Lực lượng thanh niên xung phong tỉnh Cao Bằng 70 năm cống hiến và trưởng thành (15/7/1950 -15/7/2020)

Đăng lúc: 22-06-2020 3:00 Chiều - Đã xem: 56 lượt xem In bài viết

Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Cao Bằng Hoàng Văn Vảng trình bày tham luận

PHẦN THỨ NHẤT
TRUYỀN THÓNG LỰ LƯỢNG  THANH NIÊN XUNG PHONG  VIỆT NAM VÀ TỈNH CAO BẰNG QUA CÁC THỜI KỲ

I.       GIAI ĐOẠN 1950 – 1954: CHỐNG THựC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

Năm 1950 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta bước vào giai đoạn quyết liệt, tháng 6/1950 Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới[i].

Với tầm nhìn chiến lược đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã giao nhiệm vụ cho Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam tổ chức thành lập Đội TNXP công tác Trung ương đầu tiên (đội tiền thân của Lực lượng TNXP Việt Nam) gồm 225 đội viên do đồng chí Vương Bích Vượng ủy viên Ban chấp hành Trương Đoàn thanh niên cửu quốc làm đội trưởng. Sau khi thành lập đội đã thực hiện các nhiệm vụ: Một bộ phận làm cầu, đường tại tỉnh Bắc Kạn; một bộ phận lên Cao Bằng tham gia chiến dịch Biên giới, vận chuyển vũ khí phục vụ chiến đấu, đưa thương binh về tuyến sau, thu dọn chiến trường…

Từ khi được thành lập Đội TNXP công tác đầu tiên, mặc dù bận rất nhiều công việc của Cách mạng, nhưng Bác luôn luôn quan tâm, theo dõi bước trưởng thành của TNXP.

Ngày 20/3/1951 Bác đã dành thời gian đến thăm liên phân đội TNXP 312 đang làm nhiệm vụ tại cầu Nà Cù (thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn). Sau khi thăm hỏi động viên cán bộ, đội viên TNXP trước lúc tạm biệt Bác đã đọc 4 câu thơ tặng TNXP:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

4 câu thơ đó là lời giáo huấn, là phương hướng tư tưởng và hành động cho lực lượng TNXP và thế hệ trẻ Việt Nam.

Khi chiến dịch kết thúc, Đội TNXP công tác Trung ương đầu tiên khẳng định được vài trò “chủ lực” trong lực lượng phục vụ chiến dịch. Tại buổi lễ mừng chiến thắng Biên giới tổ chức tại thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Đại tướng – Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp tuyên dương Đội TNXP công tác đầu tiên “đã nêu cao tinh thần tích cực – xung phong triệt để, tuân theo kỷ luật chiến trường, tổ chức chặt chẽ”, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam khen ngợi tinh thần dũng cảm, tận tụy trong công tác tải thương của Đội TNXP công tác đầu tiên.

Giải phóng Cao Bằng, kết thúc chiến dịch, Đội TNXP công tác Trung ương rút về xuôi công tác.

Năm 1950 cũng là năm Cao Bằng bị lũ lụt lớn và những trận ném bom của địch trước chiến dịch Biên giới làm sạt lở, hư hỏng nhiều đoạn đường và cầu ở các huyện trong tỉnh. Cao Bằng cũng là tuyến đường quan trọng trong việc tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa qua Trung Quốc vào Việt Nam.

Để chuẩn bị cho công việc vận chuyển khối lượng hàng hóa, vũ khí, thuốc men, lương thực từ Trung Quốc vào Việt Nam qua Cao Bằng, Trung ương Đoàn chủ trương thành lập Đội TNXP Cao Bằng để thay thế Đội TNXP Trung ương tiếp tục bảo vệ sửa chữa đường, cầu phà trong địa bàn tỉnhg nhằm đảm bảo giao thông thông suốt. Trước yêu cầu nhiệm vụ cấp bách đó, Tỉnh ủy Cao Bằng chỉ thị cho Tỉnh đoàn Cao Bằng thành lập đội TNXP làm nhiệm vụ sửa chữa cầu đường, cầu phà. Đội TNXP Cao Bằng được thành lập ở huyện Hòa An, có 70 đội viên ra quân làm con đường Nặm Pạng – Án Lại (nay thuộc xã Nguyện Huệ, Hòa An). Các đội viên chủ yếu là người Hòa An và thị xã Cao Bằng do đồng chí Phạm Thế Trần – Bí thư huyện Đoàn Hòa An lúc bấy giờ – phụ trách. Khi gần hoàn thành tuyến đường Nặm Pạng — Án, do yêu cầu nhiệm vụ, tỉnh lại điều động vào làm đoạn đường Bó Ca (Nguyên Bình). Đội TNXP đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái thi đua trong lao động, thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Từ những năm 1951 đến 1954 để chuẩn bị và phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã chỉ đạo: Kháng chiến càng tiến tới, công việc ngày càng nhiều, chúng ta cần củng cố và phát triển đội TNXP để đảm bảo thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này.” Bác căn dặn: “Nhiệm vụ của TNXP là xung phong mọi việc, bất kỳ việc khó, việc dễ và phục vụ cho đến kháng chiến thành công, đó là nhiệm vụ vẻ vang của Đoàn thanh niên.” Bác chỉ đạo phải củng cố và phát triển các đội TNXP với yêu cầu cao hơn và chất lượng tốt hơn.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ và Trung ương Đảng, kế hoạch vận động của Trung ương Đoàn, chỉ trong thời gian ngắn hàng vạn thanh niên các tỉnh Khu III, Khu IV, Tây Bắc, Việt Bắc vì nước lên đường gia nhập bộ đội và TNXP.

Tính từ năm 1950 – 1954 lực lượng TNXP toàn quốc đã phát triển trên 25.000 đội viên được Bác Hồ và Bộ Tư lệnh tiền phương giao đảm nhận 2 mảng nhiệm vụ chính:

–        Một là: Phục vụ bảo vệ khu vực làm việc các cơ quan lãnh đạo của Trung ương (ATK)

–        Hai là: Tham gia xây dựng các tuyến đường huyết mạch ra chiến trường, phá bom nổ chậm, đảm bảo giao thông ở các tọa độ lửa, vận chuyển vũ khí, đạn dược lương thực ra mặt trận, trực tiếp phục vụ các chiến dịch Biên giới, Trung du[ii], Hoàng Hoa Thám[iii], Hòa Bình[iv], Tây Bắc[v], Thượng Lào[vi] và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong giai đoạn này cùng với sự lớn mạnh của quân đội và lực lượng TNXP cả nước, Đội TNXP Cao Bằng cũng phát triển và lớn mạnh. Để tiếp tục phục vụ chiến dịch cầu đường Cao Bằng – Bắc Cạn, TNXP Cao Bằng được mở rộng đến các huyện với trên 500 đội viên, phiên chế thành các phân đội (mỗi huyện có từ 1 – 2 phân đội) gồm các huyện Bảo Lạc, Thạch An, Hà Quảng, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trà Lĩnh, Nguyên Bình… với nhiệm vụ tu sửa đảm bảo các đoạn đường xung yếu trong tỉnh. Để thuận tiện cho việc quản lý, điều hành các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ có năng suất, hiệu quả, UBHC tỉnh đã quyết định thành lập Tổng đội TNXP gồm 3 đại đội với các phiên hiệu: C201, C202, C203 có gần 700 đội viên do Tỉnh đoàn và Ty Giao thông phụ trách, bố trí làm nhiệm vụ tu sửa các đoạn đường:

–        C201 đóng quân ở Tà Sa, Nguyên Bình, Đèo Giàng (Bắc Cạn) làm nhiệm vụ tu sửa đường, phá bom nổ chậm, lấp hố bom.

–        C202 đóng quân ở đèo Mã Phục đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) làm nhiệm vụ tu sửa đường, cầu, cống…

–        C203 đóng quân ở đèo Côlê đến Hà Hiệu (Bắc Cạn) làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông, thông suốt sửa sang cầu cống, mở rộng đường dốc đèo Tà Sa.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ Lực lượng TNXP Cao Bằng đã thể hiện được tinh thần và ý chí cách mạng đối với bất kỳ công việc gì, dù khó khăn nguy hiểm như phá bom nổ chậm đến việc lao động tu sửa đường giao thông tại các đoạn đường đèo vất vả, thiếu thốn về lương thực, thực phẩm thuốc men và các trang thiết bị vật chất khác. Đơn vị thường xuyên di chuyển địa điểm đóng quân, nhưng không làm ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ đội viên TNXP, mọi người vẫn phát huy tinh thần xung phong sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

TNXP Cao Bằng đã đóng góp sức mình cùng quân dân trong tỉnh và cả nước thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Được rèn luyện thử thách trong môi trường TNXP hầu hết các đội viên đều giữ vững được phẩm chất đạo đức mách mạng, nhiệt tình tận tụy trong công tác, nhiều cán bộ đội viên đã trưởng thành, tiêu biểu như các đồng chí: Phạm Thế Trần, Lâm Ngọc Thụ, Hoàng Tỷ, Phương Thị Vân Anh, Bằng Sơn.

II. GIAI ĐOẠN 1954 – 1964.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, lực lượng TNXP được giao nhiệm vụ thu dọn chiến trường, làm đường chiến lược Lai Châu – Ma lù thàng, tiếp quản thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, xây dựng nhà máy chè Phú Thọ. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng, Chính phủ chủ trương giao cho Đoàn thanh niên tiếp tục thành lập các đội TNXP. Trung ương Đoàn đã huy động hàng ngàn đội viên thanh niên tham gia các công trình như: Khôi phục đường sắt Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội — Thanh Hóa – Vinh, mở đường 12B Hòa Bình xây dựng các nhà máy cơ khí, lò cao khu gang thép Thái Nguyên.

Cuối năm 1954 thực hiện chủ trương của Trung ương, hòa chung khí thế của lực lượng TNXP miền Bắc, lực lượng TNXP Cao Bằng đã chọn cử được trên 200 đội viên biến chế vào Đội 42, Công trường 111 làm tuyến đường từ Lai Châu đến biên giới Vân Nam (Trung Quốc) dài 99 km.

Từ năm 1956 đến năm 1960 hệ thống đường giao thông nối liền từ trung tâm tỉnh đến các huyện, các vùng gặp nhiều khó khăn, các tuyến đường bị sạt lở xuống cấp nghiêm trọng, một số tuyến còn ở mức đường dân sinh, đặc biệt là tuyến đường dài gần 200km từ thị xã Cao Bằng đi Bảo Lạc. Bảo Lạc là huyện vùng cao biên giới, dân cư thưa thớt, có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, kinh tế thuộc huyện nghèo, chưa có đường ô tô chủ yếu là đi bộ và ngựa thồ, tình hình an ninh chính trị không ổn định, luôn bị bọn thổ phỉ và bọn phản động gây rối phá hoại. Vì vậy Khu ủy, Tỉnh ủy có chủ trương tu sửa, mở rộng làm đường mới, cầu cống các tuyến đường giao thông đặc biệt là tuyến đường từ thị xã Cao Bằng đi Bảo Lạc

Thực hiện chủ trương của Đảng, Ủy ban hành chính tỉnh Cao Bằng đã quyết định thành lập Tổng đội TNXP Cao Bằng do Ty Giao thông trực tiếp quản lý, cung cấp trang thiết bị, vật tư kỹ thuật và điều hành sử dụng lao động. Ty Giao thông đã tuyển dụng và thành lập các đơn vị TNXP theo đội hình tập trung với các phiên hiệu B1 đến B13 làm nhiệm vụ tu sửa, làm các cầu cống trên các tuyến đường trong tỉnh. Tập trung nhất là tuyến đường từ Tĩnh Túc đi huyện Bảo Lạc. 13 đơn vị được bố trí rải rác ở các tuyến đường trong toàn tỉnh như sau:

B1 do ông Hoàng Quang Nụng làm B trưởng:

Năm 1957 đóng quân ở công trường Bó Ca, sửa chữa đoạn đường từ Tà Sa đến huyện Nguyên Bình

Năm 1958 chuyển về xây dựng cầu mới Nặm Pạng và sửa đường xây kè Km5, Km6, Km7 trên đường từ thị xã đến Suối Củn, Nặm Pạng (Nguyện Huệ, Hòa An)

Năm 1960 được điều động vào làm cầu Thủy Khẩu và làm đường Thủy Khẩu Tà Lùng thuộc huyện Phục Hòa

– B2 do ông Nông Dương Tù là B trưởng

Đóng quân ở công trường Bó Ca, làm nhiệm vụ trên đoạn đường Nà Bao đến Nguyên Bình.

Cuối năm 1958 – năm 1960 chuyển về sửa chữa, xây dựng cầu cống, sửa chữa mặt đường đoạn từ Nặm Nàng – Tát Trà (Km9 – Km23) đường Cao Bằng – Đông Khê (Thạch An)

B3 do ông Đàm Sĩ Nhiếp làm B trưởng

Năm 1957 – 1958 chuyên trách rải mặt đường đá răm trên Quốc lộ 3, đoạn Nà Bao – Tà Sa và đoạn thị xã đi Suối Củn, Nặm Loát, Bó Mu, Khau trang, Án Lại, Mã Phục thuộc huyện Hòa An

B4 do ông Dương Văn Páo làm B trưởng

Cuối năm 1957 – năm 1960 làm nhiệm vụ xây cống, kè, rải mặt đường đá răm Quảng Uyên đến Khau chỉa (Phục Hòa)

B5 do ông Nguyễn Ngọc Duy làm B trường

Năm 1958 – 1960 đóng quân trên Quốc lộ 4 làm nhiệm vụ xây kè cống từ thị xã đến dốc Bàn Cờ đường Cao Bằng đi Đông Khê

  • B6 do ông Hoàng Quang Thức làm B trưởng

Năm 1958 – 1960 nhiệm vụ làm đường mới Tĩnh Túc đi Bảo Lạc

B7 do ông Nông Huy Hậu làm B trưởng

Cùng với B5 làm nhiệm vụ xây kè, cống và rải đường cấp phối Quốc lộ 4 từ thị xã đến chân dốc Bàn Cờ Cao Bằng – Đông Khê

  • B8 do ông Nông Văn Giáng làm B trưởng

Làm sân bay Nà Cạn, sau chuyển đi làm nhiệm vụ xây kè cống, sửa chữa mặt đường đoạn từ Đông Khê đi Phục Hòa

B9 do ông Nguyễn Văn Phong là B trưởng

Từ năm 1958 – năm 1960 làm đường Tĩnh Túc đi Bảo Lạc và Bảo Lạc đi Pác Miều, Bảo Lâm

B10 do ông Hoàng Văn Hịch làm B trưởng

Năm 1958 – năm 1960 làm đường Tĩnh Túc – Bảo Lạc và đường Bảo Lạc đi Pắc Miều Bảo Lâm

B11 do ông Đinh Quang Đôn là B trưởng

Năm 1958 – 1960 làm đường Tĩnh Túc – Bảo Lạc

B12 do ông Nông Hữu Tỵ làm B trưởng

Năm 1958 – 1960 làm đường Tĩnh Túc – Bảo Lạc

B13 do ông Nông Văn cấp làm B trưởng

Năm 1958- 1960 làm đường Tĩnh Túc – Bảo Lạc sau vào làm đường từ Bảo Lạc đi Pắc Miều (Bảo Lâm).

Sau khi thi công song cơ bản nền đường, ô tô vào được đến thị trấn Bảo Lạc kịp thời phục vụ lực lượng quân đội, công an vào triển khai nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị khu vực huyện Bảo Lạc.

Tháng 7 năm 1960 theo yêu cầu của UBHC khu tự trị Việt Bắc, Cao Bằng đã tổ chức lựa chọn hơn 200 cán bộ, đội viên từ B4, B5, B6, B9 do đồng chí Đàm Hải Hồ làm đội trường, Hoàng Quang Thức làm đội phó làm đường Hà Giang – Mèo Vạc – Đồng Văn cùng với TNXP và đồng bào các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn, tỉnh Nam Định, Hải Dương, nhiệm vụ làm đường từ Km21 đến huyện Đồng Văn, tháng 9/1963 làm lễ khánh thành. Tiếp sau đó thi công từ huyện Đồng Văn đến Mèo Vạc, khánh thành tháng 3/1965. Đơn vị Cao Bằng được suy tôn là đơn vị xuất sắc, được UBHC tỉnh Hà Giang tặng Bằng khen, LHCĐ tỉnh Hà Giang tặng giấy khen.

III. GIAI ĐOẠN 1965 – 1975 (chống Mỹ cứu nước)

Năm 1965 đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào trực tiếp xâm lược miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân, phá hoại các đường giao thông, các doanh trại quân đội, các khu kinh tế nhằm gây cho ta những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Việc đảm bảo giao thông vận tải là nhiệm vụ vô cùng trọng yếu, đối với các hoạt động sản xuất của các ngành, các địa phương và việc tăng cường công tác an ninh quốc phòng.

Trước tình hình đó Chính phủ đã ra Chỉ thị số 71 ngày 21/6/1965 giao cho Trung ương Đoàn thanh niên lao động Việt Nam tổ chức các đội TNXP chống Mỹ cứu nước.

Ngày 29/7/1965 Trung ương Đảng có chỉ thị số 105 nêu rõ:  Để phát huy truyền thống của TNXP trong thời kỳ kháng chiến và để đáp ứng với nhiệt tình của thanh niên đang sôi nổi thực hiện phong trào “Ba sẵn sàng” các tổ chức, các đội TNXP chống Mỹ cứu nước nhằm phục vụ chiến đấu và xây dựng, mỗi đội TNXP phải là một đơn vị sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết, đồng thời là một trường học văn hóa, kỹ thuật, nơi đào tạo và rèn luyện thanh niên về mọi mặt.

Từ tháng 6/1965 đến tháng 4/1975, với cao trào “Ba sẵn sàng” do Trung ương Đoàn phát động đã có hàng chục vạn nam nữ thanh niên gia nhập các đội TNXP chổng Mỹ cứu nước và có mặt ở hầu hét các chiến trường gian khổ nhất, ác liệt nhất… lực lượng TNXP còn là đội quân chủ lực đảm nhận nhiệm vụ mở các tuyến đường chiến lược dọc ngang từ Bắc vào Nam và sang nước bạn Lào, xây dựng các kho tàng, bốc xếp, chuyển tải hàng triệu tấn vũ khí lương thực… vào miền Nam.

Cùng với tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ Cao Bằng đã nô nức lên đường tham gia bộ đôi và TNXP. Tháng 6/1965 thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Cao Bằng đã mở con đường từ đèo Mã Phục đến cửa khẩu Phai Can (huyện Trà Lĩnh) thuộc Quốc lộ 3, để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận hàng viện trợ của bạn bè quốc tế, Ủy ban hành chính tỉnh Cao Bằng quyết định thành lập đơn vị TNXP Cao Bằng với phiên hiệu C1O, quân số trên 160 đội viên cùng 12 Đội TNXP tỉnh Hải Dương gồm 1.800 đội viên làm nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3.

Năm 1968 sau khi hoàn thành nhiệm vụ và bàn giao công tác thi công con đường cho công nhân quốc phòng nước bạn Trung Quốc đảm nhận, một số đội viên Cao Bằng được chuyển vào làm việc tại các cung, hạt giao thông và các ngành khác trong tỉnh còn lực lượng TNXP Hải Dưong chuyển về Tây Bắc là tiền thân của Công ty Xây dựng giao thông 8 (Bộ Giao thông).

Tháng 5/1972 đội TNXP lại được thành lập để thực hiện nhiệm vụ, đảm nhận bốc xép hàng viện trợ, chủ yếu là lương thực tại xóm Pò Tập, thị trấn Tà Lùng[vii], tu sửa đảm bảo giao thông trên đoạn đường Khau Chỉa (Phục Hòa) với quân số trên 500 đội viên, chia làm 3 đại đội. Đến tháng 2/1973 đội được phát triển và chính thức được mang phiên hiệu là đơn vị TNXP N311- P12, có trên 400 đội viên chia thành 4 đại đội do đồng chí Hoàng Hồng Việt – ủy viên BCH Tỉnh đoàn – làm đội trưởng; sau đó là đồng chí Lục Kim Tương – Phó Bí thư Tỉnh đoàn – làm đội trưởng. Nhiệm vụ của đội là tu sửa nâng cấp các đoạn đường đèo Khau Chỉa (Phục Hòa) đoạn đường Đức Xuân (Thạch An)

Năm 1973 đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, đội được giao nhiệm vụ xây dựng kinh tế cùng Công trường 1A- Bộ thủy lợi, tham gia xây dựng công trình thủy điện Thoong Gót (Trùng Khánh), sau đó chuyển sang mở đường mới Canh Tân – Minh Khai (Thạch An) với nữ chiến tỷ lệ 60 – 70%.  Nhiệm vụ lúc này vừa sản xuất, vừa học tập bổ túc văn hóa nâng cao trình độ, thành lập tiểu đoàn tự vệ TNXP và có kế hoạch tập luyện sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bổ sung lực lượng cho quân đội hàng năm.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước hoàn toàn được giải phóng, kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Đội TNXP N311- P12 làm tiềp nhiệm vụ làm tiếp tuyến đường Canh Tân – Minh Khai – Quang Trọng (Thạch An), là đường chiến lược quốc phòng còn dang dở, nên đã kéo dài hết tháng 7/1975, mới tiến hành bàn giao cho đơn vị quân đội thi công kế tiếp. Kết thúc nhiệm vụ, đại đa số đội viên được cử đi học, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ tại các trường chuyên nghiệp. Một số cán bộ, đội viên chuyển công tác vào cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các đơn vị kinh tế của tỉnh, huyện… Dù ở bất kỳ lĩnh vực cương vị công tác nào, các đồng chí cán bộ, đội viên vẫn phát huy tinh thần là đội quân xung kích của tuổi trẻ.

PHẦN THỨ HAI
MỘT SỐ CHÉ Độ, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, CHÍNH PHỦ ĐÓI VỚI TNXP ĐÃ HOÀN THÀNH NHIỆM vụ TRONG KHÁNG CHIÉN,
HOẠT ĐỘNG CỦA Hội Cựu TNXP TỈNH CAO BẰNG TỪ KHI THÀNH LẬP ĐÉN NAY (tháng 3/2020)

I.       Môt số chế đô, chính sách cho TNXP

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng TNXP đã có công lao, thành tích và sự hy sinh công hiến hết sức to lớn, thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Để ghi nhận những đóng góp to lớn của lực lượng TNXP trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có chủ trưoưg thực hiện chế độ, chính sách đối với TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến cụ thể là:

  1. Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về mốt số chính sách đối với TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.
  2. Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phú quy định về chế độ đối với TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến (thay thế quyết định số 104/1999/QĐ/TTg).
  3. Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước trong đó có quy định chế độ cấp thẻ BHYT và trợ cấp mai táng đối với TNXP khi từ trần giai đoạn chống Mỹ cứu nước.
  4. Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ BHYT và trợ cấp mai táng đối với TNXP thời kỳ chống thực dân Pháp.

II. Quá trình thành lập, hoạt động của Ban liên lạc và Hội Cựu TNXP tỉnh Cao Bằng.

Thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ, hội viên cựu TNXP toàn tỉnh, đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; được sự quan tâm của Ban thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Liên lạc cựu TNXP tỉnh Cao Bằng được thành lập theo quyết định số 18/QĐ ngày 02/11/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, để giúp Tỉnh đoàn và phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh giải quyết chế độ chính sách cho TNXP và tập hợp động viên cựu TNXP vào tổ chức Hội tiếp tục phát huy truyền thống TNXP góp sức mình xây dựng quê hương.

Ban liên lạc cựu TNXP thành lập và hoạt động từ năm 2000 đến hết năm 2009, hàng năm đều đề ra chương trình hoạt động cụ thể, phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức gặp mặt, tọa đàm, hội thảo nắm tình hình lực lượng TNXP của tỉnh quà các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, khắc phục hậu quả chiến ữanh, xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoạt động phát trình kinh tế.

Để đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ tổ chức hoạt động cho lực lượng cựu TNXP đang sinh sống tại địa phương, công tác xây dựng tổ chức, thành lập Hội Cựu TNXP rất cần thiết. Được sự hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự giúp đõ tạo điều kiện của Tỉnh đoàn, Hội Cựu TNXP tỉnh Cao Bằng đã được thành lập theo quyết định 1861/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh.  Tháng 12/2009 đã tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Cựu TNXP tỉnh Cao Bằng đến nay (2020) đã tổ chức Đại hội được 3 nhiệm kỳ (3 khóa) =11 năm.

Hội đã phát huy được vị trí, vai trò chức năng nhiệm vụ là tổ chức tập hợp đoàn kết cán bộ, hội viên, cựu TNXP tham gia các thời kỳ kháng chiến, với vai trò là nhân chứng lịch sử đã tham mưu giúp chỉnh quyền và các ngành chức năng giải quyết chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với lực lượng TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ, phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ, hoạt động công tác của Hội đã đề ra trên các mặt như sau:

  1. Về giải quyết chế độ chính sách.

–        Chế độ trợ cấp theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Trợ cấp 1 lần: 273 người Trong đó: trợ cấp hàng tháng 13 người

–        Chế độ trợ cấp theo quyết định số 40/2011/QĐ-TTg: 475 người. Trong đó: Trợ cấp hàng tháng 17 người; Trợ cấp 1 lần (TNXP còn sống) 314 ngưòi; Trợ cấp 1 lần (TNXP từ trần) 144 người

Tổng cộng: TNXP đã được giải quyết chế độ trợ cấp là: 748 người (273+475)

– Cấp thẻ BHYT và mai táng phí: Thực hiện tương đối kịp thời, không có trường họp tồn đọng.

– Tặng kỷ niệm chương TNXP của Trung ương Đoàn: 1.048 người.

  1. Công tác nghĩa tình đồng đội.

Hàng năm Hội đã tổ chức thăm hỏi, chuyển và tặng quà cán bộ, hội viên và các cựu TNXP đang sinh sống ở địa phương gia đình hoàn cảnh rất khó khăn để động viên họ nhân dịp các ngày lễ, Tết Nguyên đán kết quả như sau:

–        Hỗ trợ làm nhà tình nghĩa được 14 nhà: 490.000.000đ

–        Tặng sổ tiết kiệm 113 sổ: 395.000.000d

–        Tặng các phần quà 720 phần: 379.000.000 đ

Tổng cộng: 1.264.000.000đ

  1. Thực hiện phong trào thi đua tại địa phương

Hội Cựu TNXP tỉnh Cao Bằng vừa là thành viên Cụm thi đua TNXP 6 tỉnh chiến khu Việt Bắc, vừa là thành viên khối thi đua VIII (các hội đặc thù trong tỉnh), đã tham gia tốt các phong trào của cụm thi đua và tỉnh phát động như các phong trào: Xây dựng nông thôn mới, quỹ hỗ trợ nông dân, quỹ vì người nghèo…

  1. Công tác xây dựng tổ chức Hội

Từ khi thành lập Hội luôn quan tâm chú trọng làm công tác phát triển hội viên và xây dựng tổ chức Hội cấp huyện và các cơ sở. Đến nay đã có 6 đơn vị cấp huyện, thành phố là: 4 hội (1 thành phố + 3 huyện) và 2 Ban Liên lạc của 2 huyện.

Cấp cơ sở: 19 đơn vị, số hội viên: 681 người

Kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống TNXP Việt Nam (15/7/1950 – 15/7/2020) là dịp để cán bộ, hội viên và cựu TNXP ôn lại lịch sử truyền thống của lực lượng TNXP, sống lại những kỳ niệm sâu sắc của một thời tuổi trẻ được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, tự hào về truyền thống để tiếp tục phấn đấu trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội.

Phát huy truyền thống tinh thần TNXP Việt Nam năm nay, Thường trực Hội Cựu TNXP tỉnh tiếp tục đẩy manh phong trào thi đua và các hoạt động thiết thực như sau:

– Đẩy mạnh phong trào thi đua “cựu TNXP nguyện nêu gương sáng tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gương mẫu chấp hành đường lối, tham gia tốt các phong trào tại địa phương như: cuộc vận động toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào “Cao Bằng chung sức xây dựng nông thôn mới” 

– Phát huy vai trò nhân chứng lịch sử phối họp chặt chẽ với các sở ngành chức năng tham mưu giúp chính quyền tiếp tục giải quyết các trường họp tồn đọng về chế độ chính sách theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho TNXP như quyết định số 40, quyết định 290, quyết định 170, không để một trường hợp nào TNXP đủ tiêu chuẩn mà không được hưởng chế độ chính sách của Đảng và nhà nước.

– Tiếp tục thực hiện tốt công tác và các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội với nhiều hình thức thiết thực vào các dịp ngày lễ lớn và Tết nguyên đán hàng năm được Trung ương Hội, MTTQ tỉnh và các nhà hảo tâm từ thiện quan tâm tặng các phần quà sổ tiết kiệm Hội tổ chức, trao tặng quà đúng đối tượng động viên kịp thời cho hội viên và các cựu TNXP nghèo có hoàn cảnh khó khăn vượt khó tạo sự đoàn kết thống nhất để tham gia thực hiện tốt các hoạt động của Hội.

– Tiếp tục củng cổ và xây dựng tổ chức hội đối với các huyện, cơ sở xã có đông TNXP có điều kiện thành lập Hội (theo hình thức Hội tự nguyện).

– Tiếp tục ký kết phối hợp với Tỉnh đoàn thanh niên chương trình hoạt động công tác hội theo từng giai đoạn giúp cho Hội thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đề ra như công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn hàng năm của đất nước và ngày truyền thống lực lượng TNXP cụ thể kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng TNXP vào 15/7/2020.

Hội Cựu TNXP tỉnh Cao Bằng kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên cựu TNXP toàn tỉnh hãy đoàn kết, đồng lòng quyết tâm, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, chủ động sáng tạo đổi mới, phương thức hoạt động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Hội đề ra góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng quê hương Cao Bằng ngày càng giàu mạnh.

Hoàng Văn Vảng

Chủ tịch Hội Cựu TXP tỉnh Cao Bằng

 


[i] Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2, là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 14 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt – Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho Quân đội Nhân dân Việt Nam khi đó còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn.

[ii] Ngày 25-12-1950, ta mở Chiến dịch Trần Hưng Đạo (còn gọi là Chiến dịch Trung du) đánh vào phòng tuyến trung du từ Đông Việt Trì đến Tây sông Cầu. Chiến dịch Trần Hưng Đạo. Lúc 2 giờ sáng ngày 18 tháng 1 năm 1951, Bộ chỉ huy Việt Nam hạ lệnh kết thúc chiến dịch

[iii] Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (23/3/1951 – 7/4/1951) là một trong những cuộc tiến công lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam vào khu vực Hải Phòng thuộc đồng bằng Bắc Bộ do quân Liên hiệp Pháp kiểm soát

[iv] Chiến dịch Hòa Bình (10 tháng 12 năm 1951 – 25 tháng 2 năm 1952) là chiến dịch tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Việt Minh) ở khu vực thị xã Hoà Bình – Sông Đà – Đường 6 (cách Hà Nội khoảng 40 – 60 km về phía tây) nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đánh bại kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của Pháp, phá vỡ phòng tuyến Sông Đà (hướng chủ yếu) và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (hướng phối hợp).

[v] Chiến dịch Tây Bắc (từ 14 tháng 10 đến 10 tháng 12 năm 1952) là chiến dịch tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) trên hướng Tây Bắc Việt Nam nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, giải phóng một bộ phận đất đai, làm thất bại ý đồ của thực dân Pháp lập “Xứ Thái tự trị”

[vi] Chiến dịch Thượng Lào (13.4-18.5.1953) là chiến dịch tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với lực lượng Pathet Lào trên địa bàn hai tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Thượng Lào) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân đội Pháp, giải phóng đất đai, mở rộng căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào

[vii] Thị trấn Tà Lùng nằm ở phía đông nam huyện Quảng Hòa, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 60 km theo Quốc lộ 3, là điểm cuối của Quốc lộ 3 và cũng là điểm cuối của sông Bằng Giang trên lãnh thổ Việt Nam. Thị trấn có cặp cửa khẩu Tà Lùng – Thủy Khẩu và là cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng.