh hồn đó là “phải đứng lên để nói ra sự thật – Để Truông Bồn mãi là bản tình ca bất tử”.

Cảnh buổi đầu ngày lên đường tòng quân đánh giặc (Bối cảnh những năm chiến tranh, khi đó bà Thông và mọi người còn trẻ). Chị em nô nức đăng kí lên đường tòng quân, gia nhập TNXP, tất cả đều hừng hực khí thế, vui vẻ…Lúc này, ông Tuấn là cán bộ xã là người điểm danh. Ông trốn không đi TNXP vì nhát gan, dù nói cứng là “vẫn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng” nhưng luôn bị các cô gái trêu chọc vì hèn nhát

 

Lúc này, bà Thông – dù không có tên trong danh sách nhưng vẫn quyết tâm nhiều lần đăng kí tình nguyện đi TNXP. Mẹ bà Thông quyến luyến, không muốn con gái ra đi nhưng bà Thông vẫn quyết tâm tòng quân.

 

Lúc này mới biết là bà Thông quyết tâm tòng quân để có hy vọng được gặp lại người yêu – tên Thành – người được cho là đã hy sinh. Ngoài ra, chính ông Tuấn là người năm lần bảy lượt không cho bà Thông tòng quân vì đang “theo đuổi” bà. Nhưng tất cả không thể cản được ý chí của bà Thông.

 

Khung cảnh Truông Bồn ác liệt với tiếng bom, tiếng pháo và cả tiếng hát lạc quan của các cô gái TNXP. Các cô gái dù mồ hôi nhễ nhại nhưng vẫn rất lạc quan, yêu đời, lúc nào nơi ở cũng đầy ắp tiếng hát, tiếng cười. 

 

Sau đợt bom, có một chiếc xe bị mất lái, mắc kẹt, các chị em cùng với tài xế phối hợp nhịp nhàng để xe thoát ra được.

 

Sau đợt bom, có một chiếc xe bị mất lái, mắc kẹt, các chị em cùng với tài xế phối hợp nhịp nhàng để xe thoát ra được.

 

Tỉnh lại, bà Thông quá đau khổ nên đã nhận lầm anh Diễn lái xe là Thành. Sau khi tỉnh táo, bà vẫn không tin Thành đã mất và nhờ Diễn khi đi vào Nam nhớ tìm hiểu thông tin.

 

Cảnh Truông Bồn máu và lửa, đau thương. Vào đêm trước ngày đình chiến, chị Tâm – TNXP và anh Hòa – TNXP tâm sự tình cảm, cùng nói về tương lai tươi sáng.

 

Mọi người cùng chúc mừng cho căp đôi Tâm – Hòa và 3 TNXP khác vừa có giấy báo nhập học.

 

Mọi người hào hứng lao động để chuẩn bị đón thời khắc hòa bình. Tuy nhiên, vào giây phút đó, một loạt bom nổ chát chúa, bất ngờ… chỉ còn những tiếng kêu thất thanh “Có ai còn sống không?” trong vô vọng. Nhiều TNXP đã hy sinh ngay trước giờ ngưng chiến. 

 

Cảnh cuối: Thời bình. Bà Thông, ông Diên, bà Hường cùng tới lại chiến trường xưa, hồi tưởng lại những kỷ niệm

 

Bà Thông cho biết, sau những nỗ lực đấu tranh, sự thật đã được trả lại. Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 14 chiến sỹ TNXP. 

 

Một kết thúc có hậu cho người đang sống và đặc biệt là những người đã hy sinh vì Tổ quốc./.

Hà Khánh/VOV-TP HCM

Theo VOV.VN