Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Đội đại tu đường sắt TNXP tháng 8 Thủ đô

Đăng lúc: 16-05-2023 1:13 Chiều - Đã xem: 216 lượt xem In bài viết

Ngày 15/5/2023 Ban Liên lạc Cựu TNXP Đội đại tu đường sắt tháng 8 Thủ đô đã phối hợp với Đoàn TNCSHCM Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Đội đại tu đường sắt tháng 8 Thủ đô (1963 – 2023).

Đến dự có các đồng chí: Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam, nguyên Bí thư thứ nhấ TW Đoàn; Nguyễn Văn Đính, UVĐCT Hội Cựu TNXP Việt Nam, Chủ tịch Thành hội Hà Nội; Đoàn Duy Hoạch, Trưởng ban liên lạc Cựu cán bộ đoàn, TNXP ĐSVN, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty ĐSVN; Vũ Hải Vân, Phó Trưởng ban Tổ chức – Kiểm tra Thành đoàn Hà Nội; Vũ Đức Tiến, Bí thư Đoàn TNCSHCM Tổng công ty ĐSVN; Đỗ Văn Hòa, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban nghiệp vụ Công đoàn ĐSVN; Nguyễn Văn Hoan, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Công trình 6…

Thay mặt Ban liên lạc, họa sỹ Nguyễn Du (ảnh dưới) đã ôn lại truyền thống vẻ vang của Đội đại tu đường sắt, tiền thân của Công ty CP Công trình 6. Năm 1963 hưởng ứng cuộc phát động ‘‘Thanh niên xung phong tình nguyện Tháng 8 Thủ đô đi xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá miền núi ” do Thành đoàn Hà Nội phát động, hàng trăm đoàn viên và thanh niên đã hăng hái hưởng ứng. Đội quân đầu tiên xuất phát tại ga Hà Nội vào ngày 21/11/1963 và đóng quân tại ga Bảo Hà với phiên hiệu C7. Đội quân thứ hai xuất phát vào ngày 26/12/1963 và đóng quân ở ga Mậu Đông với phiên hiệu C8. Các đợt tiếp theo từ tháng 1 đến tháng 4/1964 được bổ sung vào C8, C4, C5, C313 và các đại đội khác đóng dọc theo tuyến đường sắt từ Yên Bái đến Lào Cai thuộc Đội đại tu đường sắt.

Những ngày đầu tiên khi chưa quen với cái nắng cháy da ban ngày và cái rét cắt thịt ban đêm, với những ám ảnh “Nước Bảo Hà, ma Trải Hút, cọp Lâm Giang”, công việc mới mẻ nặng nhọc và dụng cụ lao động thô sơ, nhiều người da sạm đen, tay phồng rộp nhưng vẫn không hoàn thành chỉ tiêu. Nhưng với truyền thống của Đội đại tu đường sắt được thành lập từ năm 1956 với nòng cốt là Đội 38 TNXP Trung ương, là bộ đội chuyến ngành, là cán bộ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc cộng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật vừa tốt nghiệp các trường trung cấp và đại học, Đội đại tu đường sắt với quân số trên 3.800 người đã trở thành đơn vị xây dựng cơ bản mạnh nhất trong ngành đường sắt, có Đảng bộ 4 tốt đầu tiên của ngành đã được Bác Hồ tuyên dương trong Hội nghị tổng kết 3 năm cuộc vận động xây dựng chi bộ, đảng bộ 4 tốt toàn miền Bắc. Những TNXP tình nguyện tháng 8 Thủ đô đã sớm hoà mình với đại gia đình Đội đại tu đường sắt ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

Các phong trào thi đua yêu nước được triển khai rầm rộ như “Mọi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Bỏ cờ vàng, đạt cờ xanh, giành cờ đỏ”, “Lấy nắng bù mưa, lấy ngày mưa thay ngày chủ nhật”. Trong “cái khó ló cái khôn”, nhiều sáng kiến, cải tiến, hợp lý hoá sản xuất đã đưa năng suất lên cao, từng nhóm, từng tổ cùng nhau thi đua quyết vượt mức kế hoạch. Những thành tích đó đã được đăng tải trên bảng tin và các buổi truyền thanh của đơm vị. Trong các các phong trào văn nghệ, bổ túc văn hóa, thể dục thể thao, giao lưu với địa phưong nơi đóng quân bao giờ đơn vị có nhiều TNXP Hà Nội cũng đạt nhiều giải nhất. Nhiều đồng chí được kết nạp vào đoàn và công đoàn, được về Hà Nội dự Đại hội những người xuất sắc trong phong trào TNXP tình nguyện đi xây dựng và phát triến văn hoá của thanh niên Thủ đô ngày 25/5/1964 và vinh dự chụp ảnh chung với Thủ tướng Phạm Văn Đồng; có đồng chí được học lớp cảm tình đảng.

Cuối năm 1964 đầu năm 1965, Đội đại tu đường được đối tên thành Chi đội đường 6. Các đơn vị được chuyên môn hoá: Đơn vị nữ đảm nhận các công trình đất theo tính chất lao động phổ thông, các đơn vị nam chuyên làm các công trình mang tính kỹ thuật cao như đặt đường và cải tạo nền đường, sàng đá phá cốt. TNXP Hà Nội được tuyến dụng vào biên chế, tốp thì vào tuyến phía nam từ ga Hàm Rồng đến ga Hoàng Mai, tốp vào Trung đoàn tự vệ Đường sắt bảo vệ các toa hàng ở tuyến phía nam. Các đơn vị khác được vào các trọng điểm xung yếu Thái Nguyên, Hải Phòng, Uông Bí, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn. Đơn vị 605 được phối hợp với lực lượng tình nguyện của Trung Quốc sang giúp ta bảo đảm giao thông từ Lào Cai về đến Yên Viên.

Cao điểm nhất là tuyến đường 5 (Hà Nội – Hải Phòng) Không quân Mỹ liên tục bắn phá không kể ngày đêm, các đơn vị 602, 603, 605 oằn mình trước bom đạn của giặc Mỹ. Cầu Phú Lương bị đánh sập, ta phải mở đường khác và lắp ráp cầu phao để tối để vận chuyển hàng cứu trợ của các nước XHCN, tờ mờ sáng tháo ra tấp vào bờ ngụy trang. Cuộc sống lán trại không còn mà phải sơ tán vào nhà dân, thậm chí đêm đốt đuốc làm đường, sáng sơ tán vào rừng với nắm cơm và ít muối vừng. Những ngày lương thực, thực phẩm từ dưới xuôi vận chuyển lên không kịp thì những thứ thực phẩm tại chỗ như sắn luộc, ngô bung, bí đỏ, rau tầu bay và măng rừng là những món ăn hàng ngày. Chi đội đường đổi tên thành chi đội bảo đảm giao thông 6 và được chi viện rất nhiều TNXP từ các tỉnh Nam Hà, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng và TNXP công trường 13C của Hà Nội bổ xung.Nhưng càng gian khổ, khốc liệt càng nung nấu ý chí quyết tâm của những chàng trai cô gái Hà Nội: Địch phá ta sửa ta đi! Thề quyết tử cho mạch máu giao thông đường sắt quyết sinh! Địch phá ta cứ đi!

Lời thề ấy đã đi cùng với toàn ngành đường sắt cho đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Chiến tranh thì không tránh khỏi mất mát. Chúng ta không thể quên những tấm gương anh dũng hy sinh trên mặt trận giao thông vận tải đường sắt như các đồng chí: Nguyễn Đức Tuệ Đội 603 hy sinh ngày 19/5/1967 ở ga Văn Điển, Nguyễn Văn Can Đội 304 hy sinh ngày 20/8/1966, Tống Thị Tính Đội 605 hy sinh ngày 20/11/1967 tại cầu Tam Bạc. TNXP Đội 605 đã suốt đêm lội suối băng rừng tải thương và chôn cất các đồng đội nữ Đội 610 bị bom nổ chậm tại ga Lâm Giang, dầm mình suốt đêm ở suối cầu Cài để tìm xác 2 liệt sĩ. Các đồng chí Nguyễn Công Hoành, Đặng Tuấn Dũng, Nguyễn Thị Bình, và y tá Phượng Đội 605 nhà ở phố Khâm Thiên bị bom nổ chậm làm gẫy chân vẫn khuyên mọi người đi cứu đồng đội. Ngoài việc san lấp hố bom, đặt lại đoạn đường sắt bị phá huỷ chúng ta còn phối hợp với bộ đội phòng không và lực lượng tự vệ địa phương tiểp đạn, tải thương.

Sau giờ lao động tiếng đàn, tiếng hát và các vở kịch “Sao đổi ngôi”, “Ông Năm Hạng”, “Gieo gió gặt bão”, Nổi gió (trích đoạn) cũng được dàn dựng công phu, được các chàng trai cô gái Hà Nội say sưa, tập luyện góp phần vào phong trào văn hoá giữa đơn vị đóng quân với nhân dân địa phương. Đây cũng là đội quân chủ lực của Công ty mỗi khi tham gia hội diễn văn nghệ do công đoàn ngành tổ chức. 5 đồng chí được điều về đoàn văn nghệ xung kích sau là Đoàn văn công đường sắt phục vụ khắp 5 tuyến đường sắt trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, được Bộ GTVT cử vào biểu diễn tại Thừa Thiên Huế và Đà Nang sau khi giải phóng miền Nam.

Đa sổ thanh niên đã đuợc kết nạp Đoàn, nhiều đồng chí được kết nạp Đảng, được cử đi học chuyên môn, học đại học, được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương Vì sự nghiệp GTVT, Huy chương Vì sự nghiệp văn hoá, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì danh dự đoàn viên,Kỷ niệm chương TNXP…

Công ty cổ phần Công trình 6 mà tiền thân là Đội Đại tu đường sắt đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lưọng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đối mới. Đội nữ 609 được phong tặng danh hiệu Anh hùng. Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều Huân huy chương khác. Chúng ta cũng tự hào và xúc động khi trong phòng truyền thống của Công ty vẫn còn lưu giữ và trưng bầy các hình ảnh và kỷ vật của chúng ta đang lao động và chiến đấu, góp phần xứng đáng vào thành tích của Công ty cổ phần Công trình 6.

Trở lại đời thường các cựu TNXP Tháng 8 Thủ đô năm xưa nay đã lên chức ông, chức bà, chức cụ. Trải qua nhiều thử thách tình đồng chí, đồng đội trong lao động, sản xuất và chiến đấu đã tạo thành tình yêu đôi lứa. Có những cặp đang ngồi trong hội trường này sống rất hạnh phúc, con cháu chắt xum vầy.

Mặc dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng những kỷ niệm của một thời đáng nhớ lại thôi thúc chúng ta đi tìm đồng đội cũ tụ hội thành từng nhóm, từng đơn vị và từng khu vực. Đó là những ban liên lạc đầu tiên, rồi được thành phố ra quyết định số 36 QĐ ngày15/4/2007 công nhận Ban liên lạc cựu TNXP Đội Đại tu Đường sắt Tháng 8 Thủ đô. Ban liên lạc củng cố về tổ chức, thông qua quy ước hoạt động và lập quỹ nghĩa tình đồng đội, tổ chức thăm hỏi và chia sẻ nỗi đau buồn khi đồng đội gặp hoạn nạn; xác nhận cho đồng đội để được hưởng chế độ chính sách; tổ chức đi thăm những nơi đội đã sống, lao động và chiến đấu trước đây, danh lam thắng cảnh của đất nước. Ban liên lạc đang hoàn thành sổ vàng lưu danh nhân chứng lịch sử để lưu giữ lại cho thế hệ sau.

Phát huy tinh thần của 60 năm về trước cựu TNXP tháng 8 Thủ đô hăng hái tham gia vào hệ thống chính trị địa phương, các cuộc thi sáng tác tranh cổ động phục vụ các sự kiện trọng đại và đã giành được nhiều giải thưởng. Chúng ta cũng xin hứa không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của lực lượng TNXP nói chung, của tinh thần TNXP Tháng 8 nói riêng quyết sống vui, sống khỏe, sống có ích cho đời là tấm gương sáng cho con cháu học tập và xứng đáng là cựu TNXP làm theo lời Bác:“Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên.”

Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Đỗ Văn Hòa (ảnh trên) nhấn mạnh: ĐSVN trong quá trình hình thành và phát triển đã có bề dày lịch sử hon 140 năm, gắn liền với những thăng trầm của đất nước, gắn bó máu thịt với ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất trong các thời kỳ của lịch sừ dân tộc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước được ghi nhận bằng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và rất nhiều phần thưởng cao quý khác. Thực hiện lời căn dặn năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu với công nhân đường sắt “Đoàn kết, kỷ luật, công tác”, gần 80 năm qua, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, người lao động đường sắt cần cù, kiên cường, dũng cảm, thông minh, sáng tạo. Trong đó có sự đóng góp công sức, mồ hôi và cả xương máu của lực lượng TNXP nói chung và TNXP Đội đại tu đường sắt ĐS Tháng 8 Thủ đô. Lãnh đạo ngành đường sắt trân trọng ghi nhớ công lao to lớn đó, hứa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, từng bước xây dựng ĐSVN văn minh, hiẹn đại, đáp ứng niềm tin của Đảng, Nhà nước, Nhân dân.

Tổng công ty ĐSVN rất mong sự quan tâm, chia sẻ, động viên, hiến kế và đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các bác, các anh các chị, những lớp người đi trước cho cho sự phát triền của ĐSVN, mà dự báo rất mạnh mẽ trong thời gian tới. Trong nhiều năm qua, Tổng công ty ĐSVN và các đơn vị đã rà soát, quy tập các ngôi mộ TNXP trên các tuyến đường sắt, tổ chức dâng hương vào ngày 27/7 hàng năm, giao các đơn vị chăm sóc, chỉnh trang, dâng hương thường xuyên vào dịp lễ, Tết. Năm 2021, Tổng công ty ĐSVN và Công ty CP Đường sắt Yên Lào đã phối hợp di dời 12 mộ TNXP vào nghĩa trang thành phố Lào Cai         

Với truyền thống rất đáng tự hào của TNXP Đội đại tu đường sắt Tháng 8 Thủ đỏ, tiền thân của Công ty công trình 6, đơn vị Anh hùng Lao động và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Tổng công ty ĐSVN tin tường răng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của Hội Cựu TNXP Hà Nội, Hội Cựu TNXP Đội đại tu đường sắt – Tháng 8 Thủ đô sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động ý nghĩa.

Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam Vũ Trọng Kim (ảnh trên) đã bày tỏ sự khâm phục thành tích của Đội đại tu đường sắt TNXP tháng 8 Thủ đô; vui mừng trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tạo điều kiện cho đường sắt Việt Nam phát triển vượt bậc trong thời gian tói; chúc các bác sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc cùng con cháu.

Tại buổi lễ, đồng chí Vũ Trọng Kim đã trao tặng bằng khen của TW Hội cho 3 cựu TNXP tiêu biểu, đại diện lãnh đạo Thành hội Hà Nội tặng quà chúc thọ hội viên cao tuổi. Mỗi cựu TNXP khi ra về đều nhận được quà của Tổng công ty ĐSVN.

Một số hình ảnh khác 

Các đại biểu

Tặng hoa

 

Tặng bằng khen, chúc thọ

Văn nghệ

 

Chụp ảnh lưu niệm

 

 

Đồng Sỹ Tiến